Câu chuyện về chàng trai dân tộc Thái trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành huấn luyện Múa
Nùng Văn Minh sinh năm 1996, ngành huấn luyện múa,Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là một trong những thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc. Câu chuyện về chàng trai người dân tộc đã trở thành niềm cảm hứng học tập cho nhiều sinh viên khác noi theo.
Nùng Văn Minh sinh năm 1996, thủ khoa tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
Người “hiếm hoi” của tỉnh theo học Đại học ngành nghệ thuật
Bài biểu diễn của Nùng Văn Minh và nhóm múa
Nùng Văn Minhlà một người con của dân tộc Thái ở bản Nà Hoi – xã Thân Thuộc – huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu. Gia đình làm nông là chủ yếu nên kinh tế còn nhiều khó khăn.
Ở vùng quê còn nghèo và lạc hậu, chuyện học lên Đại học là xa vời và không thực tế. Thế nhưng. Minh chính là con số ít hiếm hoi của cả tỉnh bởi đã học lên Đại học lại còn theo ngành nghệ thuật.
Minh chia sẻ: “Người ảnh hưởng đến em nhiều nhất có lẽ là bố. Trong suy nghĩ của em, bố luôn cần cù, chịu thương chịu khó và đặc biệt còn là một nghệ nhân chơi được các nhạc cụ của dân tộc Thái.
Thời điểm này, ít người còn giữ được truyền thống chơi nhạc cụ dân tộc mình nhưng bố em lại đam mê với nó. Có lẽ vì vậy mà em được ảnh hưởng chút nghệ thuật từ ngày còn nhỏ”.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố mẹ luôn là động lực để Minh cố gắng vươn lên.
Trước đó, Nùng Văn Minh học Trung cấp tại Lào Cai. Nhớ lại những ngày đầu đến với nghề còn lạ lẫm, rụt dè lại đi học múa nên thực sự đối với chàng trai này rất khó. Lúc này, mẹ luôn động viên con trai: “không được ngại, cố bắt chước và làm theo những gì thầy cô dạy”.
Hơn nữa, vì là ở bản mới ra nên Minh không dám nói chuyện hay chơi cùng ai. Thời gian đầu bỡ ngỡ không tránh khỏi cảm giác buồn chán, có phần nản chí. Thế nhưng, khi hòa mình vào môi trường mới, các bạn mới, chàng trai trẻ lại thấy cuộc sống trở lên có ý nghĩa.
“Em may mắn học được các thầy cô giỏi và tâm huyết. Ở đó, chúng em không chỉ được học những bài múa mà còn học cả cách làm người. Em là một người tương đối chỉn chu và nghiêm túc nên ước mơ trở thành một giảng viên dạy múa chính đã hình thành trong đầu.
Đó cũng chính là lý do em theo học chuyên ngành huấn luyện múa tại trường Đại học Sân Khấu và Điện ảnh Hà Nội” – Minh chia sẻ.
Ước mơ đóng góp cho ngành Múa Việt Nam
Video đang HOT
Nùng Văn Minh là niềm tự hào của gia đình.
Thi tuyển đầu vào, điểm chuyên ngành của Nùng Văn Minh đạt được tổng điểm thi đầu vào cao nhất trong Khoa múa. Và mới đây, Minh cũng chính là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của trường. Đó là niềm tự hào của không chỉ bản thân Minh mà còn của bố mẹ.
Mọi thủ tục nhập học, con trai tự làm hết bởi bố mẹ không biết chữ. Biết tin con đỗ đại học hay đạt được những thành tích cao trong suốt những năm học ở trường, gia đình không giấu nổi những giọt nước mắt hạnh phúc.
Năm 2017, Minh may mắn được tuyển chọn và tham gia chương trình giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản. Chàng trai người dân tộc Thái cũng là một trong số những người trong nhóm diễn viên Việt Nam được nhận thư mời và cử sang Nhật Bản tập múa biểu diễn tại đất nước này và cả ở Việt Nam.
Lớp học chuyên ngành huấn luyện Múa của Nùng Văn Minh
Trong thời gian tới, Minh dự định sẽ tiếp tục hoạt động trong ngành nghệ thuật múa và học lên để có thể thực hiện ước mơ cống hiến đào tạo những thế hệ mới, góp phần xây dựng phát triển nghệ thuật múa Việt Nam.
