Câu chuyện về viên thuốc giảm đau Ibuprofen
Một buổi sáng, thức dậy với những cơn đau đầu và cảm giác nôn nao, Stewart Adams cảm thấy mình cần phải làm một cái gì đó để dịu lại tình trạng bệnh của mình. Ông đã trình bày một bài phát biểu quan trọng tại hội nghị dược chỉ vài giờ sau đó.
Ông Stewart với lấy một thứ thuốc mới và uống một liều tương đương 600 mg. Con trai của ông Stewart Adams là David Adams sau này vẫn còn rùng mình khi nhớ lại: “Ba tôi uống một nhúm Ibuprofen và cảm thấy khỏe. Hết sạch cảm giác nôn nao!”.
Thuốc bán chạy nhất thế giới
Dù thuốc mới đã được thử nghiệm để trị chứng đau trong các thử nghiệm lâm sàng, nhưng chưa từng ai dùng nó để giảm đau đầu do uống rượu. Sau này ông Stewart nói: “Lúc thử nghiệm thuốc là khi trong người tôi quá bực bội, song tôi cũng hy vọng điều kỳ diệu sẽ xảy ra”.
Stewart Adams và người trợ lý John Nicholson đã phát minh ra một thứ dược phẩm mới được biết đến dưới cái tên 2-(4-isobutylphenyl) propionic acid, mà sau này thuốc được đổi tên là Ibuprofen, và giờ đây đã trở thành một trong những loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) phổ biến nhất thế giới dưới các tên thương hiệu Brufen, Advil, Motrin, Nurofen và vài tên khác.
Stewart Adams dự định ban đầu là tìm ra thuốc trị chứng viêm khớp dạng thấp.
Ước tính rằng cứ mỗi 3 giây lại có một gói Ibuprofen được bán tại Mỹ. Cả Stewart Adams và John Nicholson đều được giới thiệu tại Hội trường danh vọng các nhà phát minh quốc gia năm 2020.
Họ được vinh danh vì đã tạo ra loại thuốc được sử dụng khắp thế giới nhằm đặc trị các chứng đau, sốt, viêm khá an toàn và hiệu quả, với các triệu chứng bệnh đa dạng từ viêm khớp, đau đầu và cả nôn nao. Buổi ban đầu, Stewart Adams đặt quyết tâm phải tìm ra thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong khi mà rõ ràng là rất hài lòng với sự thành công của Ibuprofen, thì Stewart lại thất vọng khi chưa thể phát triển ra một loại thuốc mà có thể đảo ngược căn bệnh suy nhược ảnh hưởng đến hàng triệu người.
Là phó hiệu trưởng và là người đứng đầu Trường cao đẳng Y và khoa học nha khoa thuộc Đại học Birmingham (Anh quốc), cũng như là bác sĩ y, giáo sư về gan và nhà nghiên cứu, David Adams phát biểu: “Cha tôi khá tự mãn về những thành tựu đã đạt được, song ông cũng khẳng khái thừa nhận về những thất bại đã trải qua. Ông ấy thật sự muốn tìm ra thuốc chữa viêm khớp dạng thấp. Ibuprofen trở thành một cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh đó, dù không thể trị dứt điểm”.
Gian nan hành trình thử nghiệm thuốc mới
Stewart Adams bắt đầu sự nghiệp dược lúc mới 16 tuổi, khi ông bắt đầu học việc tại một hiệu thuốc của hãng Boots UK Limited (sau đó được đổi tên là Boots the Chemist). Stewart lấy bằng dược tại Đại học Nottingham và sau đó nhận bằng Tiến sĩ dược của Đại học Leeds.
Stewart tái gia nhập vào Boots khi làm việc ở phòng nghiên cứu từ năm 1952 và bắt đầu làm việc để tìm ra thuốc trị viêm khớp dạng thấp. Mục tiêu của ông là phát triển ra thứ gì đó mà cũng hiệu quả như steroids nhưng cũng không gây ra tác dụng phụ.
Video đang HOT
Ibuprofen là một trong những loại thuốc kháng viêm được dùng phổ biến.
Stewart bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng cách tìm hiểu cơ chế hoạt động của thuốc Aspirin – chưa từng ai tìm hiểu về việc này tại thời điểm đó. Ông cũng quan tâm đến các đặc tính kháng viêm của Aspirin và khấp khởi hy vọng tìm ra thứ gì đó nhằm bắt chước các chất lượng này mà không gây ra một phản ứng dị ứng, chảy máu hay kích thích dạ dày như Aspirin đã làm.
