Cậu học trò đến trường không bằng chân
Ở buôn Drai (xã Ia Dreh, huyện Krong Pa, Gia Lai) có cậu học trò đã qua tuổi 12 nhưng chỉ mới học tới lớp 2.
Điều đặc biệt ở cậu học trò ấy là cả đôi tay lẫn đôi chân đều teo tóp. Để có thể đến trường hằng ngày, cậu bé phải chống tay xuống đất rồi di chuyển bằng… mông.
Sáng sớm, ở điểm trường tiểu học số 1 xã Ia Dreh nóng như rang. Người thầy giáo dân tộc Ja Rai gọi toàn bộ lớp ra sân tập hợp để tập thể dục trước khi vào lớp. Ngồi một mình bên cửa lớp nhìn các bạn vươn tay ưỡn ngực theo thầy giáo, đôi mắt Nay Khoen – cậu bé Ja Rai tật nguyền – buồn rười rượi…
Dù di chuyển khó khăn, Nay Khoen vẫn hồn nhiên vui chơi cùng bạn bè trong buôn làng – Ảnh: Tuổi Trẻ.
“Chim cánh cụt” trên cạn
Ngôi nhà gỗ của Nay Khoen dựng ở cuối buôn Drai. Ở gần đó là nơi tụ tập vui chơi của lũ trẻ Ja Rai quanh các ngôi làng. Năm nay Nay Khoen đã 12 tuổi nhưng chỉ nặng chưa đầy 20kg, thân thể tong teo và yếu dặt dẹo như cậu bé mới lên 4 lên 5.
Trên khoảng sân rộng nằm giữa mấy ngôi nhà gỗ, lũ trẻ rượt nhau tạt lon, ném bi rồi ôm nhau cười ngặt nghẽo. Khoen không lành lặn nhưng cũng hiếu động không kém chúng bạn, mỗi lần bị bạn đuổi cậu bé lại chìa đôi chân cong queo ra, nhấc bổng cơ thể lên khỏi mặt đất bằng một cánh tay, rồi trượt theo lũ bạn nhanh như một chú sóc.
Nay Diên (23 tuổi) – anh trai đầu của Khoen – lắc đầu: “Mấy hôm nay nó đang bị nhiễm trùng mông, chỗ loét loang ra cả phần xương chậu, đau lắm, nhưng không khi nào nó ngừng chạy nhảy. Khoen ham chơi lắm, cười cả ngày thôi”.
Ngày mang thai Khoen, bà Nay H’Yet trong lúc sửa nhà đã bị thân gỗ lớn đè lên người rồi động thai. Bà H’Yet được người làng đưa đi cấp cứu, nằm bệnh xá mấy tuần trời, tưởng không thể giữ lại được cái thai, nhưng cuối cùng Nay Khoen có sức sống mãnh liệt nên đã chịu nằm yên trong bụng mẹ.
Bà H’Yet nói ngày sinh Khoen ra, cậu bé chỉ nhỏ bằng cái chai, nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay của bà đỡ. Dân làng ai đến thấy cũng thương. Mấy tuần sau, khi đã lớn thêm một chút, cả gia đình mới phát hiện ra cơ thể của Khoen không bình thường như những đứa trẻ khác.
Đôi chân tong teo và gầy héo như cành lá sắp rụng, cả hai cánh tay chuyển động yếu ớt, cánh tay phải chỉ là một khối thịt dính lủng lẳng vào cơ thể, không chuyển động và cũng chẳng có cảm giác. “Lúc đó vợ chồng mình buồn lắm. Nếu như trước đây thì người ta đã chôn con theo phong tục rồi, nhưng bây giờ không có nữa” – bà H’Yet nói.