Bảng vàng thành tích của Nùng Văn Minh:
- Điểm học tập toàn khóa: 8.59/10
- Điểm rèn luyện toàn khóa: Xuất sắc
- Thành tích:
Giải Nhất Tài năng trẻ học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo VHNT Toàn quốc năm 2017
Đạt học bổng Vừ A Dính do Trung ương Đoàn trao tặng
Thủ khoa đầu vào và đầu ra ngành Huấn luyện múa
Danh hiệu HSSV giỏi 4 năm liên tiếp
Là lớp trưởng lớp Biên đạo và Huấn luyện K35
Bằng khen của Bộ Văn hoá, Thông tin & Du lịch vì có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện năm 2015 và 2016
Giải Nhất diễn viên múa cuộc thi tài năng HSSV khoa Múa
Huy chương Đồng giải vô địch khiêu vũ thể thao Quốc tế Hà Nội mở rộng năm 2017
Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội của nhà trường.
Ngọc Trang
Theo GDTĐ
'Cánh chim' đầu đàn của ngành Giáo dục huyện Tương Dương
Sau chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển, với những nỗ lực và cố gắng lớn của thầy và trò, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học cơ sở Tương Dương xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong công tác đào tạo của huyện Tây Nam Nghệ An.
Quá trình xây dựng và phát triển
Trường phổ thông DTNT THCS Tương Dương được UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định thành lập số 2796/QĐ-UBND ngày 17/6/2009 và tổ chức khai giảng năm học 2009 - 2010 vào ngày 12 tháng 10 năm 2009. Trong năm học đầu tiên, đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường chỉ gồm 8 người. Số lượng học sinh chỉ 75 em, thuộc các thành phần dân tộc Thái, Kinh, Khơ mú, Mông, Ơ đu, Tày Poọng, cư trú trên địa bàn huyện Tương Dương.
Sau 10 năm xây dựng, đến nay Trường phổ thông DTNT THCS Tương Dương đã trở thành một ngôi trường với cơ sở vật chất tương đối khang trang, hiện đại. Ảnh: Đình Tuân
Với quyết tâm lớn của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự ủng hộ, đầu tư của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, ngày 24/5/2010, việc động thổ, khởi công xây dựng hệ thống cơ sở vật chất Trường phổ thông DTNT THCS Tương Dương được tiến hành. Sau hơn 2 năm xây dựng, đến ngày 17/11/2012 công trình Trường phổ thông DTNT THCS Tương Dương được tổ chức khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng.
Sau chặng đường xây dựng và phát triển, với những nỗ lực cố gắng lớn của thầy và trò nhà trường, đến năm 2015, Trường phổ thông DTNT THCS Tương Dương được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia; năm 2016 được Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục mức độ 3.
Hiện nay, trường có 36 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 02 cán bộ quản lý và 01 giáo viên có trình độ thạc sĩ, 29 CB, GV, NV có trình độ đại học, 2 nhân viên có trình độ cao đẳng và 2 nhân viên có trình độ trung cấp.
Trên các mặt hoạt động những năm qua, đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường đã đạt được nhiều thành tích:
Có 01 cán bộ quản lý đạt CSTĐ cấp tỉnh, 15 giáo viên đạt CSTĐ cấp cơ sở, 11 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 07 giáo viên đạt Sáng kiến kinh nghiệm bậc 4/cấp tỉnh, 01 giáo viên được giải thưởng Lao động sáng tạo khoa học và công nghệ cấp tỉnh, 01 giáo viên được tuyên dương Nhà giáo trẻ Nghệ An tiêu biểu, 01 giáo viên đạt giải cuộc thi đồ dùng dạy học cấp tỉnh, có 26 GV đạt Giáo viên dạy giỏi, Tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện, 51 lượt GV đạt SKKN, sản phẩm tích hợp, Elening, đồ dùng dạy học cấp huyện,...
