Câu chuyện giáo dục: Khi con bị điểm 0 bài kiểm tra
Ngày đứa con đầu tiên học lớp 6 mang về bài kiểm tra 15 phút với điểm 0 tròn trĩnh trên đôi giấy lủng một lỗ to tướng ở giữa do không biết cách lấy tờ giấy đôi ra khỏi kim bấm, tôi bần thần nhận ra mình đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho con đến trường mà lại quên điều quan trọng nhất: tâm lý cho một học sinh chuyển cấp.
Nếu không chuẩn bị kỹ, trẻ sẽ hụt hẫng trong giai đoạn đầu ở các lớp chuyển cấp – Đào Ngọc Thạch
Từ bậc tiểu học chủ yếu vừa học vừa chơi, khi lên THCS phần lớn học sinh sẽ bị sốc với cách học mới, môi trường khác biệt hoàn toàn. Học sinh mới vào lớp 6 làm gì biết bài kiểm tra 15 phút thế nào! Chưa biết rằng phải vừa nghe giảng vừa ghi chép, chưa biết trình bày một bài học trong tập sao cho dễ nhìn, chưa biết có trả bài hằng ngày trên lớp, chưa biết kỳ kiểm tra 1 tiết quan trọng không kém kiểm tra giữa hoặc cuối kỳ… Học sinh cũng hoàn toàn lạ lẫm với những môn học mới và tiếp xúc cùng lúc với nhiều giáo viên. Trẻ cũng chưa biết phải chơi với bạn thế nào khi ở bậc học này tâm sinh lý có nhiều thay đổi…
Những điều này, nếu không chuẩn bị kỹ, trẻ sẽ hụt hẫng trong giai đoạn đầu ở các lớp chuyển cấp. Thông thường, phụ huynh rất quan tâm khi con mình chuyển từ mầm non vào lớp 1. Chúng ta tìm hiểu nhiều thông tin để chuẩn bị đầy đủ tâm lý để trẻ tự tin, mạnh dạn bước vào năm học đầu tiên của tiểu học. Thế nhưng khi con giã từ lớp 5 để chuyển tiếp vào lớp 6, phụ huynh có phần chủ quan vì nghĩ con đã lớn, đã quen với việc học, cũng tâm lý tương tự khi con xong lớp 9 chuyển sang năm đầu tiên ở THPT.
Mỗi cấp học đều rất khác nhau về phương pháp học tập cũng như mối quan hệ với thầy cô, bạn bè do những thay đổi về tâm sinh lý. Nếu ở tiểu học, trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào sự dẫn dắt, hướng dẫn của thầy cô thì lên THCS sẽ phải chủ động và điều này sẽ thể hiện rõ khi ở THPT. Vui chơi với bạn bè ở tiểu học còn là sự hồn nhiên thì vào THCS sẽ bắt đầu có nhiều vấn đề, đến THPT lại nảy sinh những vấn đề khác khi học sinh bước vào tuổi biết yêu và muốn khẳng định mình.
Ngoài sự dạy dỗ của thầy cô, giai đoạn nào của con ở những năm phổ thông vẫn luôn cần sự đồng hành của cha mẹ bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Sự đồng hành của cha mẹ với con ở các cấp học cao hơn không giống như việc ngồi cạnh bên con, cầm tay cùng viết, làm toán hay dò bài cho con ở cấp tiểu học. Cũng không phải là việc mỗi ngày đưa đón con đến trường rồi chuyển sang các lớp học thêm.
Mỗi phụ huynh sẽ có những cách khác nhau bên cạnh con trong việc học để có được 2 chiều tương tác: Cha mẹ hiểu và biết được tình hình học tập cũng như sinh hoạt của con trong trường lớp; con thì có thể chia sẻ những vui buồn, băn khoăn về việc học và cả quan hệ cùng thầy cô, bạn bè, nhất là khi con ở độ tuổi dậy thì.
