Câu chuyện “Lời nói dối của cô giáo” nhận nghìn lượt chia sẻ, gây xúc động trước thềm năm học mới
Câu chuyện “Lời nói dối của cô giáo lớp 5″ đang được rất nhiều bậc phụ huynh học sinh và những người quan tâm giáo dục chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội và gợi những cảm xúc, suy nghĩ lắng đọng khi năm học mới đang đến gần.
Xin đăng lại câu chuyện:
Ngày đầu tiên của năm học mới, cô giáo Ngọc Lan đứng trước tất cả các bạn học sinh lớp 5, nhìn khắp một lượt và nói rằng: Cô sẽ yêu và đối xử bình đẳng với từng bạn trong lớp mình.
Nhưng, đó là một lời nói dối. Điều cô vừa nói là không thể.
Cô có ấn tượng không tốt với cậu học sinh ngồi ngay dãy bàn đầu tiên, cậu bé tên là Đức Trí.
Cô Lan phát hiện Đức Trí không thể cùng chơi với các bạn khác. Quần áo của cậu bé rách nát, người bẩn thỉu và thật khó để ai đó có thể yêu quý cậu bé cho được. Ngay cả bản thân cũng rất thích dùng bút đỏ gạch một dấu X to đùng trên vở của cậu bé.
Cho đến vài hôm sau, nhà trường yêu cầu giáo viên kiểm tra học bạ của các em học sinh, cô Lan đã cố tình để hồ sơ của Đức Trí xuống dưới cùng. Vậy nhưng khi xem đến hồ sơ của cậu bé, cô giáo đã vô cùng ngạc nhiên.
Giáo viên năm lớp 1 của Đức Trí viết rằng: “Tiểu Đức Trí là một cậu bé thông minh, nét mặt lúc nào cũng rạng rỡ với nụ cười luôn thường trực trên miệng, viết chữ rất ngay ngắn và sạch sẽ, ngoan ngoãn lễ phép, mang đến niềm vui cho những người xung quanh.”
Giáo viên năm lớp 2 thì viết: “Tiểu Đức Trí là một học sinh ưu tú, rất được các bạn quý mến nhưng cậu bé rất buồn, vì bệnh của mẹ em đã ở giai đoạn cuối, cuộc sống gia đình rất khó khăn.”
Giáo viên năm lớp 3 viết: “Mẹ qua đời đã gây ra một cú sốc lớn đối với Đức Trí, cậu bé đã nỗ lực hết sức nhưng bố em là người sống thiếu trách nhiệm. Nếu không có giải pháp cải thiện, gia đình sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến Đức Trí “
Giáo viên năm lớp 4 viết: “Tiểu Đức Trí tính cách dị biệt, không thích học, không có bạn, nhiều khi còn ngủ trong giờ học.”
Lúc này, cô Lan mới ý thức được những vấn đề đang tồn tại với cậu học trò nhỏ. Cô cũng cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình.
Nhưng tuyệt nhiên, cậu bé Đức Trí không biết về việc này.
Vì lần nói dối trước cả lớp, cô giáo không ngờ sau đó thỉnh thoảng lại nhận được 1 lá thư
Đến ngày lễ của các nhà giáo, khi các em học sinh đem quà tặng cho mình, cô Lan càng cảm thấy day dứt hơn. Các bạn nhỏ tặng quà cho cô đều bọc giấy màu đẹp đẽ, bên trên còn dán dây ruy băng, chỉ có mình Đức Trí là ngoại lệ.
Cậu bé dùng mảnh giấy màu da bò dày bì bì, có lẽ được xé ra từ một cái túi đựng đồ tạp nham để bọc quà.
Món quà là một chiếc vòng tay được xâu chuỗi bởi các hạt thủy tinh, có hạt đã bị mất và một lọ nước hoa chỉ còn 1/4. Các học sinh khác cười ồ lên.
Cô giáo phải ra hiệu cho các bạn im lặng không được trêu chọc bạn trước khi khen chiếc vòng thật đẹp rồi nhanh chóng đeo nó lên tay.
Cô cũng xịt một chút nước hoa lên cổ tay trước mặt các em học sinh.
Sau buổi học hôm đó, Đức Trí nói với cô giáo một câu rồi mới về: “Cô Lan , hôm nay trên người cô có mùi rất giống mẹ em trước đây.”
Video đang HOT
Khi các bạn nhỏ đã về hết, cô Lan ngồi lại lớp hồi lâu. Cô đã khóc mất hơn một tiếng.
Sự thay đổi tích cực
Từ hôm đó, cô không còn nghiên cứu về việc làm sao để dạy bọn trẻ đọc, viết hay làm toán mà nghiên cứu về việc làm thế nào để giáo dục các em học sinh.