Trường là nơi đào tạo nhân tài cho huyện Tương Dương với đầy đủ các thành phần dân tộc: Kinh, Thái, Mông, Khơ mú, Ơ đu, Tày Poọng. Ảnh: Đình Tuân
Học sinh của trường, đa phần là con em đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở khắp các xã, thôn bản trên địa bàn huyện Tương Dương. Tổng số 796 em học sinh đã và đang học tập tại trường, có 561 em học sinh đã tốt nghiệp THCS. Các lứa học sinh nhà trường đã vượt qua nhiều kỳ thi và đạt được những kết quả đáng tự hào.
Có 129 lượt HS đã đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh, trong đó, HS giỏi văn hóa 94 lượt (2 giải nhất, 22 giải nhì, 30 giải ba, 40 giải KK); sáng tạo khoa học kỹ thuật 6 lượt ( 02 giải nhì, 02 giải ba, 02 giải KK); IOE 7 lượt (03 giải nhì, 03 giải ba, 01 giải KK); Olympic Vật lý 01 lượt khuyến khích; Tin học trẻ không chuyên 03 lượt (01 giải ba, 02 giải KK); Thể dục 18 lượt (9 giải nhất, 02 giải nhì, 07 giải ba).
Có 385 lượt HS giỏi cấp huyện, trong đó, HS giỏi văn hóa 260 lượt; sáng tạo khoa học kỹ thuật 6 lượt; IOE 15 lượt; Olimpic Vật lý 02 lượt; Thể dục 87 lượt; Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề thực tiễn 12 lượt; số học sinh thi đậu vào các trường THPT chất lượng như THPT chuyên ĐH Vinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, THPT vùng cao Việt Bắc, DTNT Nghệ An, được tuyển chọn vào học trường Văn hóa I - Bộ Công an khoảng hơn 350 em.
Tự hào về truyền thống, vững bước tới tương lai
Trong suốt hành trình 10 năm, nhà trường đã dành được nhiều kết quả quan trọng, đáng tự hào. Chi bộ nhà trường nhiều năm được Huyện ủy Tương Dương xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tập thể Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương tặng Giấy khen; Công đoàn nhà trường được Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.
Mỗi giờ học ở trường thực sự là một niềm hứng thú của các em học sinh. Ảnh: Đình Tuân
Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn biết đồng sức đồng lòng, cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn, không ngừng nỗ lực phấn đấu, duy trì sự ổn định và phát triển của nhà trường. Trong các hoạt động dạy và học, nhà trường khẳng định được những giá trị riêng trong cách tổ chức thực hiện các nhiệm vụ với tinh thần thẳng thắn, trung thực, tận tụy, gương mẫu, luôn nỗ lực tìm tòi, đổi mới, sáng tạo.
Đặc biệt, nhà trường đã duy trì và thực hiện tốt khẩu hiệu " trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em". Dưới mái nhà nội trú thân yêu, mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên được hỗ trợ để phát triển tối đa năng lực bản thân, được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn; mọi học sinh được đối xử bình đẳng, được chăm sóc chu đáo, được chăm lo bồi dưỡng để tiếp tục phát huy tốt hơn các tố chất, năng lực ở cấp học tiếp theo... Bản sắc, truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tương Dương được đặc biệt coi trọng, phát huy và chăm lo gìn giữ.
Với phương châm "trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em", Trường phổ thông DTNT THCS Tương Dương là nơi gửi gắm niềm tin của chính quyền và nhân dân huyện nhà. Ảnh: Đình Tuân
Tự hào về bước đường xây dựng và trưởng thành của mình, Trường phổ thông DTNT THCS Tương Dương vững tin tiến bước tới tương lai, phấn đấu xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và cộng đồng các dân tộc huyện Tương Dương.
Ths. Lô Thị Thùy (Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng)
Theo baonghean
Nghệ An tuyên dương 23 học sinh đạt danh hiệu 3 tốt, 3 rèn luyện năm học 2018 - 2019 Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức lễ tuyên dương đối với 22 em đạt danh hiệu "Học sinh 3 tốt" và 1 em đạt danh hiệu "Học sinh 3 rèn luyện", là những tấm gương thực sự tiêu biểu, xuất sắc được xét chọn từ cơ sở. Sáng 29/9, thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm...