Câu chuyện truyền cảm hứng của thầy giáo âm nhạc giành giải Grammy danh giá
Sức mạnh của dàn hợp xướng trường trung học West Orange (ở Winter Garden, bang Florida, Mỹ) không chỉ nằm ở giọng hát đầy nội lực của các ca sĩ mà còn xuất phát từ triết lý của người thầy, người chỉ huy dàn nhạc, Jeffery Redding.
Lớn lên trong một gia đình nghèo khó với bốn anh em trai, Redding luôn tin vào hai điều: âm nhạc và tình yêu của mẹ. Mẹ Redding là một nhân viên nhà ăn ở trường, bà mẹ đơn thân đã dạy Redding rằng hoàn cảnh không tạo nên con người, và giờ đây thầy trở thành minh chứng rõ ràng nhất cho lời dạy đó.
Jeffery Redding (Ảnh: CBS News)
“Tiến sĩ Redding – thầy rất kiên định với niềm đam mê và mục đích của mình, thầy luôn muốn đảm bảo rằng tất cả mọi học sinh đều được chào đón”, một trong những học sinh của anh, Mekeyla Griffin nói.
Redding là người chiến thắng giải thưởng Grammy hạng mục Nhà giáo dục âm nhạc năm nay. Giải thưởng nhằm tôn vinh những nhà giáo đã tạo ra ảnh hưởng lâu dài và truyền cảm hứng đến học sinh. Redding đã được chọn từ hơn 2.800 đề cử ban đầu trên khắp nước Mỹ.
“Khi một học sinh bước vào phòng mình, điều đầu tiên hiện lên trong đầu tôi là luôn phải đối xử với tất cả mọi người một cách công bằng dù hoàn cảnh của họ có như thế nào. Con người có thể khác nhau ở màu da, cân nặng nhưng khi họ cất tiếng hát, bạn chỉ thấy tinh thần của họ”, Redding chia sẻ.
Cách Redding tương tác với các học sinh của mình giống như một người đàn ông đang xây dựng gia đình – điều mà anh học được từ mẹ mình.
“Mẹ tôi đã nuôi bốn đứa con trai một mình, cuộc đời bà dạy chúng tôi rằng dù cho bất kỳ điều gì xảy ra trong cuộc sống ngoài kia, bạn vẫn có thể theo đuổi ước mơ và vươn tới những điều tốt đẹp nhất”, Redding nói.
Video đang HOT
Thầy Jeffery Redding nhận giải thưởng Giáo viên âm nhạc tiêu biểu tại giải Grammy 2019 vừa qua
Tới bây giờ, khi phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, anh đã truyền lại tinh thần kiên cường đó cho các học sinh của mình bằng cách hết lòng dạy dỗ các em không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn những bài học trong cuộc đời. Đó cũng là cách để Redding tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn với mẹ.
Mặc dù vậy, Redding vẫn luôn cho rằng những gì anh làm được còn quá nhỏ, chưa đủ để khiến mẹ anh tự hào. “Cách tốt nhất tôi có thể khiến mẹ tự hào là nói: ‘Cảm ơn mẹ vì mọi sự hy sinh mà mẹ dành cho chúng con.’ Tôi không thể đền đáp lại hết công ơn của bà. Đó là tất cả những gì tôi có thể làm”, Redding nói.
“Bất cứ khi nào cảm thấy muốn chùn bước, giọng nói của thầy lại vang lên trong đầu em, đại loại như, ‘Đừng! Em phải cho họ thấy em là ai, đừng nản chí’.
Tôi chỉ muốn thầy biết rằng tất cả những bài học mà thầy dành cho tôi sẽ không bao giờ mất đi, và tôi sẽ luôn dành cho thầy tình yêu, sự tôn trọng, sự hỗ trợ bất cứ khi nào thầy cần giống như cách thầy đã làm với học sinh chúng tôi”, Lestin, một học trò của của Redding nói.
Một học sinh khác của thầy Redding, Cameryn Hire, cho biết thầy Redding đã góp phần rất lớn trong việc định hình tính cách và con người cô. “Điều tuyệt vời nhất mà thầy cho tôi là một con người mới, mạnh mẽ và nghị lực”, cô nói.
Thái Hằng
Theo CBS News
Mời ca sĩ nổi tiếng về trường để giúp học sinh hạnh phúc hơn
Đó là 'chiêu độc' mà ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) áp dụng suốt 3 năm nay.
Thầy Phú (phải) và diễn viên Quý Bình - NVCC
Ý kiến này được ông chia sẻ tại tọa đàm giáo dục "Hành động vì hạnh phúc học sinh" do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức vào chiều 14.12 tại TP.HCM.
Ông Phú cho biết để có thể giúp học sinh (HS) có được niềm vui mỗi ngày đến trường thì mỗi giáo viên (GV) phải biết được tâm tư, nguyện vọng của HS và hành động để đáp ứng được nguyện vọng ấy. Ông nhận ra HS bị mê hoặc bởi những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Thế nên khi biết HS mong muốn được chứng kiến trực tiếp, được nghe thần tượng nào hát, là ông mời ca sĩ ấy về trường để "chiều lòng" HS.