Cô Lan bắt đầu chú ý đến Tiểu Đức Trí, Khi học cùng cô, cậu bé ngày càng cho thấy mình là một đứa trẻ năng động là linh hoạt. Càng được cổ vũ, phản ứng của cậu bé càng trở nên nhanh nhẹn.
Cuối năm đó, Đức trí trở thành đứa trẻ thông minh nhất lớp. Mặc dù cô giáo nói sẽ yêu thương và đối xử bình đẳng với tất cả các bạn trong lớp nhưng Đức Trí đã trở thành “con cưng” trong mắt cô.
Một năm sau đó, cô Lan phát hiện một mảnh giấy nhỏ trong khe cửa. Là của Đức Trí, cậu bé nói với cô, rằng cô là cô giáo tuyệt vời nhất mà cậu gặp trong đời.
6 năm nữa trôi qua, cô Lan lại nhận được một mảnh giấy khác của cậu học trò nhỏ. Đức Trí viết rằng cậu bé đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đứng thứ ba trong lớp về thành tích học tập và cô vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất cậu gặp trong đời.
Nhiều năm sau nữa, cô Lan tiếp tục nhận được một là thư. Lần này Tiểu Đức Trí viết, khi nhận tấm bằng cử nhân loại xuất sắc, cậu đã quyết định sẽ ở lại trường tiếp tục học lên và cô Lan vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất mình được gặp trong đời.
Tuy nhiên lần này, phần ký tên có sự thay đổi và dài hơn một chút: Tiến sỹ y khoa Đức Trí.
Mùa xuân năm đó, Đức Trí lại gửi cho cô Lan một lá thư, nói là mình sắp kết hôn, không biết cô có muốn tham gia hôn lễ của cậu hay không và cô sẽ ngồi vào vị trí của mẹ chú rể.
Tất nhiên là cô đã đồng ý. Hôm đó, cô đã đeo chiếc vòng mà cậu bé Đức Trí tặng năm nào, xịt một chút nước hoa mà mẹ cậu bé đã từng dùng trước đây.
Gặp lại nhau, hai cô trò ôm nhau thật chặt. Đức Trí thì thầm vào tai cô: Cảm ơn cô, cô Lan, con vô cùng cảm ơn cô đã cho con biết mình có thể làm được nhiều việc mà trước đây con không nghĩ tới.
Còn cô Lan lúc này cũng không ngăn được nước mắt, nghẹn ngào nói: Đức Trí, con nhầm rồi, là con đã dạy cho cô nhiều điều. Cho đến khi gặp được con, cô mới biết làm giáo viên là phải như thế nào!
—
Được biết, đây là câu chuyện có thật của một cô giáo và cậu học trò ở nước ngoài đã được đăng tải từ lâu. Nay chuyện lại được một người dùng mạng Việt thay đổi tên nhân vật để trở nên thuần Việt và chia sẻ đúng dịp năm học mới đến gần. Câu chuyện tưởng cũ mà không cũ, vẫn gợi được sự đồng cảm của nhiều người, nhất là trong bối cảnh nước ta đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Câu chuyện gây cảm động đang được lan truyền trên mạng xã hội và nhận nhiều ý kiến bình luận về thông điệp.
Cô giáo trong câu chuyện khi được đặt vào một tình huống cụ thể đã có “cú hích” để suy nghĩ nghiêm túc về công việc của mình trước đây và bắt tay vào thay đổi. Từ đó, giáo viên ấy đã giữ cho mình một trái tim nhân ái, tình nguyện vì học sinh mà thay đổi, dùng hành động thực tế của mình để trao cho học sinh sự cổ vũ mạnh mẽ nhất.
Câu chuyện có tên “Lời nói dối của cô giáo lớp 5″ gây xúc động trước thềm năm học mới (ảnh minh họa).
“Đã khóc khi đọc hết bài”, “đáng suy ngẫm”, “rất ý nghĩa”, “cảm động tuyệt vời và nhân văn”, “mong sao nền giáo dục sẽ có nhiều thầy cô có tâm và có tầm”… câu chuyện chiếm nhiều cảm xúc và nhận được rất nhiều chia sẻ, bình luận của người đọc.
Trong hàng nghìn bình luận trên mạng, có những bình luận sâu sắc khiến chúng ta suy ngẫm.
Tài khoản Thu Phương viết: “Đổi mới phương pháp giáo dục rốt cuộc vẫn phải bằng một chữ Tình”. Suốt ngày ngành giáo dục truyền thông phải phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh nhưng giáo viên nhiều người vẫn vô cảm và có phương pháp sư phạm lệch lạc. Mình đã từng rùng mình khi nghe một học sinh kể, nếu bạn ý viết xấu thì cô dọa sẽ chặt tay, nếu bạn ý nói chuyện riêng, cô sẽ móc mắt để làm viên bi… Thật ám ảnh!