Con học đến đâu, cha mẹ học đến đó, nhận xét này khá chính xác. Theo sát con trong học tập cũng là dịp để cha mẹ ôn lại và cập nhật kiến thức phổ thông. Thậm chí, nếu thế mạnh của phụ huynh ở môn nào khi còn đi học thì đây sẽ là lúc trở thành “bạn học” cùng con. Cơ hội này là vô cùng quý báu để có thể cùng con chia sẻ những buồn vui hằng ngày ở trường lớp, từ đó có thể giúp con vượt qua những khó khăn thường gặp ở tuổi mới lớn.
Phụ huynh nào cũng bận rộn mưu sinh và không phải ai cũng có điều kiện theo sát con trong việc học. Tuy nhiên, mỗi người đều sẽ có cách của mình. Chẳng hạn những câu chuyện gợi mở về bạn bè, trường lớp trong những lúc đưa đón con đi học cũng là cách giúp cha mẹ hiểu về con hơn. Hãy tận dụng mọi cơ hội để cùng bên con trong hành trình không ngắn nhưng cũng không quá dài này.
Theo Thanh niên
Video đang HOT
Nếu trường học chưa đảm bảo an toàn thì chưa khải giảng
Giám đốc Sở Giáo dục Hà Tĩnh giao trách nhiệm cho Trưởng phòng quán triệt tinh thần chỉ đạo "nếu trường học chưa đảm bảo an toàn kiên quyết chưa khai giảng".
"Chưa an toàn, chưa khai giảng"
Sau khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đang bài: "Ở trường mầm non Tùng Ảnh, xây dựng 4 phòng học mà 3 mùa khai giảng chưa xong" phản ánh tình hình cơ sở vật chất ngổn ngang, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường ở Trường mầm non Tùng Ảnh, Đức Thọ, sáng ngày 17/8/2019, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh do đồng chí Trần Trung Dũng - Ủy viên Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh chủ trì đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Đức Thọ, xã Tùng Ảnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Thọ, Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.
Đồng chí Trần Trung Dũng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh chủ trì buổi làm việc "Trường học chưa đảm bảo an toàn chưa khai giảng".
Sau khi kiểm tra xem xét các nội dung mà bài báo nêu, đồng chí Trần Trung Dũng kịp thời chỉ đạo ngay tức khắc "những việc cần làm ngay" như đóng biển báo cấm trẻ nhỏ đến nơi ao nước nguy hiểm, rào chắn ngay trong ngày hôm nay ở khu vực ao nước cũng như giải phóng hết những ụ đất ngổn ngang xung quanh khu vực xây dựng.
Đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục giao trách nhiệm cho đồng chí Trưởng phòng Giáo dục quán triệt tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. "Nếu trường học chưa đảm bảo an toàn thì kiên quyết chưa khai giảng".
Tại buổi làm việc tại trường mầm non, đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục cũng như các thành viên trong đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đã lắng nghe ý kiến của lãnh đạo địa phương.
Đồng chí Trần Hoài Đức - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ khẳng định, những thông tin báo đã nêu là hoàn toàn chính xác và nhấn mạnh: "Tốc độ thi công cơ sở vật chất ở trường mầm non đúng là tốc độ rùa bò".
Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ hứa là sẽ trực tiếp chỉ đạo để chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân xã Tùng Ảnh và chủ thầu đẩy nhanh tốc độ thi công, hoàn thành cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho trẻ, nhất là mùa mưa lũ sắp tới.
"Tôi xin nhắc nhở Ủy ban nhân dân xã Tùng Ảnh tiếp tục hoàn tất thủ tục xây dựng nhà học cao tầng bốn phòng đúng quy trình và đặc biệt tập trung giải quyết dứt điểm các hạng mục bốn phòng học, bếp ăn, nhà ăn cũng như công trình vệ sinh trong thời gian sớm nhất", đồng chí Phó Chủ tịch nói.