Stewart đã tuyển dụng nhà hóa học John Nicholson nhằm giúp mình xét nghiệm hơn 600 loại hợp chất khác nhau nhằm hy vọng tìm ra thứ gì đó có thể giảm viêm. Họ dần thu hẹp lĩnh vực nghiên cứu xuống còn 5 loại thuốc. 4 loại thuốc đầu tiên đưa vào các thử nghiệm lâm sàng và đều hỏng.
Mặc dù vậy, loại thuốc thứ 5 đã được chứng minh thành công. Hai ông cùng nhận bằng phát minh ra thuốc Ibuprofen vào năm 1966. Ba năm sau đó, Ibuprofen được phê chuẩn là thuốc theo toa ở Anh và nhanh chóng trở nên thông dụng trên toàn thế giới như là thuốc giảm đau không kê đơn. Giáo sư danh dự Kim Rainsford tại Đại học Sheffield Hallam (Anh) đã biên tập một cuốn sách về loại thuốc này mang tiêu đề Ibuprofen: Khám phá, phát triển và trị liệu.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin BBC vào năm 2011, GS Kim giải thích: “Ibuprofen đã xử lý và chuyển hóa rất tốt trong cơ thể theo một cách có thể dự báo được. Nó tích tụ rất tốt tại những nơi mà cần được giảm đau. Nó có một hồ sơ an toàn tương đối tốt và được chấp nhận rộng rãi do kiểm soát viêm cũng như các hội chứng đau”.
Mặc dù Stewart và Nicholson (đã qua đời vào năm 1983) cùng nhận bằng phát minh, nhưng trên thực tế họ chưa nhận được bất kỳ đồng tiền bản quyền nào từ sự thành công vĩ đại của mình. Thực vậy, ông Stewart đã trả 1 bảng Anh lệ phí để cấp bằng phát minh, nhưng chưa từng nhận biên lai hoàn trả của hãng Boots.
Nhà phát minh khiêm tốn
Khi thuốc Ibuprofen được dùng rộng rãi, tiếng tăm của Stewart Adams cũng lan rộng. Ông được thừa nhận thành tích bằng vô số danh hiệu. Bà Rini Paiva, phó chủ tịch điều hành về lựa chọn và công nhận tại Hội trường danh vọng các nhà phát minh quốc gia, phát biểu: “Bằng sự hợp tác của mình, hai ông Stewart Adams và John Nicholson đã cho thế giới thấy rằng thuốc Ibuprofen là an toàn và hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau trước đó. Hôm nay, thuốc ibuprofen dùng khắp nơi để giảm đau, sốt và viêm một cách an toàn nhất, hiệu quả nhất”.
David Adams tiết lộ rằng mẹ mình, bà Mary, là một người cực kỳ ủng hộ chồng và con trai. Bà cũng là nhà khoa học, nhưng lui vào hậu trường để chăm sóc gia đình và sau đó bản thân làm nghề giáo viên. Năm 2019, nhà phát minh Stewart Adams qua đời, hưởng thọ 95 tuổi.
Người con trai David Adams nhớ lại: “Cha tôi là người khiêm tốn, ông vẫn vào các hiệu thuốc Tây để mua thuốc ibuprofen như những bệnh nhân khác. Ông rất cẩn thận khi chơi theo luật, và không màng đến sự đãi ngộ thuốc Ibuprofen từ Boots. Ông không bao giờ xưng mình là nhà phát minh và luôn ôn tồn trả lời khi người bán thuốc hỏi đã dùng nó trước đó chưa. Ông là một người tuyệt vời!”.
Đau khớp ngón tay: Nguyên nhân do đâu?
Đôi khi bạn cảm thấy đau ở khớp ngón tay, biểu hiện đau càng rõ ràng khi bạn dùng ngón tay ấn hoặc gập? Nếu triệu chứng đau ngày càng trở nên khó chịu và hạn chế khả năng vận động của bàn tay thì cần đặc biệt lưu ý!
Đau khớp ngón tay có thể l hậu quả do chấn thương hoặc do bệnh lý làm tổn thương tới các cấu trúc của ngón tay bao gồm: Xương, khớp hoặc gân. Trong những bệnh lý đó, viêm khớp nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau này.
Viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể, đặc biệt rất thường gặp tại khớp bàn tay và cổ tay. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
1. Viêm thoái hóa khớp ngón tay
Viêm thoái hoá khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào như khớp ngón tay cái, khớp ngón tay út,... Đây là tình trạng sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị thoái hóa làm cho bề mặt trơn nhẵn của nó bị sần sùi và mòn đi. Khi đó, các đầu xương chà xát vào nhau dẫn đến tồn thương khớp và gây triệu chứng đau.
Bệnh thường gặp ở những người độ tuổi trên 40 và diễn tiến chậm trong nhiều năm. Ban đầu có thể người bệnh chỉ gặp triệu chứng đau với tần suất thưa hoặc chỉ đau khi vận động ngón tay. Theo thời gian, các tổn thương khớp có thể dẫn đến sự tăng trưởng của các xương mới dọc theo 2 bên xương hiện có hoặc có thể tạo ra khối gồ trên khớp ngón tay gọi là gai xương.
Viêm thóa hóa khớp ngón tay thường gặp ở người lớn tuổi
Triệu chứng viêm thoái hóa khớp ngón tay:
- Đau khớp ngón tay: Là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất. Cơn đau có thể xảy ra ở gốc ngón tay khi nắm hoặc dùng lực ngón tay. Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh ngủ dậy buổi sáng hoặc khi bắt đầu vận động. Triệu chứng sẽ giảm dần sau khi xoa bóp hoặc cử động lâu. Theo thời gian, khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau khớp ngón tay sẽ xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Biến dạng ngón tay: Khi bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay tiến triển, ngón tay thường biến dạng. Khớp bị ảnh hưởng có thể là khớp gốc ngón tay hoặc khớp liên ngón. Các khớp này bắt đầu lệch về một bên, có thể gây yếu tay, đau và khó khăn trong hoạt động hằng ngày.
- Sưng khớp ngón tay: Các khớp liên đốt gần (khớp nối đốt 1 và 2) bị to mặt sau, sưng và đa
- Triệu chứng khác: Sưng, cứng, nóng và đau ở gốc ngón tay; hạn chế khả năng cầm, nắm đồ đạc; giảm phạm vi chuyển động của tay; khớp tại gốc ngón tay to ra hoặc sờ thấy gai xương.
Biến dạng bàn tay là một trong những triệu chứng của viêm thoái hóa khớp bàn tay
2. Viêm khớp dạng thấp
Đây là bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến nhiều loại khớp trên cơ thể. Yếu tố tự miễn là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn tấn công những tế bào bình thường tại khớp. Bệnh ban đầu khởi phát ở những khớp nhỏ (khớp bàn thay, bàn chân) và sau đó là các khớp nhỡ và lớn (khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối,...)
Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và cứng khớp với đặc điểm như sau:
- Cứng khớp buổi sáng, thường kéo dài trên 1 giờ.
- Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: khớp liên đốt gần, khớp gốc ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
- Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp liên đốt gần, khớp gốc ngón tay.
- Viêm khớp đối xứng.
- Hạt dưới da.
Ngoài những dấu hiệu trên, kết quả chụp X-quang cũng có thể phản ánh tình trạng bệnh: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Tiến triển viêm khớp dạng thấp ngón tay
Điều trị đau khớp ngón tay
- Tây y: Hiện chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn viêm khớp dạng thấp và viêm thoái hóa khớp. Những phác đồ điều trị dùng thuốc chủ yếu là điều trị triệu chứng (thuốc giảm đau, chống viêm) và hạn chế tiến triển bệnh (nhóm DMARDs, corticoid...).
- Đông y: Bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm thoái hóa khớp đều là những bệnh mạn tính và cần điều trị lâu dài. Vì vậy, những bài thuốc đông y có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược an toàn, hiệu quả đang là xu hướng được nhiều người bệnh lựa chọn.
Đau cột sống thắt lưng: Không điều trị ngay dễ tàn phế suốt đời! Đau cột sống thắt lưng hay còn gọi là đau lưng vùng thấp là hội chứng do đau khu trú trong khoảng từ ngang lưng đến nếp lằn mông (có thể ở một bên hoặc cả hai bên). Đau cột sống thắt lưng dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng. Khoảng 65-80% những người trưởng thành trong bị...