Cậu học trò lớp 8 sáng chế ra cây nước tiệt trùng cốc trong trường học
Với sáng chế cây nước tiệt trùng cốc trong trường học, Đặng Hữu Hoàng Nguyên mong muốn các học sinh được sử dụng cốc sạch khi uống nước.
Đặng Hữu Hoàng Nguyên, học sinh lớp 8H chuyên Toán, trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) vừa đoạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15 với sáng chế “Cây nước tiệt trùng cốc trong trường học”. Em cũng là 1 trong 2 gương mặt học sinh giỏi tiêu biểu của Việt Nam khối THCS đoạt huy chương Vàng kỳ thi Khoa học quốc tế (ISC) năm 2018 tại Malaysia.
Đặng Hữu Hoàng Nguyên, học sinh lớp 8H chuyên Toán, trường THCS Trưng Vương (Hà Nội).
Nảy sinh ý tưởng sáng chế khoa học từ những lần đưa em đến lớp
Ý tưởng đến với công trình nghiên cứu trên được Hoàng Nguyên nuôi dưỡng từ cuối năm 2018 trong lần đưa em đến lớp học thấy có những bình nước 20 lít để ở trên giá Inox cùng vài chiếc cốc.
Nhiều học sinh đã dùng cốc lấy nước và uống hết, rồi để đó cho các bạn tiếp theo uống. Nhận thấy, việc uống chung cốc như thế không hợp vệ sinh và an toàn vì những chiếc cốc để ngoài có thể gặp bụi bẩn, vi khuẩn bám vào cốc có thể lây truyền từ người này sang người khác.
Với hy vọng giúp các em nhỏ, các bạn học sinh uống nước sạch và dùng cốc sạch vi khuẩn, virus, Hoàng Nguyên và nhóm bạn cùng lớp gồm tổng cộng là 5 người đã nghĩ ra ý tưởng thiết kế “Cây nước tiệt trùng cốc trong trường học”. Theo đó, sản phẩm gồm có một cây nước, thiệt bị tạo hơi nóng để tiệt trùng, đèn tia cực tím, thiết bị điều khiển.
Khi học sinh cho cốc vào trong tủ của cây nước và cắm điện thì thiết bị sẽ đun nước tạo hơi nóng bốc lên để tiệt trùng cốc. Cùng với đó, đèn cực tím hoạt động để tiêu diệt những vi khuẩn bám vào cốc. Nước đun trong khoảng 5 phút sẽ tắt để tránh khi mở cây nước ra, các em học sinh không bị bỏng tay.
Video đang HOT
Sơ đồ cây lọc nước tiệt trùng cốc.
Khi học sinh mở cây nước ra thì đèn cực tím tắt đi để tránh ảnh hưởng tới các em. Lúc uống xong, các em đóng nắp lại, đèn cực tím phát sáng để tiệt trùng tiếp. Trong khoảng thời gian các em đặt cốc vào cây nước thì sẽ làm nóng cốc, góp phần tiêu diệt vi khuẩn, virus. Sáng chế của Hoàng Nguyên được áp dụng tiệt trùng cho mọi loại cốc.
Không chỉ có ý tưởng sáng tạo ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống, em Đặng Hữu Hoàng Nguyên còn là học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Ngoài học giỏi môn Toán, em còn đạt được thành tích học tập xuất sắc ở môn Sinh học và Vật lý. Bởi Hoàng Nguyên rất yêu thích và muốn khám phá sự sinh trưởng của các loài cây, động vật và những hiện tượng vật lý tự nhiên xung quanh cuộc sống của con người.
Với những nỗ lực trong học tập và rèn luyện, cậu học trò Hoàng Nguyên trong những năm cấp Tiểu học luôn đạt được giải Nhất cấp Thành phố, cấp quận ở các kỳ thi giải Toán Violympic qua Internet.
Lên cấp THCS, cậu học trò Hoàng Nguyên đã đạt được giải Huy chương Đồng kỳ thi Olympic Toán quốc tế lứa tuổi Thanh thiếu niên (ITMO) năm 2017 tại Philippines khi đang là học sinh lớp 6. Tiếp đến năm 2018, em đã xuất sắc giành được huy chương Vàng kỳ thi Khoa học quốc tế (ISC 2018) tại Malaysia. Ngoài ra, em còn được khen tặng danh hiệu học sinh tiêu biểu Thành phố Hà Nội trong năm học 2018 – 2019.
Chia sẻ về bí quyết học tập đạt kết quả cao, cậu học trò trường THCS Trưng Vương cho biết, ý thức tự giác trong học tập có vai trò rất quan trọng quyết định đến thành công.
Ở trên lớp, em tập trung nghe giáo viên giảng bài và cố nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa ngay tại lớp, để dành thời gian ở nhà cho việc học kiến thức khó và nâng cao. Bài nào không hiểu, em phải hỏi lại thầy cô giáo và các bạn khác đến khi nào hiểu và tìm ra được kết quả đúng thì mới thôi.
Ngoài giờ học trên lớp, Hoàng Nguyên có đọc sách và làm thêm các bài tập nâng cao để mở rộng kiến thức và thực hành tốt hơn. Em có sở thích yêu thích học Toán Tiếng Anh và học tiếng Anh qua các câu truyện về khoa học, tự nhiên, văn hóa các nước…
Hiện nay, tiếng Anh của em đạt IELTS 6.0 và em ước mơ đạt được điểm IELTS 8.5 và SAT 1550 để có được học bổng du học đại học ở Mỹ hoặc Australia.
Cây nước tiệt trùng cốc trong trường học do Đặng Hữu Hoàng Nguyên và nhóm bạn sáng chế.
Cậu học trò Đặng Hữu Hoàng Nguyên cho biết, em rất yêu thích khoa học và muốn công trình sáng chế “Cây nước tiệt trùng cốc trong trường học” sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng để áp dụng được vào thực tế ở các trường học, bệnh viện.
Biết chơi đàn piano từ năm 4 tuổi
Đằng sau những thành công của cậu học trò yêu thích sáng tạo trong khoa học vào ứng dụng dụng trong thực tiễn cuộc sống phải kể đến sự quan tâm của bố mẹ Hoàng Nguyên từ bữa ăn, giấc ngủ và tạo điều kiện để con có nhiều thời gian thư giãn, chơi thể thao và gặp gỡ bạn bè.
Anh Đặng Hữu Mạnh (bố của Hoàng Nguyên) chia sẻ, sợ cháu học hành vất vả trong đợt tham gia đội tuyển học sinh giỏi thi Olympic quốc tế, vợ chồng anh luôn cố gắng hết sức để đảm bảo sức khỏe cho con. Bữa ăn sáng hay cơm trưa, vợ anh Mạnh đều cố gắng sắp xếp thời gian tự tay nấu cho con có được bữa ăn nóng, đảm bảo cho con có đủ sức khỏe để học tập.
Những tháng gần đến kỳ thi quốc tế, con phải học tăng cường, hai vợ chồng anh đều thay phiên đưa đón con đến trường và học ôn ở nhà thầy cô giáo. Có hôm thấy con ôn luyện nhiều đến 12h đêm, vợ chồng anh nhắc nhở con ngủ sớm hơn để đảm bảo sức khỏe cho ngày hôm sau đến trường.
Anh Hữu Mạnh cho biết, Hoàng Nguyên không chỉ tự giác trong học tập mà còn có ý thức trong tự chăm sóc bản thân từ nhỏ. Điều đặc biệt là không chỉ học giỏi, ngoan ngoãn, cậu học trò Hoàng Nguyên đã biết đánh đàn piano từ năm 4 tuổi. Ngoài ra, em còn rất yêu thích môn thể thao Cầu lông và thường cùng với bố chơi bộ môn này sau những giờ học căng thẳng.
Nhằm phát huy niềm say mê với bộ môn Toán học và sáng tạo khoa học, anh Mạnh cũng cho biết sẽ ủng hộ con phát huy hết năng khiếu, niềm đam mê của mình ./.
Theo giaoduc.net
Học sinh Việt Nam giành HCV Olympic Phát minh và sáng chế thế giới
Ngày 27-7, tại Hàn Quốc, tám đội học sinh của Việt Nam tham gia Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới 2019 (WICO) đều giành Huy chương Vàng. Ban Tổ chức đã trao Giải Đoàn đoạt thành tích xuất sắc nhất (Excellence Award) cùng cúp xuất sắc cho Đoàn.
Đồng thời, hai trong số tám đội của Việt Nam được Hiệp hội Phát minh và sáng chế Indonesia (Innopa) trao Giải Special Award; Viện Nghiên cứu phát triển sáng chế Malang, Indonesia trao Giải Special Prize.
Cuộc thi WICO được Hiệp hội phát minh và sáng chế các trường đại học Hàn Quốc (KUIA) tổ chức hằng năm và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ. Cuộc thi dành cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn thế giới. Tại cuộc thi, học sinh phải trình bày kết quả nghiên cứu và trả lời các câu hỏi của Ban Giám khảo đưa ra. Các đề tài nghiên cứu phải có tính mới, sáng tạo và thiết thực.
Cuộc thi năm nay diễn ra từ ngày 25 đến 27-7, có 30 nước tham gia, trong đó có nhiều đội mạnh như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada. Đoàn Việt Nam tham dự WICO 2019 gồm có 26 học sinh, chia làm tám đội, đến từ các trường, như: THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, THCS và THPT Lương Thế Vinh; THPT FPT; THPT Khoa học giáo dục; THCS Giảng Võ; THPT chuyên Nguyễn Huệ; THPT Lê Quý Đôn, THPT chuyên, Đại học sư phạm Hà Nội, THPT chuyên, Đại hoc Khoa học tự nhiên. Đoàn do TS Nguyễn Hoàng Giang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục sáng tạo (RICE) và TS Đỗ Như Bình (Học viện Quân y, cố vấn phụ trách chuyên môn cho đoàn) dẫn đoàn tham gia cuộc thi.
TS Nguyễn Hoàng Giang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục sáng tạo (RICE) cho biết, các đề tài của tám đội Việt Nam tập trung vào các vấn đề được xã hội, giới khoa học quan tâm, có tính ứng dụng cao, thuộc các lĩnh vực: y sinh, hoá sinh, vật lý, môi trường. Ngay sau khi công bố kết quả, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã chúc mừng, vinh danh các thí sinh Việt Nam tham gia cuộc thi.
NGUYỄN PHƯƠNG
Theo Nhân dân
Nam sinh 16 tuổi sở hữu loạt giải thưởng nghiên cứu khoa học ấn tượng Tự tin, hoạt bát và đam mê nghiên cứu, Hà Hải Dương (sinh năm 2003, học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - Hà Nội) không ngừng đặt ra câu hỏi để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống qua các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Em đã giành nhiều huy chương, giải thưởng khoa học ấn...