Cậu học trò 0,8 mét ‘ham học dữ thần’

Theo dõi VGT trên

“Thằng Đèo “gù” đó hả? Dân ở đây ai mà chẳng biết nó, ham học dữ thần. Như người ta chỉ biết con chữ là muốn nghỉ học rồi, nó bị vậy mà học tận đến lớp 12. Thiệt khâm phục ý chí của nó”

Cậu học trò 0,8 mét ham học dữ thần - Hình 1

Võ Ngọc Đèo cùng thầy giáo chủ nhiệm – Ảnh: T.NHƠN

“Em muốn trở thành gương cho các bạn giống mình, để thấy rằng người khuyết tật cũng có ích như bao người lành lặn khác.”

VÕ NGỌC ĐÈO

Thân hình nhỏ xíu, chỉ cao 0,8 mét với cột sống gù vẹo, nhưng nghị lực sống của cậu học trò nghèo xứ bưng biền khiến nhiều người nể phục. Đèo “gù” đã dũng cảm bước ra khỏi vùng tối nghịch cảnh đời mình…

Võ Ngọc Đèo – học sinh lớp 12 Trường THPT Lấp Vò 2 (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) – đã lan truyền nghị lực sống không đầu hàng số phận.

Không đầu hàng số phận

6 giờ sáng, sau khi chuẩn bị xong cặp vở và lót dạ cấp tốc bằng ổ bánh mì mua đầu ngõ, Võ Ngọc Đèo di chuyển nhanh ra phía sau xe của cha rồi nhoài người ngồi lên yên. Với người bình thường, việc ngồi lên yên xe dễ như lấy kẹo trong túi áo, nhưng với cậu học trò bị chứng bệnh gù vẹo cột sống bẩm sinh thì rất khó nhọc. Do di chứng ảnh hưởng từ căn bệnh quái ác lúc nhỏ, Đèo chỉ cao khoảng 80cm, nặng cỡ 20kg.

Dáng người cậu học trò nhỏ thó, xiêu vẹo khuất gọn sau thân hình của cha. Người dân sống hai bên đường từ nhà đến trường nơi Đèo theo học dường như đã quá quen thuộc với hình ảnh cậu học trò khuyết tật được cha và ông nội thay phiên nhau chở đi học ròng rã suốt 12 năm qua.

“Thằng Đèo “gù” đó hả? Dân ở đây ai mà chẳng biết nó, ham học dữ thần. Như người ta chỉ biết con chữ là muốn nghỉ học rồi, nó bị vậy mà học tận đến lớp 12. Thiệt khâm phục ý chí của nó” – ông Nguyễn Đình Khanh, người lái xe ôm khu vực chợ Đất Sét (xã Mỹ An Hưng B) gần nhà Đèo, thật lòng chia sẻ.

Hôm tôi tìm Đèo, hỏi người dân quanh khu vực hầu như ai cũng biết về cậu học trò khuyết tật và chỉ rành mạch đường vào nhà em. Từ ông xe ôm đầu ngõ đến cô bán rau trong nhà lồng chợ đều bày tỏ lòng thương mến và khâm phục đối với nghị lực sống của cậu học trò nghèo.

Đèo sinh ra nhỏ xíu, èo ọt tựa như những trái khổ qua, dưa leo đèo ngoài giàn khi hết vụ thu hoạch. Tên Đèo một phần cũng xuất phát từ đó. Ông Võ Ngọc Quyền – cha Đèo – trầm giọng trải lòng: “Đèo là con đầu, sinh được mới vài ngày thì tay chân bắt đầu co rút lại. Do không có kiến thức với lại nghèo khó nên vài tháng sau tui mới lên Bệnh viện Nhi Đồng hỏi dò bác sĩ về bệnh tình của con. Bác sĩ trách sao không đưa nó lên sớm, giờ xương cứng sao chỉnh lại được”.