Bà H’Yet cho biết vì cơ thể Khoen quá yếu, nên hầu như từ khi sinh ra đến lúc biết ngồi xuống chống tay trên mặt đất, Khoen luôn phải nằm trong cánh tay mẹ. Lên 4 tuổi, cậu bé bắt đầu có những bước di chuyển đầu tiên. Đôi chân quá yếu và một cánh tay bại liệt, nên để di chuyển được Khoen phải dùng một tay chống xuống mặt đất rồi kiễng mông lên để lết đi.
“Nhìn nó đi mà người ta cứ bưng miệng cười, bảo nó như con chim cánh cụt ấy, nhưng ai cũng thương” – Nay H’Nghiên, chị gái Khoen, nói.
Nay Khoen kiên nhẫn gò từng chữ bằng bàn tay tật nguyền – Ảnh: Tuổi Trẻ.
Video đang HOT
Nhọc nhằn tìm chữ
Do sức khỏe yếu, thể trạng quá nhỏ nên mãi đến năm 10 tuổi gia đình mới đưa Khoen đến trường mẫu giáo xin theo học. Ngày vào nhập trường, cô giáo nhìn Khoen rồi ái ngại: “Khoen đã quá tuổi nên không thể vào trường mẫu giáo được nữa”. Nghe cô giáo trả lời, Khoen rơm rớm nước mắt, về bỏ ăn bỏ uống, phải nhờ bạn tới chơi mới chịu nín khóc.
“Mình làm anh làm chị thấy nó vậy thương lắm, có miếng gì ngon mình ăn cũng nghĩ đến nó. Thấy bạn đi học, nó ngồi bên cầu thang gỗ nhìn ra đường buồn thiu, rồi ngước lên hỏi mình: “ Sao em lại bị dị tật thế này, sao em lại không được đi học?”. Mỗi lúc nghe Khoen hỏi như thế mình buồn lắm” – Nay Diên kể.
Thương cậu con trai tật nguyền, gia đình của Khoen tiếp tục đưa Khoen lên Trường tiểu học Ia Dreh để xin vào thẳng lớp 1. Các thầy cô giáo nhìn cậu bé thấy thương quá, rồi đồng ý cho Khoen vào học. Vậy là hành trình đến trường của Khoen bắt đầu.
Quãng đường từ nhà Khoen tới trường dài khoảng 2km. Những ngày đầu đến trường cậu bé Khoen di chuyển bằng mông đến nát cả đũng quần, có hôm thì được bố mẹ anh chị cõng. Năm qua lớp 2, Khoen được bố mẹ mua cho một chiếc xe lăn, rồi từ đó hằng ngày Khoen được đẩy đến trường trên chiếc xe ấy.
Anh trai của Khoen kể rằng dù đường đến trường vô cùng khó khăn nhưng Khoen rất ham học. Những hôm trời mưa to, đường ướt sũng, bùn đất ngập đầy không đẩy xe đi được, Khoen lại khóc oa lên rồi bảo anh: “Có phải anh làm cho ông trời mưa để em ở nhà không? Anh phải cõng em đến trường, không được để em ở nhà!”.
Đanh vât vơi con chư ca năm trơi
Người nhà của Nay Khoen nói rằng dù tay chân không lành lặn, lưng bị gù nhưng Khoen vẫn tập viết chữ bằng cách kẹp bút vào các ngón của bàn tay tật nguyền. Thầy Ksor Bách – giáo viên chủ nhiệm của Khoen – nói quá trình tập viết chữ của Khoen là cả một kỳ công.
Tay Khoen không chuyển động được như người bình thường nên cả thầy lẫn trò cứ đánh vật với con chữ cả năm trời, để Khoen học được cách kẹp bút vào tay, viết ra những nét chữ đầu tiên.
Giờ đây trong tập của Khoen, những hàng chữ dù không ngay hàng thẳng lối nhưng là kết quả của hàng năm trời miệt mài của thầy lẫn trò. “Khoen bị tật nguyền nhưng rất chịu khó học, không vắng bữa nào. Đặc biệt cậu bé rất hăng say phát biểu” – thầy Ksor Bách nói.
