Câu đố suy luận về 3 vị thần khó nhất thế giới
Câu đố do nhà triết học người Mỹ giới thiệu trên Tạp chí Triết học Harvard về cách xác định danh tính 3 vị thần được cho là một trong những câu hỏi suy luận khó nhất thế giới.
Câu đố của nhà triết học, logic học người Mỹ George Boolos được xuất bản lần đầu trên Tạp chí Triết học Harvard năm 1996, sau đó được tái bản trên nhiều tạp chí khác.
Ba vị thần A, B , C có tên là True, False và Random. Thần True luôn nói sự thật. Thần False luôn nói dối. Thần Random có thể nói thật hoặc nói dối một cách ngẫu nhiên.
Nhiệm vụ của bạn là xác định danh tính 3 vị thần bằng 3 câu hỏi đúng hoặc sai. Mỗi câu được dành cho một vị thần. Họ hiểu ngôn ngữ của người hỏi nhưng sẽ trả lời bằng ngôn ngữ của riêng họ với hai từ Da, Ja mang nghĩa đúng hoặc sai. Tuy nhiên, bạn cũng không hiểu nghĩa của hai từ đó.
Vậy, bạn làm cách gì để xác định đúng tên của 3 vị thần?
Theo Zing
Video đang HOT
Bài toán tuyển dụng rất khó của Google
Bài toán "Màu mắt" nằm trong bộ câu hỏi tuyển dụng của Google, được đánh giá là một trong những câu đố suy luận khó nhất mọi thời đại.
Nhóm người có màu mắt khác nhau sống trên đảo. Họ đều là những nhà logic học xuất sắc và không biết màu mắt của mình.
Cứ vào lúc nửa đêm, một chiếc phà sẽ ghé qua đảo. Người đoán đúng màu mắt của mình sẽ rời đảo, những người khác phải ở lại.
Google nổi tiếng là nhà tuyển dụng khắt khe với những câu hỏi suy luận đánh đố ứng viên. Ảnh: Eweek.
Mọi người có thể thấy màu mắt của người khác và đếm số người có màu mắt giống nhau nhưng không thể trao đổi bằng bất cứ hình thức nào. Cả nhóm đều nắm rõ quy định này.
Nhóm người trên đảo gồm 100 người mắt xanh dương, 100 người mắt nâu và Guru mắt màu xanh lục. Vì thế, người có mắt xanh dương sẽ thấy 100 người mắt nâu, 99 người mắt xanh dương và một người mắt màu xanh lục.
Tuy nhiên, họ không biết số người có màu mắt giống nhau. Nghĩa là, họ có thể nghĩ rằng, 101 người mắt xanh dương, 99 người mắt nâu hoặc 100 người mắt nâu, 99 người mắt xanh dương còn mình mắt đỏ.
Guru được phép nói chuyện một lần vào một ngày trong chuỗi năm tháng dài đằng đẵng ấy.
Trước mặt các cư dân trên đảo, cô ấy nói: "Tôi có thể nhìn thấy người có mắt xanh dương".
Vậy, ai đã rời hòn đảo và vào đêm nào?
Người ra đề khẳng định không đánh lừa mà yêu cầu suy luận một cách hợp lý. Nó không phụ thuộc vào sự mập mờ trong cách dùng từ, không đoán mò. Những người trên đảo không có gương hay bất cứ thứ gì có thể phản chiếu hình ảnh của họ.
Người giải không cần phải nghĩ đến những giả thiết lách luật như dùng ám hiệu cho người khác biết màu mắt của mình.
Guru cũng không ra hiệu bằng mắt với bất cứ ai. Cô chỉ đơn giản truyền tới các thành viên một thông điệp duy nhất: "Tôi đếm ít nhất một người trên đảo có mắt xanh dương và người đó không phải tôi".
Đương nhiên, câu trả lời "không ai có thể rời khỏi đảo" không phải là đáp án chính xác.
Đây là câu hỏi nghiêm túc và phức tạp. Không ai có thể đưa ra câu trả lời một cách nhanh chóng và dễ dàng mà họ phải thực sự hiểu biết, tư duy logic và kiên nhẫn trong quá trình suy luận.
Theo Zing
Bài thơ đố tuổi trên mộ nhà Toán học nổi tiếng Diophantus được biết đến qua những công trình nghiên cứu nổi tiếng. Bài thơ ngắn trên mộ ông không chỉ tóm tắt cuộc đời nhà Toán học vĩ đại, mà còn là câu đố thú vị. Diophantus là nhà Toán học Hy Lạp, được mênh danh "cha đẻ ngành đại số". Diophantus đóng góp to lớn vào sự phát triển của đại số...