Rồi Đèo nhập viện, cứ mỗi đợt lại nằm điều trị ở Sài Gòn vài tháng. Cha thương Đèo. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng cứ sau mỗi lần ông bán lúa, bẻ xoài thì toàn bộ t.iền bạc kiếm được đều dành chữa trị cho con. Tay chân cậu co quắp, bác sĩ phải dùng dây kéo ra, dùng nẹp cố định xương lại. Cha Đèo nhiều lần rơi nước mắt theo những cơn chữa trị đau đớn của con.

Video đang HOT

Nhiều lần muốn từ bỏ điều trị nhưng không nỡ thấy con tật nguyền suốt đời, ông tiếp tục đưa con lên bệnh viện. “Người ta kéo nó ra nhìn lọt thỏm tội nghiệp dữ lắm. Tui thương một, ông nội nó thương mười! Nghe đâu có bác sĩ hay là lại ẵm thằng Đèo đi chữa với hi vọng nó khỏi bệnh, đi đứng được chút bình thường” – ông Quyền nghẹn ngào.

Cậu học trò 0,8 mét ham học dữ thần - Hình 2

Gặp nhiều khó khăn nhưng Đèo vẫn không ngừng vươn lên – Ảnh: T.NHƠN

Khát khao con chữ

Mỗi lần nghe có đoàn bác sĩ nước ngoài về Đồng Tháp khám bệnh miễn phí, ông Võ Văn The – ông nội Đèo – đều chở đứa cháu khuyết tật đi khám. Bao lần bác sĩ lắc đầu khuyên ông The bỏ cuộc là bấy nhiêu lần ông lặng lẽ chảy nước mắt. “Không chữa được cho Đèo lành lặn như trẻ bình thường thì cũng quyết tập cho nó đi đứng để đời bớt khổ phần nào” – ông The tâm sự.

Ông thuê thợ mộc trong xóm đóng cho cháu chiếc tay cầm, phía dưới có bánh xe để dễ di chuyển. Trời thương, 5 t.uổi thì Đèo biết đi chập chững. Ông nội và cha cười nuốt nước mắt vào trong theo mỗi bước đi khó nhọc của thằng bé.

Lớn lên nhìn thấy bạn bè trong xóm đi học, Đèo cũng đòi: “Ba ơi, con muốn đi học”. Thương đứt ruột, sợ Đèo tủi thân vì quá thiệt thòi với chúng bạn, nhưng thấy con ham học nên gia đình cũng chiều lòng. Tay cậu yếu, người thân phải phụ đỡ ngón tay, o bế từng nét chữ cho Đèo.

Đau! Mệt mỏi! Vứt bút rồi lại cầm bút! Cậu học trò khuyết tật vẫn cố luyện chữ sau mỗi giờ học. Rồi Đèo cũng quen dần, viết nhanh hơn và không lâu sau đã gần như theo kịp các bạn.

Từ những nét chữ nguệch ngoạc quá khó nhọc đầu tiên, ít ai tin hành trình của Đèo trên ghế nhà trường kéo dài được đến thế. 12 năm với Đèo “gù” là bao mồ hôi, nước mắt đẫm từng trang sách. Đèo càng học càng sáng dạ. Đầu năm cấp II, cậu đứng nhất lớp và từ đó đến nay luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. “Tuy rằng thua thiệt so với các bạn, nhưng em tin điều gì các bạn làm được thì em cũng sẽ làm được, chỉ cần có niềm tin vào bản thân” – Đèo quả quyết chắc nịch.

Ước mơ thành kỹ sư máy tính

Những giờ thực hành sau học lý thuyết, Đèo thường xin thầy cô cho lên phòng trước để không bị trễ lại phía sau vì không thể đi nhanh được. Thấy Đèo cực nhọc, nhiều thầy cô, bạn học chung trường gợi ý Đèo trèo lên lưng để cõng, cậu trả lời: “Em đi được, mắc gì phải cõng”.