Theo Thái Bá Dũng/Tuổi Trẻ
Hà Nội: Học đến lớp 5 vẫn chưa... viết được tên mình
Một học sinh học tới lớp 5 không viết nổi tên mình do có những biểu hiện chậm nhận thức, cả nhà trường và phụ huynh đều vất vả trong quá trình dạy học.
Khổ tâm vì con lớp 5 vẫn không biết chữ
Phản ánh đến báo điện tử Dân trí, chị N.T.Tuyết (42 tuổi, ở Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết con trai của mình dù đã học đến lớp 5 nhưng vẫn không biết đọc, biết viết.
Sáng ngày 21/5, phóng viên đã tìm đến nhà chị Tuyết để tìm hiểu câu chuyện có phần "kỳ lạ" xảy ra ngay tại Thủ đô Hà Nội. Theo chị Tuyết, con trai của chị là cháu L.Đ.T (11 tuổi) đã theo học 5 năm tại trường tiểu học Phương Liệt và cho đến hiện tại học ở lớp 5A2.
Tuy nhiên, vào thời điểm cách đây 3 tuần, khi phát hiện học gần hết lớp 5 mà con trai vẫn chưa biết đọc biết viết chị Tuyết đã cho con nghỉ học ở nhà và làm đơn kiến nghị lên phía ban giám hiệu nhà trường.
Chị Tuyết bên cậu con trai lớp 5 chưa viết nổi tên mình.
Chị Tuyết kể, do hoàn cảnh gặp nhiều trắc trở nên mãi tới năm 2003 mới lập gia đình với anh L.Đ.Hạnh (57 tuổi) và sinh hạ cháu L.Đ.T vào năm 2004. "Khi cháu sinh ra, cân nặng, sức khỏe đều bình thường, không có vấn đề gì cả. Khi tới tuổi đến lớp, cháu T. cũng nhập trường như các bạn cùng trang lứa", chị Tuyết nói.
Tuy nhiên, sau một thời gian học lớp 1, chị Tuyết được phía trường tiểu học Phương Liệt cho biết cháu T. không thể học tập bình thường có biểu hiện của trẻ tự kỷ, nhưng vẫn cho đến lớp học cùng các bạn để hòa nhập.
Em L.Đ.T cũng không làm được các phép tính đơn giản
Không đồng tình với ý kiến của nhà trường, chị Tuyết kiến nghị các cô giáo cần kèm cặp giúp cháu T. tiến bộ trong học tập vì cho rằng cháu không bị bệnh tật gì, chỉ chậm tiếp thu.
Liền các năm lớp tiếp theo đó, học sinh L.Đ.T vẫn được theo học cùng các bạn và lên lớp bình thường và gia đình chị Tuyết vẫn đóng các khoản thu cho cháu T. đi học.
Em T. mới chỉ viết được các chữ cái và chữ số
Tuy nhiên, khi về nhà, thử kiểm tra việc học, chị Tuyết phát hiện cháu T. vẫn chưa biết đọc, biết viết dù đã học tới lớp 3. Do công việc bận rộn nên chị Tuyết chỉ tranh thủ được lúc rảnh kèm cặp cháu T. viết chữ và các phép tính đơn giản.
Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong sổ liên lạc khi em L.Đ.T học lớp 3
Đến thời điểm hiện tại, khi L.Đ.T đã học lớp 5, cậu bé này vẫn chưa biết đọc, biết viết chứ chưa nói đến việc thực hiện các phép tính toán. "Cháu nhà tôi không hề có dấu hiệu của trẻ tự kỷ, cháu chỉ chậm tiếp thu, không được kèm cặp, không biết đọc, biết viết nên không thể nhận thức được như các bạn cùng trang lứa.
Ở nhà cháu vẫn giúp mẹ rửa bát, quét nhà, chiều nào cũng đi đá bóng với các bạn, sinh hoạt bình thường. Nếu nhà trường bảo cháu bị tự kỷ thì phải có bằng chứng chứ không thể cứ quy cho cháu như vậy", người mẹ giãi bày.
