Cậu học trò Hà Nội đỗ 2 trường chuyên nổi tiếng: Ai cũng nghĩ học hành ‘khủng khiếp’ lắm nhưng sự thật là đây!
Nhiều người ngạc nhiên khi biết cậu học trò giỏi giang ngoài giờ học vẫn làm việc nhà, tập thể dục, dạy em học và… chơi game.
Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội vừa qua, cậu học trò Nguyễn Bá Gia Vinh (lớp 9C1 trường THCS Archimedes) đã đỗ cùng lúc 2 trường THPT chuyên khiến ai nấy trầm trồ.
Với sức học tốt, Gia Vinh (SN 2007) đã đỗ chuyên Toán của trường Đại học Sư Phạm với tổng điểm 34.25 (điểm chuẩn chuyên Toán là 27.5 điểm và đạt 100% học bổng của trường). Ngoài ra, Gia Vinh còn dự thi và đỗ vào lớp chuyên Toán của trường Đại học Khoa học tự nhiên với tổng điểm 21 (điểm chuẩn là 20 điểm).
Nam sinh Gia Vinh là niềm tự hào của bố mẹ.
Nói về cậu con trai đáng tự hào của mình, chị Mai Thị Hồng Nhung chia sẻ: “Gia Vinh thích bơi, chơi cầu lông và chạy bộ, đặc biệt con thích chơi cả game liên quân nữa.
Con là cậu bé tính tình nhẹ nhàng, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô và hoà đồng thân thiện với bạn bè nên luôn được mọi người yêu mến.
Ngoài giờ học, con lau nhà, dọn dẹp nhà cửa, gấp và phơi quần áo hằng ngày giúp bố mẹ, dạy em trai lớp 5 làm toán, con chơi cầu lông, đu xà đơn và chạy bộ cùng với bố. Đôi khi sau khi làm xong bài tập con tranh thủ chơi game và chơi game rất giỏi”.
“Sau khi con tham dự kỳ thi vào các trường chuyên, tôi từng hỏi con thời gian vừa qua con có thấy ôn tập vất vả gì không thì con bảo con thấy bình thường vì con vẫn có thời gian chơi thể thao và chơi game.
Thường thì Gia Vinh đi ngủ trước 11h, tối con không thức khuya bao giờ kể cả trong quá trình ôn thi nên đối với con tất cả các kỳ thi đều nhẹ nhàng, không bị áp lực gì cả.
Có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng để con có thành tích như vậy thì sẽ phải học rất nhiều và không có thời gian làm việc nhà hoặc vui chơi, nhưng ngược lại, con luôn học tập vui vẻ vì con yêu thích môn Toán nhất và có nhiều thời gian chơi game cùng em, làm việc nhà giúp bà nội, bố mẹ’, mẹ của Gia Vinh cho biết.
Hai mẹ con Gia Vinh
Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Gia Vinh nói: “Bí quyết học tập của con là xác định mục tiêu môn chuyên yêu thích ngay từ đầu cấp 2, dành nhiều thời gian cho môn đó nhất.
Sau đó, con may mắn tìm được thầy cô dạy nâng cao môn Toán và ghi nhớ các phương pháp làm toán nhanh nhất, nhớ các công thức toán học trong đầu và ghi cả ra sổ tay cá nhân riêng.
Con tập trung nhiều cho môn toán nhưng vẫn học tốt cả Tiếng Anh, và đặc biệt đến năm lớp 9 thì con dành nhiều thời gian cho cả môn Văn để đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.
Quan trọng nữa là con học nhưng vẫn dành nhiều thời gian cho vui chơi, giải trí, chơi game, chát nói chuyện với bạn bè, hỏi bạn và thầy cô những bài toán khó chưa biết cách giải.
Video đang HOT
Thế mạnh của con là môn toán, mỗi lúc học văn mà chưa thuộc là con lại mang toán ra giải bài như là để giải trí luôn”.
Theo chia sẻ của Gia Vinh, nam sinh sẽ chọn học chuyên Toán, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội dù trường cách nhà 8km còn trường Khoa học Tự nhiên gần nhà hơn. Lý do là vì cậu học trò có ước mơ làm thầy giáo dạy Toán giống như thầy giáo chủ nhiệm Võ Quốc Bá Cẩn của mình. Hiện nay, cậu còn mong ngóng kết quả đỗ chuyên Toán trường Hà Nội – Amsterdam cùng các bạn của mình.
Do có tình yêu đặc biệt với môn Toán nên Gia Vinh đã rất chịu khó học hành. Sau đó nam sinh may mắn gặp được thầy giáo dạy tâm huyết và nhiệt tình truyền tải nhiều kiến thức sâu rộng nên môn Toán thực sự trở thành niềm đam mê.
Mẹ của Gia Vinh cho biết lúc nào cũng phải nhắc con cân bằng giữa việc học và giải trí. Thời gian học tập và thời gian vui chơi, giải trí của Gia Vinh vẫn đầy đủ mặc dù 2 năm lớp 8 và lớp 9 con học online là chính.
‘Gia đình cũng luôn đồng hành, hỗ trợ tốt nhất cho Gia Vinh. Hằng ngày bà nội nấu các món ăn con thích, còn bố mẹ động viên khích lệ và chăm chút từng chút một để con vẫn đủ thời gian học tập, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi. Hôm nào nhiều bài thì con tự đặt chuông báo thức 5 giờ sáng dạy học bài tiếp.
Từ khi còn vào lớp 1, bố mẹ ngày nào cũng bên cạnh làm bạn cùng con, cùng con học tập, bên cạnh con những lúc buồn vui, những lúc bị điểm thấp.
Bố mẹ còn chỉnh từng tư thế ngồi, nét chữ, đồng hành cùng các thầy cô dạy kèm cặp cho con 3 năm đầu tiên từ lớp 1 đến lớp 3 nên từ đó con đã có ý thức tự giác học bài, khi nào bài khó mới hỏi bố mẹ.
Bạn bè hay thầy cô giáo ở lớp, đặc biệt mẹ luôn động viên, khích lệ con, dành tặng con các phần thưởng để con luôn cố gắng hết sức’, mẹ của Gia Vinh kể lại chặng đường học tập của con trai.
Dành lời khuyên cho các bạn học sinh năm nay lên lớp 9, Gia Vinh nhắn nhủ: “Các em hãy cố gắng hết sức, học tập kết hợp với vui chơi và giải trí.
Môn nào cũng vậy và nhất là môn Toán thì các em hãy đọc kỹ đề bài, phân tích đề bài để trình bày tốt và cẩn thận, đừng quá áp lực. Cố gắng bình tĩnh, tự tin thì sẽ đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi!”.
Nữ sinh Ngoại thương xinh đẹp, siêu giỏi: Cách gọi 'con nhà người ta' không nên tồn tại!
Với vẻ ngoài xinh đẹp, duyên dáng và học siêu giỏi, Trang Nhung được nhiều bạn trẻ nói đùa là 'con nhà người ta trong truyền thuyết'.
Đào Trang Nhung lànữ sinh năm 4 khoa Kinh tế Đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương. Hiện Nhung đang làm việc tại chương trình IELTS Face-Off trên VTV7 và làm đại sứ của tổ chức từ thiện Fly Organization.
Cô nàng từng gây xôn xao trước bảng điểm tổng kết cấp 3 toàn 9 phẩy và điểm trung bình các môn đại học "full" A.
Trang Nhung cũng từng vinh dự đại diện cho sinh viên Việt Nam tham dự Diễn đàn Đảm bảo chất lượng của ASEAN, là đại biểu Hội đồng NATO tại Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc của thanh niên Việt Nam (VYMUN).
Mới đây, Trang Nhung lại tiếp tục khiến dân tình trầm trồ ngưỡng mộ khi điểm GPA đạt tuyệt đối 4.0.
Trang Nhung - sinh viên năm 4 khoa Kinh tế Đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương.
Cùng Infonet trò chuyện với cô gái tài sắc vẹn toàn này nhé!
Trang Nhung có chịu ảnh hưởng từ ai đó để có những bước tiến như hôm nay không?
Để bước trên con đường em đang đi, em đã nhận được rất nhiều ảnh hưởng tích cực từ gia đình. Từ bé đến giờ, bố mẹ luôn dạy dỗ em với tôn chỉ "Giáo dục phải được đặt lên hàng đầu" nên em rất chú trọng việc học.
Ngoài ra, em cũng may mắn được truyền cảm hứng bởi rất nhiều nhà giáo có tâm trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, và gặp những người bạn thân mà em đã học hỏi được rất nhiều điều. Em cảm thấy vô cùng biết ơn khi mình được sống trong một môi trường có nhiều năng lượng tích cực đến như vậy. Đó là động lực để em bước tiếp.
Trang Nhung từng trải qua những công việc làm thêm nào? Chúng giúp ích cho bạn ra sao?
Em đã từng là gia sư tiếng Anh, IELTS, cộng tác viên dịch thuật, xây dựng nội dung, MC tại VTV. Những công việc đó đều đã giúp em cải thiện nhiều kỹ năng mềm như quản lý thời gian, giao tiếp, giải quyết vấn đề,... cũng như các kỹ năng chuyên môn. Một số công việc đã giúp em rất nhiều trong việc định hướng con đường em muốn đi trong tương lai.