Thầy Nguyễn Văn Kiệt – hiệu trưởng Trường THPT Lấp Vò 2, người gắn bó với Đèo từ những ngày đầu cấp III – từng có ý khuyên gia đình cho Đèo chuyển sang học trường khuyết tật để dễ hòa nhập và có thể học nghề. Tuy nhiên, Đèo nhất quyết không chịu vì “bạn học được, em cũng học được”. Thấy học trò “cứng đầu” nhưng đầy nghị lực, thầy Kiệt xiêu lòng.

Thương Đèo phải leo cầu thang khó nhọc, thầy Kiệt ưu ái bố trí nguyên khối lớp chuyển phòng học từ trên lầu xuống đất. Thầy cũng dặn thợ mộc làm riêng bộ bàn ghế chuyên biệt để Đèo có thể dễ dàng ghi chép, bớt mỏi lưng. “Trường có nhiều em khuyết tật, nhưng trường hợp của Đèo là đặc biệt nhất. Đặc biệt bởi ý chí và khát vọng phấn đấu của em, kiên trì theo đuổi ước mơ. Nhiều bạn cùng trường lấy em làm gương phấn đấu học tập” – thầy Kiệt chia sẻ.

Do năm học cuối cấp nên Đèo gầy xọp hẳn so với trước. “Em định theo học ngành kỹ sư máy tính mà chưa biết chọn trường nào. Em muốn đi Cần Thơ hoặc lên Sài Gòn để học, nhưng cha mẹ lại muốn em học gần nhà để tiện chăm sóc. Em nghĩ hoài, chưa biết chọn hướng nào” – Đèo cho biết.

Thầy Lê Trung Nghĩa – chủ nhiệm lớp 12 của Đèo – kể Đèo học tương đối khá, nhất là những môn khoa học tự nhiên. Những ngày này, thầy cũng “căng mình” chọn trường với cậu học trò kém may mắn. “Thầy trò chọn học kỹ sư máy tính hoặc công nghệ thông tin để phù hợp với em. Đèo cũng muốn theo học những ngành này nên đang rất cố gắng học” – thầy Nghĩa chia sẻ…

Giúp em học hành

Những năm qua, Đèo nhận được bằng khen tuyên dương về tài năng, nghị lực sống, cùng với đó là những học bổng biểu dương thành tích học tập từ nhiều nhà hảo tâm. “Đợt nào trao học bổng hầu như cũng có tên Đèo. Dù số t.iền không lớn nhưng nó cũng giúp em giảm bớt khó khăn trong hành trình đeo đuổi tri thức” – thầy Nguyễn Văn Kiệt chia sẻ.

Theo tuoitre

Thủ khoa và lối rẽ sau những trang sổ vàng (bài 1): Cô thủ khoa ngành Luật lấy cảm hứng từ các bộ phim trinh thám

Những bộ phim trinh thám, hình sự hấp dẫn, những vụ án được dư luận quan tâm với nhiều tình tiết chưa được hé lộ,... chính là nguồn cảm hứng cho cô n.ữ s.inh Hà thành lựa chọn ngành Luật khi đứng trước ngưỡng cửa đại học.

Với sự ham học và bản lĩnh, cô nàng xuất sắc trở thành thủ khoa được vinh danh tại Hà Nội năm 2019 nhưng vẫn đang tiếp tục chinh phục con đường học vấn.

Thủ khoa và lối rẽ sau những trang sổ vàng (bài 1): Cô thủ khoa ngành Luật lấy cảm hứng từ các bộ phim trinh thám - Hình 1

Mai Linh tham gia phiên tòa giả định tại học viện Phụ nữ Việt Nam, tháng 11/2018. (Ảnh: NVCC).

Cảm hứng đến từ các bộ phim

Cái tên Đào Mai Linh (SN 1997) từng được nhắc đến nhiều với sự tự tin, sôi nổi, năng động, sáng tạo, đặc biệt gây ấn tượng với "cú đúp" thủ khoa khoa Luật và thủ khoa tốt nghiệp năm 2019 của học viện Phụ nữ Việt Nam.