Thử kiểm tra em L.Đ.T, bảo em viết các chữ cái đơn lẻ như "a b c d..." em T. có thể viết được dù phải nghĩ và tốc độ chậm. Còn khi yêu cầu em viết tên của mình, T. không thể viết được và các từ khác em cũng không biết viết.
Về khả năng tính toán, T. cũng chỉ nhận mặt được các chữ số và làm được một vài phép tính đơn giản. Còn với phép tính như "6 3" hay "3 2" T. làm ra kết quả sai.
Đến thăm lớp 5A1 mà T. theo học, các em nhỏ học sinh ở lớp đều quan tâm thắc mắc về việc tại sao T. nghỉ học. Những em nhỏ này đều đồng thanh nói rằng, bạn T. không bị tự kỷ mà chỉ lười học thôi.
Chị Tuyết bày tỏ: "Tôi mong sao các cô giáo giúp đỡ để cháu T. có thể học được cái chữ, không cần cháu phải học giỏi, chỉ cần đọc thông viết thạo sau này còn đỡ khổ, gia đình tôi chỉ sinh hạ được duy nhất cháu nên rơi vào cảnh này rất khổ tâm".
Thêm nữa, gia đình chị Tuyết kinh tế khó khăn nên không thể chuyển cháu T. đi học trường khác được. Chị Tuyết hàng ngày bán trà đá, chồng chị chạy xe ôm nhưng chẳng mấy khi có khách, kinh tế chỉ trông chờ ở quán vỉa hè.
Nhà trường cũng phải "bó tay"
Liên quan đến sự việc trên, phóng viên đã tìm gặp ban giám hiệu Trường tiểu học Phương Liệt, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - hiệu trưởng nhà trường cho biết rằng sau một thời gian em L.Đ.T nhập học, cô giáo chủ nhiệm đã nhận ra dấu hiệu "bất thường" và phản ánh ngay với ban giám hiệu.
Sau khi đánh giá, ban giám hiệu đã xác định em T. nằm trong diện "học sinh khuyết tật" nên chiếu theo quy định của ngành giáo dục chỉ lập phiếu theo dõi, đánh giá học sinh chứ không lập học bạ và xếp loại.
"Ở trường không chỉ có trường hợp em T., còn có em khác tương tự, nhà trường đều cố gắng tạo điều kiện kèm cặp cho các em nhưng vì nhận thức của các em quá yếu, học trước quên sau nên dù các cô giáo đã bỏ nhiều công sức nhưng cũng không thay đổi được nhiều.
Với những trường hợp các em học sinh khuyết tật, nhận thức kém như vậy, nhà trường luôn tạo điều kiện để các em được đi học, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa", bà Mai cho biết.
Phiếu đánh giá em T. khi học lớp 1
Theo bà Mai, trường hợp của em T. không đọc thông viết thạo được nên khi em T. học lớp 4, buổi chiều vẫn đặc cách cho T. xuống học cùng các bạn lớp 1 để cô giáo dạy lại kiến thức.
Trao đổi với phóng viên, cô Bùi Thị Kim Loan - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5 của Trường tiểu học Phương Liệt, người đang nhận dạy lại kiến thức cho em T. đánh giá rằng, T. không tập trung được trong lúc học, cô giáo lúc nào cũng phải dỗ dành, thậm chí còn có một lọ kẹo riêng để thưởng cho T. để em chịu ngồi yên học chữ, học số.
"Mặc dù đã dùng nhiều biện pháp để kèm cặp nhưng em T. học trước quên sau, trí nhớ rất kém, thường hay làm mất sách vở nên khả năng tiến bộ hầu như không có", cô Loan cho biết.
Hiệu trưởng Trường tiểu học Phương Liệt cũng cho biết thêm, nhà trường luôn sẵn sàng cho T. đi học lại để hòa nhập với các bạn và cũng nhiều lần nhắc phụ huynh làm đơn để được miễn giảm một số khoản phí trong phạm vi trường học.
