Câu chuyện giáo dục: Khi giáo viên khóc vì… thi dạy giỏi
Một cô giáo tại một trường ở TX.Đức Phổ ( Quảng Ngãi) đã ôm mặt khóc sau cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học diễn ra gần đây.
Đó là trường hợp của cô H. dạy môn tiếng Anh. Cô đã dành nhiều ngày trước đó để chuẩn bị rất kỹ cho tiết dạy. Cô soạn giáo án trên máy tính bằng powerpoint, mượn lớp dạy thực nghiệm nhiều lần đều suôn sẻ. Nhưng đến khi dạy thật thì đầu chiếu bị “đơ”. Ban giám khảo vừa thương cảm vừa thông cảm ngồi chờ, trong khi bạn bè, đồng nghiệp của cô H. chạy đôn chạy đáo mượn 2, 3 cái đầu chiếu khác để thay thế.
Nhưng “đầu” nào cũng “đóng băng”, không xuất ảnh lên màn hình được. Quýnh quá, không biết xử trí ra sao, cô giáo rưng rưng nước mắt, dạy đại trên bảng tương tác. Nhưng bảng tương tác cũng không khác đầu chiếu, tiếp tục hành cô giáo. Chữ viết khi tỏ khi mờ, lúc được lúc mất bởi bảng này đã quá “đát”. Bảng tương tác không tương tác với cô giáo đã đành mà buồn hơn là học sinh (HS) cũng không tương tác với cô. Chúng cựa quậy, quay xuống quay lên, rì rầm bàn tán về những giọt nước mắt lăn dài trên má cô giáo.
Trống báo hết giờ. HS ra về. Các giám khảo sang phòng bên hội ý. Cô giáo một mình ôm mặt khóc nức nở. Một giám khảo an ủi: “Em đừng buồn. Cả đời giáo viên (GV) không chỉ đánh giá chỉ bởi một tiết dạy. Huống chi đây là trục trặc kỹ thuật chứ đâu phải em yếu kém chuyên môn”.
Những giọt nước mắt của cô giáo H. đã khơi lên rất nhiều ý kiến nhận xét, bình luận, phân tích, khen chê xung quanh những cuộc thi GV dạy giỏi.
Công bằng mà nói, cuộc thi GV dạy giỏi là cơ hội tốt để người thầy đi tìm và xác lập những giá trị đích thực trong nghề dạy học của mình. Qua cuộc thi, những lý thuyết khoa học sư phạm sẽ được soi chiếu và đúc kết bổ sung thông qua các kỹ thuật dạy học được vận dụng trong thực tiễn. Và sau cùng, cuộc thi sẽ kích hoạt phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Mục tiêu là vậy nhưng nếu hỏi đã đạt chưa thì phải nói là chưa đạt, do cách tổ chức cuộc thi lâu nay vẫn đang còn nhiều xơ cứng.
Video đang HOT
Công văn gửi xuống, trường nào cũng phải dự thi đủ số người, đủ bộ môn theo quy định. Việc cử GV “ứng thí” rất căng vì hầu hết GV ai cũng sợ đi thi. Có nhiều lý do như: không có “khiếu” đi thi; lớn tuổi rồi, thi thố nỗi gì…
Nhiều GV cho rằng cuộc thi GV dạy giỏi còn nặng về hình thức và thiếu thực chất. Thầy đạt giải thì được vinh danh. Rồi sau cuộc thi, lối dạy của thầy lại trở về trạng thái “bình thường cũ”. Vậy thử hỏi học trò được gì từ những cuộc thi như thế?
Lương thấp, giáo viên khuyên con 'chuột chạy cùng sào cũng đừng vào sư phạm'
Lương thấp, áp lực công việc cao và chịu sức ép từ nhiều phía là những lý do chính khiến nhiều giáo viên không muốn con cái theo nghề của cha mẹ.
Nhìn mẹ chong đèn soạn giáo án, Nguyễn Thị Lan Hương (lớp 12, THPT Tùng Thiện, Sơn Tây, Hà Nội) thủ thỉ: "Năm nay con định đăng ký thi sư phạm mẹ nhé" . "Không nên con ạ. Nhìn cảnh mẹ đi dạy chưa thấy khổ sao? ", chị Hằng trả lời con không chút ngần ngại. Còn Lan Hương nghe mẹ nói vậy thì nghĩ ngợi hồi lâu.
Từ nhỏ, Hương lớn lên trong tiếng giảng bài và thích từng nét chữ mềm mại trong những trang giáo án của mẹ. 5 tuổi, Hương được mẹ đưa đến trường. Ấn tượng đầu đời của em là hình ảnh mẹ mặc bộ áo dài, cầm bó hoa tươi thắm trong ngày 20/11. Với em, đó là lúc mẹ đẹp nhất. Hình ảnh đó sâu đậm đến nỗi trong suy nghĩ của Hương lúc nào cũng nhen nhóm ý định lớn lên phải thi trường sư phạm và trở thành cô giáo giống mẹ.
Năm 10 tuổi, ông nội ốm nặng. Lần đầu tiên Hương thấy bố mẹ cãi nhau. Lý do vì công việc của mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, trong khi thu nhập lại không cao do mẹ chưa được vào biên chế. Bố tức giận yêu cầu mẹ bỏ nghề dạy học để tìm công việc khác. Mẹ nhất quyết không bỏ nghề.
Lớn lên, Hương hiểu rằng nghề của mẹ là nghề cao quý nhưng cũng nhiều nỗi niềm riêng. Một ngày, mẹ phải làm rất nhiều công việc từ chuyên môn cho đến những việc không tên ở trường. Giai đoạn cuối năm học, Hương thấy mẹ thường mất ngủ vì lo lắng không biết năm học sau có được tiếp tục hợp đồng hay không?
Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng học sinh giỏi vẫn từ chối ngành sư phạm. (Ảnh minh họa: V.N).
Buồn nhất là đến ngày nhận lương. Lương của mẹ không cao chỉ loanh quanh 2 đến 3 triệu đồng/ tháng. Vì thế gánh nặng kinh tế gia đình đổ dồn lên vai bố. Những lúc như vậy, bố lại khuyên mẹ bỏ nghề. Mẹ nhất quyết không nghe và đành tìm công việc làm thêm để tăng thu nhập. Từ đấy mẹ lại bận rộn hơn.
Sau mỗi buổi dạy trên lớp, mẹ Hương nhận công việc bán thời gian. Khi thì cấy thuê, làm cỏ, khi thì đan hạt, dọn nhà. Mẹ cứ làm quần quật từ sáng đến tối và không có ngày nghỉ, đơn giản là mong muốn được đi dạy vì mẹ yêu nghề. Nhưng quả thật, mẹ chẳng vui nổi khi cầm đồng lương cuối tháng. Có một dạo, Hương thấy mẹ ăn không ngon, ngủ không yên. Nhiều lần để ý, mẹ vào phòng ôm mặt khóc rưng rức.
Thời điểm đó mẹ gần như bị trầm cảm do áp lực từ công việc. Học sinh thì một số bạn chưa ngoan, cãi nhau tay đôi với cô. Phụ huynh thì gây áp lực, viết đơn kiện lên ban giám hiệu chỉ vì phạt con họ lao động do nói chuyện riêng trong lớp. Ban giám hiệu và hiệu trưởng bắt mẹ làm tường trình, dọa cắt hợp đồng. Mẹ bất lực và suy nghĩ đến việc bỏ nghề. Thế nhưng, vượt qua tất cả mẹ vẫn đứng lớp được hơn 10 năm. Tuy nhiên nghe thấy con bày tỏ nguyện vọng thi sư phạm, trở thành giáo viên chị Hằng gạt phắt đi.
Chị cho biết không riêng chị mà đại đa số đồng nghiệp trong trường đều không muốn con cái theo nghề dạy học. Đây là thực trạng có thật trong ngành giáo dục vì hơn ai hết giáo viên quá thấm và quá hiểu những vất vả, cơ cực của nghề gõ đầu trẻ.
Khoảng 20 năm trước, học sinh thi vào sư phạm rất có giá vì điểm chuẩn cao, tỷ lệ chọi luôn nằm trong những trường top đầu. Khi ra trường cử nhân sư phạm không lo về việc làm và thu nhập cũng tương đối so với những ngành nghề khác. Quan trọng hơn, nghề dạy học là nghề cao quý, được xã hội coi trọng.
Thời thế thay đổi, trong những năm qua, thầy cô thường than phiền khi nghề giáo phải chịu nhiều áp lực do đồng lương thấp và sự thay đổi của xã hội. Chẳng hạn nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi phụ huynh sẵn sàng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay hoặc buông lời xúc phạm đến giáo viên.
Chị Hằng tâm sự: "Tâm lý chung của nhiều đồng nghiệp và tôi là không ủng hộ con cái theo nghề của mình. Hiện nay, sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều. Khi đi làm thì lương 3 cọc, 3 đồng lại chịu nhiều áp lực. Nên tôi khuyên con phải định hướng lại công việc để có lựa chọn đúng đắn".
Giáo viên hơn 10 năm thu nhập cũng chỉ bằng lương phụ hồ, khiến thầy cô phải làm nhiều công việc để mưu sinh. (Ảnh: V.N)
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, đây là thực tế đáng phải suy ngẫm. Vì sao ngành sư phạm nhiều năm qua không thu hút được sinh viên giỏi? Đây là bài toán được đặt ra từ lâu nhưng vẫn chưa được tháo gỡ.
Theo chuyên gia, mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách thu hút học sinh giỏi thi sư phạm như hỗ trợ học phí, trợ cấp hàng tháng nhưng mấu chốt của vấn đề vẫn nằm ở triển vọng công việc. Hiện nay mức lương giáo viên tại Việt Nam tương đối thấp so với nhiều quốc gia trong khi cử nhân ra trường không xin được việc làm là lý do chính khiến cho ngành này kém thu hút học sinh.
"Ở nhiều quốc gia, lương của giáo viên có thể nuôi sống được một gia đình. Nhưng tại Việt Nam chúng ta chưa làm được điều này. Khi thầy cô phải lo chân trong, chân ngoài thì họ không thể toàn tâm ý cho công tác chuyên môn được. Vì thế cái khó nhất của ngành giáo dục là phải làm sao khiến nghề này hấp dẫn với xã hội. Như thế thì không lo thiếu học sinh giỏi thi sư phạm" , PGS Trần Xuân Nhĩ nói.
Vụ dọa cho trẻ uống nước bồn cầu ở Ninh Bình dưới góc nhìn của luật sư Nếu nội dung tố cáo là đúng thì hành vi của giáo viên mầm non này rất tàn nhẫn và có dấu hiệu tội phạm. Tối 11/11, dư luận tại Ninh Bình xôn xao thông tin phụ huynh cháu bé 15 tháng tuổi đang học tại trường Mầm non Ninh Khang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình tố giáo viên bạo hành, dọa cho...