Năm học mới đang đến gần. Có lẽ thay vì chỉ thị “cao siêu”, ngành Giáo dục nên gửi câu chuyện này đến tất cả các trường phổ thông trong cả nước, sẽ tạo sự khích lệ khác biệt”.
“Mình nhớ mãi. Năm đó mình học lớp ba. Giờ Toán làm bài kiểm tra mịnh được 10 điểm. Cô giáo trả bài đến tên mình cô nói cúa em à. Dạ. Cô nhanh chóng gạch điểm 10 sửa thành 7. Lý do: Mỗi lần tan trường cha mình đi đón mình gặp cô không chào. Thế là bị trù”, anh Trần Hà kể.
Nhiều người đọc câu chuyện đã để lại bình luận kể về câu chuyện kỷ niệm năm xưa với những người thầy có tâm. “Cô giáo như mẹ hiền. Qua câu chuyện tôi lại nhớ về cô giáo Liên dạy Văn hồi cấp 2 của tôi. Cô đã không chấm điểm bài tập làm văn của tôi vì tôi viết chữ ngả nghiêng. Nhờ sự uốn nắn của cô mà sau này tôi viết khá đẹp, chuyên viết bằng, giấy khen, bằng tốt nghiệp… khi chưa có máy vi tính. Cảm ơn cô thật nhiều!”, bạn Hiếu Trần kể.
Và cũng có những chia sẻ của chính những người thầy, người cô. “Khi đọc câu chuyện này mình rất xúc động và thẳng thắng nhìn lại mình, thấy mình còn nhiều hạn chế trong quá trình đi dạy mặc dù nay đã nghỉ hưu theo chế độ. Mong các thầy cô còn đứng lớp đọc kỹ câu chuyện này và thẳng thắng điều chỉnh mình cho phù hợp với thiên chức nhà giáo…”, tài khoản Anh Nguyen Van bày tỏ.
“Bài viết xúc động quá, đầy tính nhân văn! Phương pháp giáo dục đầu cần phải cứng nhắc và nghiêm khắc quá, chỉ cần hành động đẹp thôi là quá đủ. Mình mong những ai đang đứng trên bục giảng đọc được bài viết này chắc sẽ thay đổi được tư tưởng ít nhiều“, bạn Hải Yến nhận xét.
Đồng quan điểm, bạn Oanh Lam bình luận: “Quá hay, sự quan tâm của thầy cô giáo tạo cho các em thêm tình người , niềm tin và đạo đức của một con người”.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Những khoản tiền 'hoa hồng' đầu năm học thật hấp dẫn của hiệu trưởng!
Những nhà cung cấp một số dịch vụ cho nhà trường muốn bán được sản phẩm thì đương nhiên phải chiết khấu hoa hồng thật nhiều.
Nghỉ hè thì trường học nào cũng có rất nhiều hạng mục được xây dựng, sửa chữa, sơn sửa lại trường lớp, mua sắm bàn ghế mới, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường.
Những khoản đầu tư để sửa chữa, mua bán này đương nhiên hiệu trưởng, kế toán nhà trường sẽ có những khoản chênh lệch giá và "hoa hồng" nhất định.
Tuy nhiên, những khoản này đòi hỏi hiệu trưởng và kế toán nhà trường cũng phải đau đầu để đối phó với cấp trên về giá cả kể từ khi làm kế hoạch và khi bị kiểm tra về tài chính.
Rất nhiều loại "hoa hồng" tự đến với hiệu trưởng (Ảnh minh họa: Báo Vietnamnet.vn)
Bước vào năm học mới, có những khoản hoa hồng tự nhiên đến mà hiệu trưởng cũng như kế toán nhà trường không cần phải làm kế hoạch, không phải mua hóa đơn và càng không phải lo chuyện đối phó với cấp trên.
Họ không chỉ hưởng hoa hồng mà đôi khi còn nghĩ đến chuyện tăng giá các sản phẩm để bán cho học trò đầu năm học.
Nói thật, việc lạm thu trong các trường học bây giờ họ tinh vi lắm, ngoài những khoản thu thông thường thì họ nâng giá một số dịch vụ giáo dục. Chính vì thế, dù giáo viên, phụ huynh biết nhưng cũng khó có thể làm gì được các hiệu trưởng.
Những nhà cung cấp một số dịch vụ cho nhà trường muốn bán được sản phẩm thì đương nhiên phải chiết khấu hoa hồng thật nhiều.
Bởi, bây giờ người cung cấp thì nhiều, không mua của người này thì mua của người khác, Ban giám hiệu nhà trường thoải mái đỏng đảnh, lựa chọn những dịch vụ "ưng ý" nhất.