Ông Phú cho biết tính đến nay, sau 3 năm về nhận công tác tại trường, ông đã mời rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, người mẫu, MC... nổi tiếng của showbiz Việt Nam về trường.
"Dù nhiều GV thì có gu âm nhạc khác, mong những ca sĩ lớn lớn xíu, nhưng HS họ lại thích ca sĩ trẻ thì phải mời ca sĩ trẻ. Thú thật nhiều lúc mời ca sĩ nọ về hát, hát gì tôi chẳng hiểu, tôi cũng chẳng nghe rõ lời luôn. Nhưng tôi thấy HS thích thú lắm, nên vẫn chiều HS", ông Phú nói.
Cũng theo vị hiệu trưởng này thì "cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa mời được ca sĩ Sơn Tùng MTP về hát tại trường cho HS xem, vì nhiều lý do khác nhau.
Không chỉ chú trọng về hoạt động văn nghệ, âm nhạc, vị hiệu trưởng này còn mời các MC nổi tiếng về hướng dẫn cách nói hay, truyền cảm cho HS, hay mời cả những người mẫu nổi tiếng về để giúp HS có... dáng đi đẹp.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du hào hứng khi ca sĩ đến giao lưu - NVCC
Được biết, chi phí trang trải việc mời những nghệ sĩ nổi tiếng ấy đều là kinh phí "tự cung tự cấp" của trường.
Ông Phú chia sẻ thêm, ngoài hoạt động mời người nổi tiếng về trường để đáp ứng nguyện vọng của HS, thì ông cùng lãnh đạo nhà trường còn có vô số cách để tạo sự hứng khởi, niềm vui cho HS.
Có thể kể như tổ chức những buổi đi xem kịch, xem phim tập thể; tổ chức cho HS thăm các di sản văn hóa ở TP.HCM; tổ chức cho HS được sống vì cộng đồng bằng những chuyến tình nguyện ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM; tổ chức nhiều chuyến du lịch cho HS toàn trường để có cơ hội đến trải nghiệm ở những miền đất du lịch như: Vũng Tàu, Đà Lạt...
"Những hoạt động đó đều khiến HS cảm thấy vui hơn, thấy được sự nỗ lực của trường, của thầy cô rất quan tâm nên cảm nhận được sự hạnh phúc khi đến trường mỗi ngày", ông Phú nói.
Thầy hiệu trưởng "soái ca"
Ông Huỳnh Thanh Phú được HS trong trường gọi bằng cái tên đầy trìu mến đó là "hiệu trưởng soái ca".
Sở dĩ có tên đó vì ông Phú hằng ngày tiếp xúc với học sinh rất nhiều. Ông hay lân la các góc trường, ghế đá... để có cơ hội trò chuyện với HS, nghe những chia sẻ của HS, tìm cách tháo gỡ những điều mà HS đang gặp phải. Mỗi khi HS chào, ông Phú lại giơ tay thành hình trái tim để chào lại, hoặc thể hiện hành động "hôn gió" khiến HS vô cùng thích thú.
Nhiều HS có mong muốn được sử dụng điện thoại trong lớp, ông Phú với vai trò là hiệu trưởng đã gật đầu đồng ý, với mong muốn là HS biết cách biến điện thoại trở thành công cụ để giúp đỡ học tập. Nhiều nữ sinh mong được mang giày đế cao và đánh son đến trường, ông Phú cũng "chiều lòng" HS và cho rằng nữ sinh mang giày đế cao sẽ tôn dáng đẹp hơn, thoa một chút son sẽ khiến nữ sinh đẹp hơn.
Ngoài ra, nhiều HS cảm thấy yêu mến và mời thầy hiệu trưởng đến dự sinh nhật của mình và thầy luôn hiện diện. "Mỗi năm tôi nhận lời mời đi sinh nhật của HS nhiều lắm. Mỗi lần tôi đi dự là HS thích lắm. Mình cứ làm những điều HS vui để HS cảm thấy có được niềm hạnh phúc", ông Phú nói.
Ông Phú cũng kể mấy ngày diễn ra Việt Nam đá bóng, HS bày tỏ ý muốn được vẽ lên mặt thầy, ông Phú cũng gật đầu. "Ngày mai chung kết lượt về AFF Cup 2018 giữa Việt Nam và Malaysia, cũng có nhiều HS muốn được vẽ lá cờ, hay trang trí mặt cho tôi để ủng hộ, cổ vũ đội tuyển, tôi đã đồng ý rồi. HS muốn mà, mình phải chiều chứ", ông Phú chia sẻ.
Theo thanhnien
Mẹo đơn giản giúp trẻ 'học mà chơi' Đếm đến 10 trong khi rửa tay, phân loại đồ chơi theo màu sắc là bài tập trẻ có thể thực hiện hàng ngày. 1. Chạm và mô tả đồ vật Khi đi dạo, bạn hãy khuyến khích trẻ nhặt đồ vật có kết cấu khác nhau như lá cây, lông chim, bông hoa, hòn đá... Nhiệm vụ đặt ra cho trẻ là...