Đồng thời, phía trường cũng nhiều lần động viên gia đình chuyển T. sang trung tâm đặc biệt phù hợp với em để được dạy học nhưng gia đình không đồng ý.
Lê Tú
Theo dantri
Người thầy 20 năm dạy vẽ cho trẻ khuyết tật 20 năm qua, thầy giáo Dương Tử Long (52 tuổi, ở phố Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) đã miệt mài nuôi dưỡng và hun đúc ngọn lửa đam mê cho rất nhiều trẻ khuyết tật để các em có niềm tin vươn lên trong cuộc sống. Thầy giáo Dương Tử Long. Người thầy tận tâm Một lớp học đặc biệt nằm thu...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-kinh-hoang-khoanh-khac-chiec-xe-khach-lat-do-tren-duong-vao-nua-dem-khien-29-nguoi-thuong-vong-tai-phu-yen-600x432-e02-7374187-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Thu Trang: Nữ đạo diễn hiếm hoi có phim doanh thu trăm tỷ, vượt cả Trấn Thành](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/thu-trang-nu-dao-dien-hiem-hoi-co-phim-doanh-thu-tram-ty-vuot-ca-tran-thanh-600x432-777-7374396-250x180.webp)
Thu Trang: Nữ đạo diễn hiếm hoi có phim doanh thu trăm tỷ, vượt cả Trấn Thành
Sao việt
19:44:35 08/02/2025![Đoạn văn 85 chữ miêu tả ông nội của học sinh tiểu học khiến cả cõi mạng cười bò, "nạn nhân" đọc xong ho nguyên 1 bản giao hưởng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/doan-van-85-chu-mieu-ta-ong-noi-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-khien-ca-coi-mang-cuoi-bo-nan-nhan-doc-xong-ho-nguyen-1-ban-giao-huong-600x432-c83-7374386-250x180.webp)
Đoạn văn 85 chữ miêu tả ông nội của học sinh tiểu học khiến cả cõi mạng cười bò, "nạn nhân" đọc xong ho nguyên 1 bản giao hưởng
Netizen
19:19:17 08/02/2025![Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tong-thong-my-donald-trump-tuoc-quyen-tiep-can-thong-tin-mat-cua-ong-biden-600x432-c19-7374383-250x180.webp)
Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden
Thế giới
19:17:02 08/02/2025!['Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/den-am-hon-gay-sot-phong-ve-nhung-vuong-tranh-cai-dao-dien-noi-gi-600x432-b39-7374368-250x180.webp)
'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?
Hậu trường phim
18:04:31 08/02/2025![Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hom-nay-nau-gi-bua-com-it-thit-nhieu-rau-van-sieu-ngon-600x432-023-7374364-250x180.webp)
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon
Ẩm thực
17:50:45 08/02/2025![Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/thay-phong-thuy-dan-di-cho-mua-co-tet-dung-ham-ho-5-mon-nay-ca-nguoi-lan-cua-deu-lao-dao-600x432-f9b-7374355-250x180.webp)
Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao
Trắc nghiệm
17:09:59 08/02/2025![Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hinh-anh-mot-nguoi-bi-khieng-khoi-su-kien-cua-nhom-nam-trieu-ban-day-len-lo-ngai-600x432-edf-7374312-250x180.webp)
Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại
Nhạc quốc tế
15:55:51 08/02/2025![Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/moi-quan-he-giua-taylor-swift-va-miley-cyrus-bong-tro-thanh-chu-de-nong-tren-mang-xa-hoi-moi-dayle-trao-giai-grammy-2025-da-ket-600x432-51c-7374309-250x180.webp)
Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy
Sao âu mỹ
15:52:11 08/02/2025![Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lua-giai-han-chiem-doat-hon-1-ty-dong-600x432-6c2-7374297-250x180.webp)