Có lẽ, ít ai biết đến nguồn động lực vô cùng thú vị khi chọn nghề của cô nàng thủ khoa đầu ra ngành Luật tại học viện Phụ nữ Việt Nam năm 2019 lại đến từ những bộ phim trinh thám, hình sự, chương trình Tòa tuyên án trên VTV6.

Nhắc đến cái duyên đã đưa con gái trở thành sinh viên khoa Luật, chị Lê Thu Hương (mẹ Linh) chia sẻ: "Ngành Luật đến với Linh khá bất ngờ, bởi từ nhỏ, con đã bộc lộ sự hướng ngoại và có xu hướng thích các hoạt động tập thể, đặc biệt về văn hóa, văn nghệ và các hoạt động về cộng đồng.

Tuy nhiên, từ nhỏ, con đã thích xem các bộ phim trinh thám, hình sự... rồi khi lớn lên, được biết thông tin và nghe bố mẹ trao đổi về những vụ án được dư luận quan tâm với nhiều tình tiết còn chưa có lời giải, từ chỗ hiếu kỳ, con dần dần có hứng thú hơn. Cũng từ đó, con muốn nâng cao hơn hiểu biết của mình về pháp luật để bảo vệ công lý, lẽ phải và những người yếu thế trong xã hội".

Gặp Mai Linh tại lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô, dưới một cơn mưa lất phất, ấn tượng đầu tiên về cô gái với cặp kính cận này là nụ cười "tỏa nắng", sự sôi nổi như tỏa ra một nguồn năng lượng tích cực.

Mai Linh nở một nụ cười rạng rỡ: "Nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng cảm hứng đưa tôi đến với ngành Luật chính là những bộ phim. Ngay từ nhỏ, tôi đã xem những bộ phim Việt Nam, nước ngoài có hình tượng về luật sư, công tố viên, kiểm sát viên,... khá thu hút. Với một đ.ứa t.rẻ, những hình tượng đó thật "oai phong", những người bảo vệ công lý.

Đến khi bước vào bậc THCS, tôi nhận thấy, ở Việt Nam, vẫn còn khá nhiều vụ án còn bất cập, gây những băn khoăn nhất định đối với dư luận. Từ đó, tôi tự hỏi mình, tại sao không góp sức để giải đáp một phần những băn khoăn đó, và quyết định lựa chọn ngành Luật, học viện Phụ nữ Việt Nam".

Cô nàng thủ khoa có thể dành cả buổi để nói về những chương trình trinh thám, phá án, một trong những chương trình khiến cô theo dõi không bỏ sót tập nào chính là Tòa tuyên án, được phát sóng trên VTV6, đài Truyền hình Việt Nam. Có lẽ những chương trình này không chỉ trở thành động lực mà còn góp lửa nuôi dưỡng tình yêu và đam mê đối với ngành học mà Linh đã theo đuổi.

Phấn khích khi tìm ra những "điểm sót" trong hồ sơ

Trong quá trình học và mỗi đợt kiến tập, thực tập, được tiếp xúc với một số vụ án, với sự ham học hỏi, Linh nhanh chóng trau dồi kỹ năng đọc hồ sơ vụ án: "Khi đọc hồ sơ, hoàn toàn không thể đọc lướt qua mà phải nghiên cứu kỹ và ghi chú lại những tình tiết quan trọng. Với những vai trò khác nhau phải có góc nhìn khác nhau. Lần đầu tiên nhận bộ hồ sơ thực, tôi cảm thấy khá "choáng" vì quá dày, nhưng may mắn, tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các thầy cô để có phương pháp lọc hồ sơ hiệu quả nhất".

Mai Linh không giấu nổi sự hào hứng khi nhắc đến những buổi thực hành làm việc nhóm: "Tuyệt nhất là chúng tôi được trực tiếp sử dụng và nghiên cứu các bộ hồ sơ do một số văn phòng luật cung cấp. Sau khi có sự trao đổi trực tiếp với thầy cô, chúng tôi cũng sẽ có những quan điểm riêng. Những ý kiến đó được thống nhất cùng thầy cô rồi chuyển đến văn phòng để tham khảo.

