Câu chuyện giáo dục: Làm gương!
1. Hơn 150 năm trước, nhà cải cách xã hội Nguyễn Trường Tộ từng cho rằng: Nói lý thuyết suông không bằng đích thân làm những công việc cụ thể. Quan điểm này rất đúng với việc giáo dục, mà cốt yếu là lấy việc làm gương để con trẻ noi theo chứ không phải chỉ toàn bằng lý thuyết.
Muốn trò nghiêm túc trong sinh hoạt tập trung thì chính thầy cô phải làm gương – ẢNH: NGỌC DƯƠNG
2. Một phụ huynh trò chuyện với chúng tôi: “Mình muốn con không bị “hư” bởi mạng xã hội hiện nay thì chính mình phải làm gương. Anh dùng điện thoại gì? Một ngày lướt mạng bao nhiêu thời gian? Chúng thấy anh như thế nào, thì anh mới kiểm soát được chúng sử dụng”. Phụ huynh này cho biết “để khuyến khích con chơi thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, tôi phải làm gương trước”. Cho con tập bơi, đến hồ con sợ nước, “tôi mang áo phao vào cho chúng, rồi ném chúng xuống hồ. Tôi xuống bơi cùng chúng. Lần sau chúng không còn sợ nước nữa”. Câu chuyện trên làm tôi nhớ đến một phụ huynh khác trước đây, khi vị này cho rằng “để khuyên con không hút thuốc lá, thì bản thân tôi phải cai hút thuốc, mặc dù rất nghiện”.
Ở trường học, thầy cô dạy trò mẫu mực nhưng bản thân mình không chịu làm gương thì khó mà thành công được. Muốn trò nghiêm túc trong sinh hoạt tập trung thì chính thầy cô phải thật nghiêm túc trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt dưới cờ. Muốn “học sinh phải hát Quốc ca to, rõ, đều… để thể hiện sự tự hào dân tộc” thì chính giáo viên phải hát cho tốt đã. Muốn học trò nói năng lễ độ, ăn mặc tươm tất, thì trong chính cách nói năng với học trò, với đồng nghiệp và cách ăn mặc của giáo viên phải làm gương trước. Bởi lẽ có những cách nói, cách ăn mặc của thầy cô sẽ ảnh hưởng và trở thành thói quen đi suốt cuộc đời của học trò.
Video đang HOT
Rộng ra ngoài xã hội, khi thấy trẻ hư, nhiều người vội vàng quy chụp do lỗi của nhà trường mà không thấy trách nhiệm cộng đồng trong ấy. Trường học dạy trò nghiêm túc chấp hành luật giao thông, nhưng đi đường chúng thấy toàn người lớn phạm luật. Trường dạy chúng không được xả rác bừa bãi, nhưng ra ngoài người lớn lại không chịu làm gương… Nhiều bài học tốt đẹp của nhà trường đã bị chính xã hội, người lớn giết chết khi học trò cọ xát thực tế. Làm cho họ cảm thấy bi quan, ngờ vực đạo đức sách vở.
3. Tôi nhớ câu nói dân gian: “Trăm năm soi chiếc gương mờ/Không bằng một phút soi nhờ gương trong”. Đúng vậy, con trẻ ngày nay cần lắm “gương trong” của gia đình, nhà trường và xã hội để chúng soi vào đấy mà trưởng thành!
Theo thanhnien.vn
Vụ "cô giáo quỳ gối": Chưa thể kỷ luật cô giáo
Sai phạm của cô giáo B.T.C.N. trong vụ việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh ở Long An đang được xác định mức độ. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể thực thi hình thức kỷ luật đối với cô N. do cô đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu bị kỷ luật, cô N trong việc "cô giáo quỳ gối" sẽ được hoãn xử lý vì đang nuôi con nhỏ
Liên quan đến sự việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An, cô N. đã sai quy định ngành, vi phạm đạo đức nhà trong trong việc sử dụng biện pháp xử phạt học trò không phù hợp. Theo đó, cô N. phạt học sinh quỳ gối, có khi phạt cá nhân từng em, có khi phạt quỳ cả lớp. Theo thông tin ban đầu, có lúc cô phạt 5 - 10 phút, có khi phạt học sinh quỳ suốt tiết học.
Phụ huynh cũng phản ánh cô giáo đánh học trò, gọi học trò là "thằng"... Tuy nhiên, thông tin này và việc cô N. phạt học trò quỳ trong thời gian bao lâu vẫn chưa được làm rõ.
Được biết, cô B.T.C.N. là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cô từng dạy tại một trường tiểu học khác ở huyện Bến Lức, mới chuyển về công tác tại trường Trường tiểu học Bình Chánh hơn một tháng sau thời gian nghỉ thai sản.
Sau sự việc, lãnh đạo Trường tiểu học Bình Chánh và Phòng GD-ĐT huyện Bến Lức cũng đã làm việc với cô N. Trong đó, có hỏi ý kiến cô N. về việc tự đề xuất hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, đây là chỉ là bước đầu tham khảo, lấy ít kiến, việc ra hình thức kỷ luật với cô N. sẽ còn phải xem xét rất nhiều yếu tố.
Ngoài ra, do cô N. đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng nên theo Điều 123 Bộ luật lao động, đây là một trong các trường hợp tạm hoãn xử kỷ luật. Khi hết thời gian nêu trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.
Theo tường trình ban đầu về sự việc của cô N., sự việc xảy ra vào sáng ngày 28/2, một số phụ huynh đến trường, cô mới đứng lớp trên dưới một tháng mà đã có lời nói, hành động làm học sinh sợ không dám đi học. Thấy hành động của mình sai nên cô N. xin lỗi và hứa khắc phục không để xảy ra tình trạng này thêm lần nào nữa nhưng phụ huynh không chấp nhận. Phụ huynh đòi đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con mình .
Sau hai bên đôi cô, theo cô N., phụ huynh không chịu xuống nước, nhắc đi nhắc lại: "Con tôi không có lỗi cô bắt quỳ, bây giờ cô đang có lỗi cô quỳ lại đi. Cô quỳ được tôi coi như chuyện này giải quyết xong".
Đứng trước sức ép lớn từ phụ huynh, khi đó hiệu trưởng lại rời phòng họp, đồng thời cũng thấy bản thân sai trước, không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên cô có suy nghĩ buông xuôi và cô đã quỳ trong thời gian 40 phút.
Theo Dân Trí
Phụ huynh xông vào trường mầm non đánh, chửi giáo viên Ngày 21/3, Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ đơn của cô Trần Phương Anh (trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Đắk Mil) tố cáo bà Vũ Thị Ánh Tuyết (phụ huynh) xô xát với các giáo viên trước mặt các cháu. Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk...