Câu chuyện giáo dục: Khi học sinh không muốn về nhà
Nhiều năm gần đây, thỉnh thoảng tôi vô tình nghe thấy một số học sinh (HS) tâm sự với nhau hay có những HS chia sẻ về việc không muốn về nhà sau khi tan trường.
Học sinh rất cần chia sẻ, lắng nghe (ảnh minh họa) – ĐÀO NGỌC THẠCH
Nỗi lòng của HS cũng là nỗi trăn trở của người nghe khi biết cụ thể những gì HS chia sẻ. Trong bài viết này, người viết xin chia sẻ ba câu chuyện ở ba trường khác nhau trên địa bàn TP.HCM.
Video đang HOT
Người cháu hiện đang học tại một trường ở quận trung tâm thành phố kể rằng, người bạn thân của cháu thường không muốn về sau mỗi chiều tan lớp. Ba mẹ “cơm không lành, canh không ngọt” nên mỗi khi ở nhà em cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng. Mỗi lần nghe ba mẹ cãi nhau, em càng nản, học hành không được.
Một lần trong giờ ra chơi thấy nam sinh chống nạng đi ở hành lang, tôi hỏi thăm và nói với em để tôi dìu em xuống sân trường. Sau đó hai thầy trò có mấy phút chuyện trò. Tôi hỏi quê ở đâu, em cho hay quê em ở một tỉnh giáp ranh TP.HCM. Nghe thế tôi hỏi: “Vậy tuần nào con cũng được về với gia đình?”. Nghe em trả lời rất ít về, tôi hơi ngạc nhiên vì suốt tuần em học ở nội trú, nhà cách trường chỉ vài giờ đồng hồ đi xe máy. Em tâm sự: “Về nhà chán lắm thầy ạ. Ba con cứ dạy con theo truyền thống, hay so sánh thời xưa của ba. Hai ba con không hợp tính nên rất dễ cãi nhau. Con thấy buồn nhiều hơn vui”.
Còn câu chuyện thứ ba là tâm sự của một cậu học trò thích ở nội trú chứ không muốn về nhà. Trường có rất nhiều thứ để giải trí: sách rất nhiều, phù hợp với HS, có sân chơi bóng đá, bóng rổ và nhiều sân chơi khác. Song, đó không phải là lý do chính để em ở lại trường. Phải thừa nhận rằng, em là một học trò chưa ngoan, điều này ảnh hưởng từ gia đình, đó chính là từ người ba. Mỗi cuối tuần em về sẽ bị lời nặng tiếng nhẹ, bị đánh không phải là điều hiếm hoi. Có lần ba đến trường đón nhưng em không chịu. Em “trốn” trong nội trú để được có ngày cuối tuần không bị áp lực.
Thay vì được về nhà là niềm vui khi được ăn bữa cơm tối đầm ấm bên gia đình; nhất là đối với HS nội trú, được về bên cha mẹ sau một tuần xa gia đình, được thoát khỏi kiến thức sách vở… thì một số HS lại thích điều ngược lại. Có đặt mình vào trường hợp HS, có lắng nghe HS chia sẻ, người lớn chúng ta mới hiểu được rằng điều mà con trẻ muốn trong mái ấm gia đình.
Câu chuyện giáo dục: Nước mắt học trò
Đã lâu lắm rồi tôi mới thấy nước mắt của một cậu học trò tại lớp học liên quan đến kết quả học tập.
Con gái ôm mẹ khóc sau khi thi môn toán vào lớp 10 tại TP.HCM năm học 2020-2021 (Ảnh minh họa) - THÚY HẰNG
Những giọt nước mắt mang nhiều nỗi niềm tâm sự của cả trò và thầy. Một cảm xúc trào dâng trong tôi khi hiểu hơn về hoàn cảnh của học sinh, tình yêu thương của em dành cho mẹ.
Sau khi có kết quả bài kiểm tra học kỳ, tôi gọi từng trò lên bàn giáo viên chỉ rõ từng lỗi sai và cho biết điểm cụ thể. Khi biết điểm của mình, khuôn mặt T. biểu cảm rõ rệt. Nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt. Em bước về chỗ ngồi và úp mặt xuống bàn, nước mắt chảy dài.
Giờ ra chơi, tâm sự cùng T., tôi biết hoàn cảnh của em, gia đình em nhiều hơn. Em là con một. Ba và mẹ chia tay nhau khi em còn nhỏ. Mẹ kinh doanh tự do, vất vả để nuôi con và gửi T. học nội trú. Em buồn vì sợ kết quả không được loại giỏi vì danh hiệu này chính là món quà dành cho mẹ.
Với tôi, xếp loại giỏi hay khá không phải là vấn đề quan trọng, quan trọng nhất là học hiểu, học thật, kiến thức thực sự và nhiều yếu tố khác trong đời sống hằng ngày. Thế nhưng trong hoàn cảnh này, kết quả loại giỏi mà T. mong muốn lại rất ý nghĩa, bởi đó là món quà không phải vì bệnh thành tích mà mang ý nghĩa sâu sắc khác.
Tôi động viên T. cố gắng hơn ở học kỳ 2 với các "yếu tố" ngoan hơn, chăm học hơn và nghiêm túc hơn trong giờ học. Em đã hiểu hơn điều tôi chia sẻ và có phần tiến bộ hơn trong vài ngày qua.
Nước mắt cậu học trò đã nhắc nhở người thầy cần quan tâm học trò hơn nữa, "đánh thức" người thầy trong tôi rằng: "Người thầy giỏi không chỉ dạy học sinh bằng những câu chữ có sẵn (kiến thức) mà dạy bằng cả tâm hồn mình".
Bỏ kiểm tra 1 tiết, thầy cô sẽ tăng các bài kiểm tra hệ số 1, cảnh báo teen chủ động học Thông tư 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mang đến cho năm học mới này những thay đổi bất ngờ. Nhiều giáo viên đã đưa ra những phân tích kỹ hơn về sự thay đổi trong cách đánh giá và những lưu ý dành cho học sinh. Theo thông tư 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh...