Câu chuyện thể thao: Cẩn thận với… thuế
Một thông tin chưa được kiểm chứng đang rung động làng bóng đá trong ngày hôm qua là việc một số cầu thủ vừa hết hợp đồng của B.Bình Dương có thể sẽ bị cơ quan thuế mời lên làm việc do liên quan đến những khoản tiền lót tay khổng lồ nhưng chưa đóng một khoản thuế nào.
Soi thuế
Nguồn tin cho hay, một cầu thủ B.Bình Dương đã nhận khoản tiền lót tay 7 tỷ đồng (trên tổng số 9 tỷ) và giờ đã bị cắt hợp đồng, đồng thời yêu cầu cầu thủ nộp lại 500 triệu đã tạm ứng ở mùa 2014 vì không nằm trong kế hoạch sử dụng của đội bóng. Tất nhiên cầu thủ không chịu và nhờ luật sư đưa vụ việc ra tòa.
Vụ việc này có thể khiến người ta nhắc đến trường hợp Chí Công và Đình Đức – hai cầu thủ vừa bị B.Bình Dương xé hợp đồng. Trong thỏa thuận giữa B.Bình Dương và Chí Công có nội dung là CLB B.Bình Dương sẽ trả 9 tỷ đồng cho Chí Công theo 4 đợt. Tính đến tháng 11/2013, B.Bình Dương đã trả Chí Công 7 tỷ và các khoản lương từ cuối năm 2011 đến cuối 2013.
Thực tế, khoản tiền lên tới 9 tỷ kia được gọi là lót tay – hiểu là phí chuyển nhượng tự do. Những bản thỏa thuận này luôn bí mật bởi đều là những “thỏa thuận” ngầm giữa cầu thủ và CLB, đôi khi chỉ ông chủ và cầu thủ biết. Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi có kiện tụng.
Một lãnh đạo ở V-League nói với báo chí: “Tiền chuyển nhượng thì chẳng ông nhà nước nào biết, làm sao mà đánh thuế được, bởi nếu có giao kèo thì chẳng CLB nào đưa hợp đồng ra, còn cầu thủ càng không”.
Chí Công và Đình Đức – hai cầu thủ vừa bị B.Bình Dương xé hợp đồng
Video đang HOT
Việc một số cầu thủ bị cơ quan thuế “sờ gáy” là đã “vô tình” để lộ chi tiết khoản lót tay (có chữ ký xác nhận của hai bên). Về nguyên tắc, tất cả các khoản thu nhập vượt trên quy định đều phải đóng thuế.
Ví dụ mức Chí Công đã nhận 7 tỷ thì thuế suất đối với khoản thu nhập bất thường này có thể lên tới 35%, tức là Chí Công sẽ phải bị truy thu khoản thuế lên tới 2,5 tỷ.
Nên nhớ, ngay cả các cầu thủ của K.Kiên Giang khi đi đòi nợ cũng nhất quyết đưa ra con số CLB thiếu nợ chứ không đưa ra bằng chứng về những khoản lót tay. Điều này cũng lý giải tại sao một số vụ tưởng là bom nổ nhưng hóa ra là bom… xịt khi cả hai bên đều nghi ngại cơ quan thuế sờ gáy.
Điển hình nhất là vụ Kesley kiện đòi XMXT Sài Gòn khoản tiền 29.000 USD và 76,9 triệu đồng. Lập tức, CLB tố ngược rằng Kesley vẫn nợ thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập không thường xuyên (khoản lót tay 800.000 USD, gần 17 tỷ đồng) lên tới… 5 tỷ đồng.
Vụ việc căng thẳng tới mức hai bên định lôi nhau ra tòa, giới bóng đá hồi hộp chờ “bom nổ” vì nó sẽ vỡ ra những chiêu trò lách thuế, trốn thuế trong bóng đá. Thế nhưng, vụ việc bỗng dưng “xẹp lép” khi VFF “phán quyết” yêu cầu XMXTSài Gòn phải trả gần 700 triệu đồng cho Kesley.
Tuy nhiên, XMXT Sài Gòn và Kesley ngồi lại thỏa thuận, phía CLB chỉ phải trả có 20.000 USD. Dư luận cho rằng cả hai bên không làm căng nữa, bởi nếu ra tòa, nhiều hợp đồng khác của CLB sẽ bị cơ quan thuế sờ gáy…
Đừng đùa với thuế
Việc cơ quan thuế điều tra một số hợp đồng ở V-League có thể tạo ra một hiệu ứng mạnh vì các khoản lót tay mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ.
Như vậy, Nhà nước mỗi năm thất thu thuế từ bóng đá lên tới vài chục tỷ. Vụ việc này lại xảy ra ở thời điểm nhạy cảm khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên sắp bị đem ra xét xử vì những sai phạm về kinh tế mà trong đó cơ quan công an đã khởi tố tội danh trốn thuế.
Thực tế, bóng đá thế giới cũng đang nháo nhào vì thuế. Mới nhất, Chủ tịch Uli Hoeness của Bayern Munich sẽ phải hầu tòa vào tháng 3/2014 và đang đứng trước nguy cơ phải ngồi tù 10 năm về việc trốn thuế hàng triệu euro.
Theo AFP, khi phát hiện nghi vấn ông Hoeness trốn thuế, các công tố viên đã tiến hành điều tra và thu thập chứng cứ và xác định Hoeness đã mở tài khoản ngân hàng ở Thụy Sỹ để cất giấu hàng triệu euro nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm nộp thuế tại Đức.
Khi kết quả này được công bố, Chủ tịch của Bayern đã bị bắt giữ ngày 20/3 và ông đã phải nộp 6,8 triệu USD để được tại ngoại. Sau khi việc trốn thuế bị bị phát hiện, Hoeness cũng đã tiết lộ trên một tờ tạp chí Đức rằng ông đã bí mật mở tài khoản ở một ngân hàng tại Thụy Sỹ theo tên nặc danh để cất giấu số tiền lên đến gần 20 triệu euro.
Theo luật pháp của Đức thì những khoản tiền như vậy sẽ bị đánh thuế 45%, có nghĩa ông Hoeness đã trốn thuế với khoản tiền xấp xỉ 10 triệu euro.
Trong khi đó, báo chí Tây Ban Nha loan tin, Messi có thể thoát tội trốn thuế vì không hề tham gia vào việc quản lý tiền bản quyền hình ảnh của chính mình. Tuy nhiên Messi vẫn phải đối mặt với một phiên tòa mà nếu bị quy là có tội, Messi sẽ phải ngồi tù 6 năm.
Hồi cuối tháng 10 vừa qua, các CLB bóng đá thuộc 2 giải đấu hàng đầu của Pháp là Ligue 1 và Ligue 2 đang chuẩn bị cho cuộc đình công lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua vào tháng tới để phản đối kế hoạch đánh thuế thu nhập siêu cao của chính phủ lên tới 75%.
Việc này chính là theo đề xuất của Tổng thống Pháp, Francois Hollande, tất cả các công dân có thu nhập trên 1 triệu euro sẽ phải chịu mức thuế thu nhập 75%. Hiện chính phủ Pháp đang tiếp tục vận động hành lang để biến dự luật này thành điều luật có hiệu lực thi hành từ năm 2014.
Bất chấp thời điểm bóng đá Pháp cũng đang lao đao trong vòng xoáy khủng hoảng tài chính, hầu hết các CLB đều bị thâm hụt chi thu trong nhiều năm, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng các cầu thủ càng phải hoàn thành nghĩa vụ về thuế để… cứu nền kinh tế Pháp.
Đã đến lúc bóng đá Việt Nam phải theo vòng xoáy của bóng đá chuyên nghiệp, ngay từ bây giờ các cầu thủ xin “đừng đùa với thuế”.
Theo VNE
Ngày 10/03/2014, Hoeness ra vành móng ngựa
Cơ quan tố tụng Munich II đã hoàn tất quá trình điều tra về Uli Hoeness. Kết quả là, cáo buộc tội danh trốn thuế của Chủ tịch Bayern Munich là đúng cơ sở pháp lý nên cơ quan công tố đã chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án hình sự số 5 Munich. Theo đó, Hoeness sẽ phải hầu tòa vào ngày 10/03 tới.
Uli Hoeness có tài khoản trị giá 20 triệu euro tại ngân hàng tư nhân Vontobel trong nhiều năm qua. Thực ra, từ tháng 01/2013, Hoeness đã chủ động khai báo ông sở hữu số tiền trên tại ngân hàng Thụy Sỹ nhưng sau đó không lâu, hiệp định về thuế quan giữa Đức và Thụy Sỹ , trong đó có điều khoản người Đức gửi tiền ở các ngân hàng xứ nhà băng không cần khai báo bị Quốc hội Đức bác bỏ. Chính vì thế, vị Chủ tịch đáng kính của đội bóng xứ Bavaria lọt vào tầm ngắm của cơ quan điều tra. Theo luật thế quan của nước Đức, công dân phải đóng thuế tới 45% nên số tiền mà Hoeness bị các công tố viên cáo buộc trốn thuế lên tới gần 10 triệu euro. Hồi tháng 03/2013, Hoeness bị bắt giữ nhưng sau đó ông được tại ngoại nhờ khoản tiền bảo lãnh 5 triệu euro.
Một công tố viên tiết lộ: "Trong thời gian qua, Hoeness đã không thể biện hộ cho mình trước những chứng cứ mà cơ quan công tố thu thập được. Ông ấy sẽ phải hầu tòa vào ngày 10/03 sang năm". Theo pháp luật nước Đức, nếu không chứng minh được mình vô tội, Hoeness có thể ngồi tù tối đa 10 năm.
Thông tin trên hẳn sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý của BLĐ Bayern nhưng cho tới thời điểm ngày hôm qua, đội bóng xứ Bavaria vẫn chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về vụ việc này.
Theo VNE
Xuân Thành Sài Gòn được Kesley giảm tiền nợ Đội bóng của bầu Thuỷ bày tỏ khó khăn, xin Huỳnh Kesley giảm tiền nợ và được anh chấp thuận. Kesley trong màu áo CLB Xuân Thành Sài Gòn ở mùa bóng 2012. Ảnh: Kỳ Lân. Sau khi bị Huỳnh Kesley doạ kiện lên FIFA vì số tiền nợ chưa chịu trả, Xuân Thành Sài Gòn gặp gỡ tiền đạo này để xin...