Mặc dù, ý kiến chúng tôi đề xuất có những chi tiết chưa được chính xác được như thầy cô, nhưng cũng không ít lần có những phát hiện mà đến thầy cô cũng chưa nghĩ đến. Đó có thể là những điểm chưa phải mấu chốt, nhưng lại làm sáng tỏ khá nhiều điều trong việc giải quyết các vụ án. Khi tìm được những tình tiết mà các thầy cô chưa nhìn ra, chúng tôi đều cảm thấy thực sự rất vui, và có thể thầy cô cũng khá tự hào khi đào tạo những thế hệ trẻ kế cận khá tiềm năng".

Trò chuyện với Mai Linh, không khó để nhận ra một cô n.ữ s.inh đa tài, năng nổ tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, những chương trình tình nguyện, những hoạt động trải nghiệm với nghề...

Kết thúc những tháng năm miệt mài trên ghế giảng đường với bằng cử nhân Luật loại Xuất sắc, bảng thành tích của cô nàng 22 t.uổi này cũng khá ấn tượng với nhiều bằng khen, giấy khen, g.iải t.hưởng ở nhiều lĩnh vực, từ học tập đến văn nghệ, thiết kế, sáng tạo, công tác Đoàn, công tác sinh viên,... Mai Linh vinh dự được kết nạp Đảng khi đang là sinh viên của học viện Phụ nữ Việt Nam.

Người đồng hành bên cạnh Mai Linh suốt 3 năm rèn giũa trên giảng đường, ThS. Nguyễn Thị Khánh Ly, cố vấn học tập khoa Luật, học viện Phụ nữ Việt Nam chia sẻ: "Linh là sinh viên năng động, nhiệt huyết trong các hoạt động chung, có tinh thần cầu thị, biết học hỏi và lắng nghe. Là một lớp trưởng tích cực, năng động, Linh có khả năng tổ chức, điều hành và sáng tạo các hoạt động tập thể. Tôi còn nhớ, những cuộc gọi trao đổi, chia sẻ giữa cô trò lúc 23h đêm là thường xuyên diễn ra".

Viết tiếp ước mơ trên con đường học vấn Mai Linh cũng chia sẻ, bên cạnh việc lắng nghe, tiếp thu kiến thức do thầy cô truyền đạt, "bí quyết" học tập của cô là luôn chủ động tìm tòi, học hỏi thêm các tài liệu tham khảo ở bên ngoài để bổ sung, làm đa dạng hơn vốn kiến thức của mình. "Điểm khác biệt lớn nhất giữa sinh viên và học sinh phổ thông là tính tự chủ, tự lập. Quan trọng nhất là phải có ý thức học hỏi, không giấu dốt và nhất là không được bỏ cuộc", Linh khẳng định.

Không có một con đường nào là hoàn toàn bằng phẳng, con đường của cô thủ khoa cũng vậy, nhưng cô tiết lộ: "Gia đình chính là nguồn động lực to lớn luôn đồng hành bên cạnh, bố mẹ luôn là "người bạn lớn", lắng nghe tâm sự của tôi trong những giai đoạn khó khăn, hay đơn giản là ngồi chia sẻ suy nghĩ về những vấn đề mà tôi gặp khúc mắc".

Xúc động và tự hào, đó là những cảm xúc đầu tiên mà chị Lê Thu Hương nghĩ đến khi con gái thông báo trở thành 1 trong 86 Thủ khoa xuất sắc năm 2019 được TP.Hà Nội vinh danh. Với chị, đây là một tin đáng chúc mừng con, là "trái ngọt" đầu tiên sau những phấn đấu và nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 4 năm đại học của con. Tuy nhiên, chị cũng không quên nhắn nhủ, đây mới chỉ là bước khởi đầu, không thể tự bằng lòng với những gì đã có mà phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực, trau dồi kiến thức hơn nữa để cống hiến sức trẻ và góp phần xây dựng cộng đồng.