Đồng chí Trần Hoài Đức - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đức Thọ: "Tốc độ thi công cơ sở vật chất ở trường mầm non đúng là tốc độ rùa bò".
Các trường học xã Tùng Ảnh còn bất cập về cơ sở vật chất
Thời gian chủ yếu, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đánh giá tiêu chí 5 (về giáo dục) xây dựng nông thôn mới của xã Tùng Ảnh.
Được biết, xã Tùng Ảnh là một trong những xã đầu tiên của huyện Đức Thọ đã về đích nông thôn mới.
Hiện tại, xã đang nỗ lực phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Sau khi xem xét, kiểm tra ba trường học trên địa bàn, đối chiếu với các tiêu chí, đoàn công tác Sở Giáo dục và Đào tạo đã ghi nhận những nỗ lực cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhưng so với yêu cầu còn phải tiếp tục phấn đấu hoàn thiện hơn nữa.
So với các địa phương khác, cơ sở vật chất các trường tại xã Tùng Ảnh chậm đổi mới. Một số hạng mục như bếp ăn, nhà ăn, công trình vệ sinh của trường tiểu học, mầm non chưa đảm bảo.
Hiện nay, xã Tùng Ảnh đang phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, nhưng trường mầm non vẫn còn hai cụm trường, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu.
Năm 2019-2020, công trình 4 phòng học cao tầng tại trường mầm non kéo dài ảnh hưởng đến tuyển sinh.
"Đáng lẽ ra việc xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất phải làm trong hè, chứ đến khai giảng rồi vẫn còn ngồi bàn về phòng học, thì quá bị động", một thành viên trong đoàn công tác phàn nàn.
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã mong muốn đoàn công tác chia sẻ với xã Tùng Ảnh, nhưng đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời một cách dí dỏm nhưng không kém phần kiên quyết rằng:
"Biết là mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng có thể so sánh như thế này không?
Tiêu chí 5 nông thôn mới kiểu mẫu là tiêu chí bậc cao như thi học sinh giỏi. Học sinh yếu lên trung bình, suýt soát một chín một mười, có thể châm chước chút đỉnh nhưng lên giỏi thì không thể xuê xoa.
Chúng ta phấn đấu làm thật để được hưởng lợi từ chất lượng giáo dục chứ đâu phải từ mảnh bằng!".
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Tùng Ảnh: "Tôi xác nhận 4 phòng học xây 3 mùa khai giảng chưa xong là đúng sự thật".
Từ cơ sở vật chất của trường mầm non Tùng Ảnh, đến việc thực hiện tiêu chí 5 (về giáo dục) trong bộ tiêu chí nông thôn mới được nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc, thẳng thắn đã thể hiện tinh thần đổi mới trong chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh trước thềm năm học mới 2019-2020.
Đến 17h ngày 17/8/2019, 1 số hạng mục đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu làm ngay đã hoàn thành (Ảnh: lưới mắt cáo chắn hồ).
Theo thông tin chúng tôi cập nhật được vào lúc 17h ngày 17/8/2019, một số hạng mục cần làm ngay như san đất, rào chắn ao bằng lưới mắt cáo đã hoàn thành.
Nhà thầu cho thợ gấp rút thi công một số hạng mục 4 phòng học cao tầng, nhà ăn và hút nước ao hồ, khơi thoát cống rãnh nhằm đảo bảo vệ sinh, an toàn cho trường học....
Bài và ảnh: Lê Văn Vỵ
Theo giaoduc.net
Giáo viên Cà Mau dạy 7 năm không được nâng lương: Rà soát, nâng lương cho các đối tượng đủ điều kiện Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình có công văn về việc chuẩn bị hồ sơ để tiếp đoàn kiểm tra, rà soát nâng lương giáo viên, nhân viên hợp đồng. Ngày 16/8, nguồn tin của PV báo điện tử Người Đưa Tin cho biết, phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã có công văn gửi Hiệu trưởng các trường THCS, tiểu học,...