Câu chuyện về quả bơ khiến shark Thái, shark Bình, shark Minh Beta hợp lực đầu tư
Đến Shark Tank Việt Nam mùa 7, thương hiệu cung cấp các sản phẩm chăm sóc da từ quả bơ tươi Pơ Lang muốn gọi vốn 10% cổ phần để mở rộng xưởng sản xuất và cải tiến chất lượng sản phẩm. Câu chuyện của chị Phạm Thị Thu Hằng khiến shark Thái cảm động, ‘lôi kéo’ được shark Bình, shark Minh Beta cùng đầu tư.
Nhà sáng lập Phạm Thị Thu Hằng của Pơ Lang rơi nước mắt khi chia sẻ về động lực cho ra đời Pơ Lang (tại tập 6 Shark Tank Việt Nam, phát tối 2.9 trên VTV3): “Bố mẹ em là nông dân. Đối với em và tất cả những đứa trẻ Tây nguyên, bơ không chỉ là một loại quả mà nó là cả tuổi thơ… Em nhớ có một lần bố em mang bơ đi bán, nhìn thấy bố phải đứng giữa trời nắng nóng để nài nỉ thương lái tăng lên chỉ 500 dồng/kg, đó là lý do mà năm 2019 em nghỉ việc và tìm hướng đi mới cho quả bơ quê hương”.
Câu chuyện của chị Phạm Thị Thu Hằng khiến các shark xúc động
Hội đồng đầu tư cùng thử nguyên liệu để cân nhắc “rót tiền”. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Startup Pơ Lang thổ lộ: “Cũng có nhiều lúc em thực sự rất mệt mỏi, muốn bỏ cuộc lắm nhưng nhớ lại hình ảnh của bố em và các cô chú nông dân lầm lũi bên gốc bơ chỉ để kiếm thêm vài đồng, em lại có động lực để bước tiếp. Em rất mong các shark đừng nhìn vào doanh thu mà nhìn vào khát vọng, tiềm năng của Pơ Lang”.
“3 shark chụm lại nên hòn núi cao…”
Chị Phạm Thị Thu Hằng cho biết: “Thành lập vào năm 2020 thì đến năm 2023, Pơ Lang đạt được doanh thu 2,5 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 50%, tập trung trên 2 kênh chính: online và hệ thống đại lý. Marketing của Pơ Lang hiện tại đang đến chủ yếu từ lượt tiếp cận tự nhiên và chi phí gần như là 0 đồng. Nửa đầu năm 2024, doanh thu đạt 3 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 360 triệu đồng, tương đương 12%. Kỳ vọng năm 2024 sẽ đạt doanh thu 8 tỉ đồng với lợi nhuận là 1 tỉ đồng.
Khi nghe Phạm Thị Thu Hằng muốn mời các “cá mập” đầu tư 2 tỉ đồng để mở rộng sản xuất, shark Minh Beta đặt câu hỏi tại sao không dùng 2 tỉ đồng này đầu tư vào marketing, truyền thông hoặc hoạt động bán hàng mà lại muốn mở xưởng trong khi có rất là nhiều đối tác. Ví dụ như nhờ shark Thái giúp đỡ cho phần sản xuất.
Nhà sáng lập Pơ Lang cho rằng: “Nếu chuyển nguyên vật liệu từ Đắk Lắk ra đến tận xưởng của shark Thái sẽ tốn rất nhiều chi phí và chắc chắn là quả bơ ra đó sẽ không đảm bảo chất lượng bằng quả bơ tại Đắk Lắk”.