Chỉ riêng chuyện đồng phục đầu năm cũng khiến cho nhiều lãnh đạo nhà trường kiếm được một khoản tiền lớn. Học sinh vào trường thì đương nhiên phải mua đồng phục, mỗi em ít nhất cũng 2 bộ quần áo đồng phục mặc hàng ngày đi học và 1 bộ đồ thể dục.
Học sinh một số trường của các tỉnh phía Bắc còn phải mua đồng phục mùa đông.
Mỗi học sinh có ít cũng phải bỏ ra 400-500 ngàn đồng mua đồng phục đầu năm. Nhiều trường bây giờ họ ra chiêu rất độc là quần áo đồng phục và thể dục mỗi khối một màu khác nhau.
Họ lý giải là để dễ phân biệt học sinh khối nào nhằm thuận lợi trong việc quản lý. Nhưng, thực tế là những bộ quần áo của học trò chỉ có thể mặc được trong một năm rồi bỏ. Hơn nữa, tuổi học sinh là tuổi ăn, tuổi lớn nên quần áo cũng chỉ mặc được một năm là phải mua cái khác.
Vì thế, hoa hồng và hưởng giá chênh lệch năm nào cũng đều đều đến với một số người trong nhà trường.
Những dịch vụ như tin nhắn điện tử lúc nhắn, lúc không. Mỗi năm cũng chỉ nhắn chủ yếu vào dịp kiểm tra học kỳ kết thúc nhưng mỗi phụ huynh cũng phải đóng từ 60- 120 ngàn đồng.
Tất nhiên, khi được nhà trường tư vấn về những lợi thế về dịch vụ này thì đương nhiên phụ huynh cũng đồng ý đóng tiền. Bởi, xét đến cùng thì phụ huynh luôn là người bị động trong việc đóng góp, mua các dịch vụ cho con mình.
Tiền bảo hiểm y tế cũng được tăng đều hàng năm theo lương của cán bộ, công viên chức. Năm học 2019-2020 này, học sinh phải đóng số tiền để mua bảo hiểm y tế là 563.220 đồng. Và, mọi học sinh trong trường đều bắt buộc phải mua bảo hiểm này.
Hoa hồng trích lại nhiều năm nay được ấn định là 7% - số tiền này tính ra mỗi em cũng khoảng 40 ngàn đồng. Nói là để chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng có trường nào trích toàn bộ lại để mua thuốc thang đâu.
Tủ thuốc nhà trường bao giờ cũng chỉ vài vỉa thuốc đau đầu, đau bụng và vài chai dầu tượng trưng để chữa những bệnh thông thường, đơn giản.
Rồi tiền bảo hiểm tai nạn trong trường được các công ty bảo hiểm trích lại hàng là 40%.
Trường học bây giờ đa phần cũng phải từ 500 học sinh trở lên. Nhiều trường có từ 1000-1500 học sinh thì đương nhiên số hoa hồng được trích lại không hề nhỏ. Mỗi loại dịch vụ như vậy dồn lại thì đương nhiên sẽ thành những khoản tiền lớn.
Không chỉ ăn hoa hồng của học sinh, nhiều hiệu trưởng còn hưởng trọn gói hoa hồng mua bảo hiểm tai nạn hàng năm của giáo viên- dù giáo viên biết rất rõ khi mua bảo hiểm tai nạn 125 000/người/ năm thì hiệu trưởng được hưởng 40% số tiền này...
Bước vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm mệt mỏi với chuyện thu tiền của học sinh, giải trình những ý kiến thắc mắc của phụ huynh về các khoản tiền phải đóng thì một số người chỉ cần ngồi ung dung cũng có một khoản tiền lớn ngoài lương để bỏ túi riêng.
Trường nhỏ thì vài chục triệu, trường lớn thì có thể gấp đôi, gấp ba lần và chúng ra đều biết là hoa hồng không chỉ là những khoản mua bán, đóng góp đầu năm mà nó được diễn ra liên miên suốt năm học.
Cứ thế, những khoản hoa hồng cứ tự nhiên tìm đến với hiệu trưởng và nó cứ được lặp đi, lặp lại từ năm học này sang năm học khác.
Nhật Duy
Theo baodatviet
TP Hồ Chí Minh sẵn sàng cho năm học mới - Bài 2: Đảm bảo nguồn giáo viên Đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong điều kiện số học sinh mỗi năm tăng lên hàng chục ngàn em, nhu cầu tuyển dụng giáo viên các cấp tại TP Hồ Chí Minh mỗi năm là không ít. Với chủ trương bỏ yêu cầu hộ khẩu tại thành phố đã giúp TP Hồ Chí Minh đa dạng nguồn tuyển giáo viên. Tuy nhiên,...