Trang Nhung (ngoài cùng bên trái) đang làm tại chương trình IELTS Face-Off trên VTV7
Theo em cần làm gì để vượt qua chướng ngại vật là sự rụt rè và thích nghi tốt với môi trường học tập tại giảng đường đại học?
Em nghĩ rào cản lớn nhất chính là bản thân mình thôi. Mình cần tự tin vào bản thân thì mới bước ra khỏi "vùng an toàn" được.
Để trở nên tự tin hơn thì các bạn có thể nâng cao giá trị bản thân bằng cách học thêm ngôn ngữ, kỹ năng, kiến thức mới.
Việc bạn cảm thấy mình có giá trị để trao đi cũng khiến bạn bớt rụt rè hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là ta cần giữ một thái độ tích cực, cởi mở để đón nhận những mối quan hệ mới ở đại học.
Gặt hái được rất nhiều thành tích tốt, em có khi nào rơi vào tình trạng "ngủ quên trên chiến thắng không?"
Em thấy những thành tựu mình đã đạt được còn rất khiêm tốn so với các bạn đồng trang lứa nên em chưa bao giờ nghĩ mình đang ở trên "đỉnh vinh quang". Là một hạt cát trong sa mạc, một ngọn cỏ trong rừng cây, một con sóng giữa đại dương, em biết mình còn rất nhiều điều cần học hỏi từ những người xung quanh để trở nên tốt hơn.
Lịch học và làm việc dày đặc có khiến em rơi vào stress không?
Em không phải một người quá bận rộn, tuy nhiên, đôi lúc em cũng không tránh khỏi áp lực về mặt tâm lý. Những lúc như vậy em sẽ tạm gác lại học tập, công việc một chút và nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng. Sức khỏe vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với em ạ.
Ngày nay, Gen Z thường phân vân giữa chọn lối sống hưởng thụ hay nỗ lực cống hiến, Nhung chọn cho mình cách sống nào?
Em cân bằng giữa cả 2 lối sống. Một phần em sẽ nỗ lực thật nhiều để phát triển bản thân và lan tỏa giá trị tích cực tới cộng đồng; một phần em vẫn tặng mình những khoảnh khắc tận hưởng tuổi trẻ đẹp như mùa xuân của đời người.
Theo Nhung, một sinh viên đi làm thêm các công việc khác nhau với một "tấm chiếu mới" vừa ra trường, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ai?
Rất khó để đưa ra một lựa chọn tuyệt đối vì em nghĩ điều đó còn phụ thuộc vào tính chất công việc, kỳ vọng của nhà tuyển dụng,... Nếu đó là một công việc yêu cầu kiến thức chuyên môn cao thì những bạn có thành tích học tập chuyên ngành tốt sẽ là ứng cử viên sáng giá.
Trái lại, nếu đó là công việc yêu cầu kinh nghiệm thực tiễn thì những bạn năng động với nhiều kinh nghiệm đi làm sẽ có lợi thế hơn. Các bạn nên dựa vào yêu cầu của công việc để chọn cho mình hướng đi đúng đắn.
Nhiều người gọi em là "con nhà người ta", cảm xúc của em như thế nào?
Em có cảm xúc lẫn lộn về "danh xưng" này. Một phần em thấy biết ơn vì em hiểu mọi người có ý tốt muốn khen ngợi mình. Phần lớn hơn em cảm thấy áp lực, không chỉ cho bản thân vì em phải cố gắng để xứng với tên gọi đó, mà nghiêm trọng hơn là áp lực cho những người bạn khác bị đặt lên bàn cân để so sánh. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, mỗi người đều có thế mạnh riêng nên cá nhân em cảm thấy danh xưng này không nên tồn tại.
Dự định công việc sắp tới của Nhung là gì?
Trong tương lai, em mong muốn được làm một công việc liên quan đến giáo dục hoặc truyền thông, truyền cảm hứng và mang lại giá trị tích cực cho những bạn quan tâm đến giáo dục. Nhưng dù là làm công việc gì đi chăng nữa, em cũng sẽ làm với tất cả tâm huyết của mình.
Nữ sinh Ngoại thương xinh đẹp, sở hững thành tích học tập siêu 'khủng'
Trang Nhung sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ
Ảnh: NVCC
Mẹ ơi, 'con nhà người ta' là ai mà hoàn hảo đến thế? Mẹ luôn so sánh con với con nhà người ta. Con từng nghĩ, không biết cái đứa con nhà người ta là ai mà hoàn hảo đến thế? Mẹ lặp lại chuyện này quá nhiều lần khiến con cảm thấy rất khó chịu. Ảnh minh họa "Mẹ hiểu con nhất!" - đó là câu mẹ thường nói với con. Thế nhưng, đó là...