Video đang HOT
Với kinh nghiệm của người cùng ngành, shark Thái rất quan tâm đến tinh dầu chiết xuất từ bơ
Startup Pơ Lang mong các shark đừng nhìn vào doanh thu mà nhìn vào khát vọng, tiềm năng của Pơ Lang để đầu tư vốn. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Shark Thái rất quan tâm đến tinh dầu chiết xuất từ bơ bởi từng sử dụng rất nhiều. “Tinh dầu bơ là chủ đề mà tôi đã làm bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng định giá doanh nghiệp 20 tỉ đồng thì cao quá. Bạn muốn giải cứu bơ thì bạn phải làm sao chế biến được bơ tại chỗ và tạo ra được tinh dầu để bán vì nó bảo quản được lâu. Tôi đầu tư cho bạn thì chắc chắn sẽ bao tiêu thụ cho bạn nhưng giá thành phải cạnh tranh được, bởi vì công nghệ sản xuất của Ấn Độ rất là khủng khiếp, giá thành của họ rất tốt mà chất lượng thì bạn biết rồi. Nếu bạn cạnh tranh được tôi cũng có thể xuất khẩu cho các đối tác khác vì tôi cũng liên kết rất nhiều nhà máy trên thế giới”. Từ phân tích đó, shark Thái đề nghị đầu tư 2 tỉ đồng cho 30% cổ phần kèm cam kết bao tiêu thụ toàn bộ sản phẩm, miễn giá thành cạnh tranh.
Shark Hưng cho biết Pơ Lang không thuộc khẩu vị đầu tư của ông đồng thời startup cũng không có nhiều thông tin ưu việt lắm để thuyết phục ông nên quyết định không đầu tư. Còn shark Nga rất đồng cảm với tấm lòng của nữ sáng lập dành cho quê hương, nhưng giải pháp của Pơ Lang không phù hợp với tiêu chí đặt ra nên không đầu tư.
Trong khi đó, shark Bình nhận định shark Thái có nhiều nguồn lực hỗ trợ Pơ Lang. “Nếu bạn từ chối deal của shark Thái, nuối tiếc thứ nhất là bạn sẽ mất đầu ra – bao tiêu, thứ 2 là mất người định hướng sản phẩm bán lẻ bởi vì sản phẩm này của bạn chỉ là nguyên liệu, quan trọng nhất là người “nấu” sản phẩm này ra các loại thành phẩm chế biến với giá gấp 100 lần so với sản phẩm nguyên liệu. Tiếc nuối thứ 3, không có shark Thái nghĩa là không có cả tôi”.
Từ đó, shark Bình đề nghị vào “liên minh đầu tư” cùng shark Thái, shark Minh Beta.
“Liên minh” shark Thái, shark Bình và shark Minh Beta đã “chốt deal” thành công, với mỗi shark 10% cổ phần. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Nhà sáng lập Pơ Lang quyết định “nâng cấp” kêu gọi thêm vốn và được shark Thái nhanh chóng sửa deal thành 3 tỉ đồng cho 30% cổ phần. Thương vụ thành công với “liên minh” giữa shark Thái, shark Bình và shark Minh Beta: cùng hợp lực đầu tư cho nhà sáng lập Pơ Lang, mỗi shark 10% cổ phần.
Tập 6 Shark Tank Việt Nam mùa 7 còn chào đón 2 startup khác gọi vốn gồm: Chava – thương hiệu nước hoa Việt chất lượng Pháp và IMK – startup cung cấp giải pháp số hóa tổng thể doanh nghiệp kinh doanh online.
Mong muốn được đầu tư 10 tỉ đồng đổi lấy 12% cổ phần để phát triển giải pháp số hóa tổng thể, Phạm Vũ Luyến – nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của IMK tự tin cho biết mảng số hóa đang là “con đường sống còn” của các doanh nghiệp. Cân nhắc đến tính hiệu quả, các “cá mập” đều từ chối, dẫn đến thương vụ “gãy gánh” giữa đường.
Có kinh nghiệm kinh doanh nước hoa 10 năm, startup Mai Công Bằng cho rằng: “Người Việt Nam rất thích sử dụng nước hoa nhưng nước hoa ngoại nhập quá mắc, nên rất ít người có thể sử dụng”. Vì vậy năm 2019, anh cho ra đời thương hiệu nước hoa Việt có chất lượng Pháp và mức giá phù hợp để đại đa số người Việt đều có thể trải nghiệm. Shark Bình bày tỏ muốn được kết hợp cùng với Mai Công Bằng nên anh đã chấp nhận lời với mức đầu tư 4 tỉ đồng cho 49% cổ phần, kết lại thành công màn gọi vốn.
Đặc sản bánh tráng Bình Định từ chối 15 tỉ đồng của Shark Thái
Thấu hiểu trách nhiệm và tâm huyết với 'đứa con tinh thần' là món đặc sản bánh tráng Bình Định của startup IPP Sachi nên shark Thái đưa ra mức đầu tư 5 tỉ đồng đổi lấy 10% cổ phần, 10 tỉ đồng còn lại là vốn vay trong 1-2 năm nhưng sau khi cân nhắc, Nguyễn Hữu Vinh - nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc IPP Sachi và Trần Nhật Nhi đã từ chối.
Đến với Shark Tank Việt Nam (mùa 7 tập 3) phát sóng tối 12.8, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc IPP Sachi Nguyễn Hữu Vinh và Trần Nhật Nhi - cổ đông IPP Sachi mang đến các sản phẩm bánh tráng đặc sản làm từ lúa gạo Bình Định, để mời gọi các shark.
Hữu Vinh và Nhật Nhi kêu gọi số vốn đầu tư 10 tỉ đồng cho 10% cổ phần cho IPP Sachi
Nguyễn Hữu Vinh tiết lộ, năm 2017, sau thời gian bôn ba anh trở về quê Bình Định lập nghiệp xây dựng thương hiệu bánh tráng gắn liền với cây lúa và cây dừa. Anh Vinh đã xây dựng nhà máy 20.000m2 với đầy đủ tiêu chuẩn có thể đáp ứng được xuất khẩu, đã đạt được chứng nhận FDA, ISO, OCOP 4 sao.
Trần Nhật Nhi nhận thấy tiềm năng của Sachi khi sản phẩm có mặt ở hầu hết các quán ăn, nhà hàng tại 7 tỉnh miền Trung nên IPP Group đã tiếp cận, đồng hành với startup của Hữu Vinh, cả hai cùng quyết định đổi tên thành IPP Sachi.
Nhờ lợi thế từng học cơ khí tự động hóa, sau đó học về kinh tế, Hữu Vinh tự nghiên cứu và thiết kế ra dây chuyền sản xuất bánh tráng. Không chỉ có sản phẩm tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc, startup này cũng đã có đơn hàng xuất đi Mỹ, Canada, Đài Loan.
Nhờ có sự kết hợp bài bản của hai lãnh đạo tâm huyết nên IPP Sachi đạt ngay doanh số 24 tỉ đồng. Kế hoạch năm 2024 đề ra là phải đạt được 50 tỉ đồng, năm 2025 là 70 tỉ đồng và đến năm 2029 sẽ đạt 250 tỉ đồng.
Đến với Shark Tank Việt Nam mùa 7, Hữu Vinh và Nhật Nhi kêu gọi số vốn đầu tư 10 tỉ đồng cho 10% cổ phần IPP Sachi.
Các sản phẩm hiện có của startup này gồm bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng và một số loại snack mang thương hiệu Sachi
Kiểm tra trang web của startup, shark Minh thắc mắc cách startup quản lý chuỗi cung ứng khi nhiều sản phẩm hết hàng trên website. "Khi khách hàng họ vào trang web chính của mình mà họ thấy 40 - 50% mặt hàng đang hết hàng thì có vẻ là chúng ta đang gặp khó khăn trong việc đó đúng không?".
Nhật Nhi cho biết IPP Sachi bán hàng chủ yếu trên kênh MT và GT, bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử chỉ chiếm khoảng 5% doanh số và chưa đầu tư nhân lực. Nữ cổ đông cũng cho biết rằng IPP Sachi có hệ thống nhà phân phối ở miền Trung, chiếm 60% doanh thu. Còn kênh MT mang lại 35% doanh thu là do IPP Group phụ trách bởi đây là thế mạnh của công ty này.
Shark Hưng phân tích rằng startup đang chưa định vị rõ ràng mình là ai trong chuỗi giá trị, là làm thương hiệu hay sản xuất. "Tôi nghĩ rất khó để có được một sự phát triển đột phá vì chúng ta không rõ nét, chúng ta làm chiến lược gai mít, đâu cũng là mũi nhọn cả", Shark Hưng nhận định và từ chối đầu tư.
Shark Minh Beta nhận định sản phẩm của startup ngon, có tính địa phương nhưng dễ bị cạnh tranh nên vị "cá mập" này là người tiếp theo từ chối thương vụ.