Chia sẻ về dự định, nữ thủ khoa cho biết, hiện đang theo học văn bằng 2: "Trở thành Thủ khoa ngành Luật chỉ là nền tảng để tôi tiếp tục phấn đấu. Tôi lựa chọn nối dài con đường học vấn với ngành Truyền thông đa phương tiện, bởi tôi nhận thấy mối tương quan giữa hai ngành học này, nhất định sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai".

Cẩm Mịch

Theo ĐS&PL

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Di chuyển bằng trực thăng đến các đảo Địa Trung Hải: Bước tiến độc đáo phát triển du lịch hạng sang tại Hy Lạp

Du lịch

10:25:50 04/07/2024
Theo trang SCMP, các chuyến thăm riêng tới thành cổ Acropolis ở Athens hiện có giá 5.400 USD theo lịch trình các chuyến bay trực thăng đến các đảo Địa Trung Hải của Hy Lạp.

Tôi run lẩy bẩy khi biết chồng phát hiện mình ngoại tình, nhưng thái độ và câu nói của anh khiến tôi kinh hãi tột cùng

Góc tâm tình

10:24:46 04/07/2024
Tôi vừa quỳ xuống, chồng đã thở dài: Em cứ tiếp tục đi . Tôi không ngờ anh lại nói vậy. Thế rồi chồng tôi bảo, anh không thể có con, vì vậy nên tôi có thể ra ngoài kiếm một đứa cho vui cửa vui nhà.

Loại sen rực rỡ được các chị em săn đón, cực khó chiều vì 'không tự nở' nhưng biết cách cắm thì ai cũng mê

Sáng tạo

10:13:56 04/07/2024
Sen Nghi Lương không chỉ là một loài hoa, mà còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn và lòng yêu mến cái đẹp mà các chị em phụ nữ ngày dành mỗi ra để chăm sóc và ngắm nhìn.

Bày trí phong thủy đơn giản mà vẫn "hút tài lộc"

Trắc nghiệm

10:09:55 04/07/2024
Ngoài việc bố trí nội thất đẹp không gian sống, việc đặt các đồ vật phong thủy dưới đây được cho là sẽ giúp vượng khí, mang lại nhiều tài lộc và may mắn

Dân dã mà ngon với 3 món từ tép khô thơm ngon, giúp mâm cơm hè trở nên hấp dẫn hơn

Ẩm thực

09:45:29 04/07/2024
Tép là một nguyên liệu gắn liền và truyền thống trong ẩm thực Việt Nam. Từ thời xa xưa, tép khô không chỉ được sử dụng để chế biến các món ăn ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.

Lớp học tiếng Anh miễn phí ở miền núi

Netizen

09:43:42 04/07/2024
Chiều Chủ nhật, cơn mưa vùng cao bất chợt giăng kín núi nhưng không ngăn được bước chân của nhiều em nhỏ tới Nhà Thiếu nhi huyện, kiên nhẫn chờ khai giảng lớp tiếng Anh miễn phí.

Vóc dáng yêu kiều của siêu mẫu Thanh Hằng

Người đẹp

09:16:55 04/07/2024
Trong mỗi bức ảnh, siêu mẫu Thanh Hằng đều thu hút mọi ánh nhìn bởi vóc dáng thon gọn, gợi cảm cùng thần thái của sao hạng A.

Mặc áo ren nữ tính, Anh Tú - chồng Diệu Nhi là tâm đ.iểm gây tranh cãi

Phong cách sao

09:15:54 04/07/2024
Ngày 2/7, chồng Diệu Nhi - Anh Tú Atus - khiến dư luận xôn xao với bộ ảnh mới độc lạ, táo bạo theo phong cách thời trang unisex (phi giới tính).

Peel da bị thâm phải làm sao để khắc phục?

Làm đẹp

09:15:51 04/07/2024
Peel da là phương pháp ngày càng trở nên quen thuộc trong cách làm đẹp của chị em. Nhưng không phải ai peel da cũng hiệu quả mà gặp tình trạng thâm sạm.