Shark Bình cũng từ chối đầu tư bởi thế mạnh cốt lõi của ông là D2C (bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng). Shark Phi Vân cho rằng startup nên tập trung vào bán hàng, nhất là bán hàng D2C bởi đây là kênh đang rất có nhiều tiềm năng. "Thực ra các bạn chỉ cần xây dựng năng lực cốt lõi về sale và marketing tốt hơn là các bạn hoàn toàn có thể phát triển rất tốt tại thị trường Việt Nam trước khi nói đến câu chuyện xuất khẩu", shark Phi Vân nói.
Shark Thái đề nghị đầu tư 5 tỉ đổi lấy 10% cổ phần, 10 tỉ đồng còn lại là vốn vay trong thời hạn 1-2 năm. Shark Tank Việt Nam
Startup từ chối 15 tỉ đồng của shark Thái khiến thương vụ không thành công, khép lại màn gọi vốn đầy kịch tính. Shark Tank Việt Nam
Tạo được sự ấn tượng với Phó chủ tịch Thái Hương và nhất là nhận thấy tâm huyết của startup đặc sản bánh tráng Bình Định, shark Thái đề nghị đầu tư 5 tỉ đổi lấy 10% cổ phần, 10 tỉ đồng còn lại là vốn vay trong thời hạn 1-2 năm nhưng sau khi bàn bạc, startup quyết định từ chối shark Thái. Cả hai từ chối 15 tỉ đồng của shark Thái khiến thương vụ không thành công, khép lại màn gọi vốn đầy kịch tính, khiến nhiều khán giả truyền hình ngẩn ngơ tiếc nuối.
Shark Tank Việt Nam mùa 7 tập 3 còn chào đón các startup gồm: Mô hình sản xuất thời trang thể thao Riki Sport; Công nghệ đo dinh dưỡng đất Enfarm; Tương ớt lên men không qua gia nhiệt Chilica.
Riki Sport lên gọi vốn 15 tỉ đồng cho 10% cổ phần công ty để có thể bùng nổ doanh thu và đưa thương hiệu Riki Sport đi xa hơn nữa, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nên startup cần có các shark đồng hành. Tuy nhiên, Shark Minh Beta nêu quan điểm: "Băn khoăn lớn nhất của anh là liệu mình có thực sự scale up (mở rộng, phát triển) được lên không kể cả là có tiền, do anh không thấy con đường để doanh nghiệp của mình có thể phát triển lớn mạnh được nên anh không đầu tư". Còn Shark Bình hoàn toàn tâm đầu ý hợp nên sửa deal thành 15 tỉ cho 15% cổ phần kèm yêu cầu startup dành 1/3 tâm sức để phát triển kênh D2C nên Riki Sport chốt nhận deal từ shark Bình.
Còn Công nghệ đo dinh dưỡng đất Enfarm thì với hơn 15 tỉ đầu tư ban đầu, sau hai năm phát triển đã bán thử nghiệm sau tết 2024. Tính đến thời điểm lên Shark Tank gọi vốn, startup đã bán được 500 điểm cảm biến, thu khoảng 1,5 tỉ. Shark Bình nhận xét startup lên Shark Tank hơi sớm, chưa có nhiều số liệu kinh doanh thuyết phục nên ông từ chối đầu tư. Shark Minh Beta cũng từ chối khi doanh số của startup còn ít, chưa chứng minh được hiệu quả.
Với thế mạnh sản xuất sản phẩm tương ớt lên men có hương vị tươi ngon, startup Chilica được các shark tấm tắc khen ngợi. Shark Bình và shark Hưng còn liên tục điều chỉnh đề nghị đầu tư. Tuy nhiên, thương vụ khép lại mà Chilica chưa có được "cái bắt tay" nào với các shark tại Shark Tank mùa 7.
Shark Tank - Tập 9: Shark Tuệ Lâm - Erik bắt tay rót vốn cho ứng dụng Sổ bán hàng Gây ấn tượng khi nhóm sáng lập có background "khủng" và startup từng đạt giải Quán quân TechFest 2022, mô hình kinh doanh của Sổ Bán Hàng khiến 3 Shark giành nhau. Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 6 tập 9 phát sóng tối 27/11 với các màn gọi vốn đầy tâm huyết của các founder cho các sản...