Câu chuyện giáo dục: Đừng ‘nấu cơm’, ‘dọn sẵn’ mỗi mùa thi!
‘Giáo dục phải phát huy tối đa năng lực, phẩm chất người học’ là thông điệp ý nghĩa từ hội thảo đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững tổ chức tại Đà Nẵng cuối năm 2020.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (ảnh minh họa) – ĐÀO NGỌC THẠCH
Đây cũng là định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông mà chúng ta đang theo đuổi. Nhưng thẳng thắn nhìn vào quá trình thực dạy và thực học hiện nay ở nhiều trường phổ thông mới thấy chúng ta còn một hành trình dài đầy gian nan phía trước để thực hiện điều này.
Một thực tế tồn tại trong giáo dục bao lâu nay là cách dạy và thi nặng về lý thuyết, chú trọng kiến thức và “gạo” bài theo kiểu học thuộc lòng. Học theo mẫu, làm theo mẫu là một trong những phương pháp dẫu cũ mòn nhưng vẫn được ưu ái sử dụng bởi thầy sợ trò “trật đường ray”, “sai lối mòn”…
Trước mỗi kỳ thi, học sinh cứ ê a học từng trang giấy A4 chi chít chữ đề cương ôn tập các môn học. Hàng chục câu hỏi với những vấn đề trọng tâm được soạn sẵn chi li từng đáp án buộc trò phải học, phải nhớ nếu muốn đạt điểm cao.
Video đang HOT
Khá nhiều thầy cô thường biện minh rằng để trò tự soạn sẽ thiếu sót nên soạn giúp trò từng gạch đầu dòng. Việc của học trò chỉ là học, học và học. “Nấu cơm”, “dọn sẵn” là câu chuyện khá phổ biến mỗi mùa thi ở nhà trường phổ thông hiện nay.
Thay vì buộc trò phải tư duy, suy nghĩ, tổng kết và hệ thống hóa kiến thức cuối kỳ, thầy đã “ra tay” giúp trò. Thay vì hướng dẫn để trò liên hệ và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, thầy đã chu toàn mọi thứ.
Phát huy năng lực và phẩm chất của người học – giấc mơ ấy hẳn còn xa vời nếu đề thi các môn vẫn cứ chăm chăm vào việc kiểm tra kiến thức và khả năng ghi nhớ của học sinh. Bao giờ những trang A4 đề cương ôn tập chi chít chữ còn tồn tại thì khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học cùng vô số phẩm chất, năng lực sẽ còn bị thui chột.
Xin đừng “nấu cơm” và “dọn sẵn” mỗi mùa thi như thế!
Giáo dục STEAM: Sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật
Sáng 30-12, tại nhà văn hóa huyện An Dương (Hải Phòng), trường THCS An Hưng tổ chức chuyên đề điểm cấp thành phố giáo dục STEAM chủ đề "Thiết kế String Art - Toán nghệ thuật".
Tham dự chương trình có ông Đỗ Văn Lợi, Phó giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng, đại diện lãnh đạo UBND huyện An Dương, lãnh đạo Phòng GD&ĐT An Dương, lãnh đạo Phòng GD&ĐT các quận, huyện và giáo viên các trường trên địa bàn thành phố.
Sản phẩm nghệ thuật của các em được đông đảo khán giả chiêm ngưỡng, thán phục.
Phát biểu khai mạc chuyên đề, ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố ghi nhận sự nỗ lực,cố gắng của thầy và trò trường THCS An Hưng trong thời gian vừa qua: "Trường THCS An Hưng đã mạnh dạn gắn liền hoạt động giáo dục định hướng STEAM, nghiên cứu khoa học kĩ thuật với mục tiêu giúp các em học sinh trau dồi khả năng giải quyết vấn đề và thúc đẩy tư duy và sáng tạo, từ đó khơi gợi lòng nhiệt tình, tích cực, đầy hứng thú, say mê tự tìm hiểu trong học tập của các em học sinh.
Đây chính là kết quả của việc tạo dựng các hành vi ứng xử chuẩn mực của những thầy cô có đạo đức trong sáng, tận tâm, tận lực với học sinh, tâm huyết với sự nghiệp trồng người."
Tại chuyên đề, cô giáo Hà Thị Thùy Linh cùng đại diện các em học sinh trường THCS An Hưng đã mang đến bài học "Toán nghệ thuật" đầy sáng tạo và ấn tượng.
STEAM chính là chìa khoá vàng khơi dậy sự hứng khởi trong học tập của các em
Tiết học gồm 5 hoạt động chính: Xác định vấn đề, mục đích khơi gợi cảm hứng làm dự án, giới thiệu sách STEAM, làm rõ các yêu cầu về sản phẩm; Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp. Thông qua hoạt động này, các em học sinh sẽ biết cách vận dụng kiến thức các môn học vật lý, công nghệ, mỹ thuật vào thực tiễn.
Đối với môn Toán, khối lớp 6-7 vận dụng được các kiến thức về trung điểm, đoạn thẳng, tia phân giác để chế tạo được bức tranh Math Art với chủ đề "Phép tính sáng tạo"; khối lớp 8 vận dụng các kiến thức về hệ trục tọa độ, hàm số, đường thẳng song song, các hình đặc biệt để chế tạo bức tranh String Art với chủ đề " Thiên nhiên diệu kỳ"; khối lớp 9 vận dụng kiến thức về đường tròn, cung tròn, dây cung, tia tiếp tuyến để tạo ra các bức String Art với chủ đề " Dân tộc Việt Nam".
Tiếp đến, thông qua hoạt động Lựa chọn giải pháp, học sinh lựa chọn được giải pháp cho vấn đề STEAM đặt ra, xác định được bản thiết kế và quy trình xây dựng sản phẩm mẫu. Hoạt động Chế tạo mẫu, thử nghiệm, đánh giá là hoạt động sôi nổi và hào hứng đối với không chỉ các em học sinh, mà còn thu hút được sự quan tâm theo dõi của các đại biểu, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.
Các em học sinh sẽ tự tay chế tạo ra những sản phẩm mẫu theo thiết kế, đưa ra các ý kiến đánh giá sản phẩm của đội mình và đội bạn để từ đó điều chỉnh, cải tiến sản phầm sao cho đẹp nhất và tính ứng dụng cao nhất.
Trong hoạt động Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh và tổng kết, các nhóm học sinh chia sẻ sản phẩm với cả lớp, tiếp nhận các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa sản phẩm và đưa ra phương hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm.
Theo cô giáo Hà Thị Thùy Linh, thông qua bài học STEAM, các em học sinh không chỉ được tìm hiểu những kiến thức khoa học mà còn được luyện tập thực hành khiến giờ học không còn căng thẳng nặng nề về kiến thức hàn lâm. Giáo dục STEAM cũng là phương pháp kích thích tư duy sáng tạo, vì sự sáng tạo là điều kiện cần cho sự phát triển giáo dục. Không ai có thể phủ nhận thêm nữa về tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật, nơi mang đến những sự đổi mới cho cuộc sống và tương lai của con người.
Đánh giá về ý nghĩa của chuyên đề, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Đỗ Văn Lợi chia sẻ: Giáo dục STEAM ngày càng đóng vai trò quan trọng ở các lĩnh vực nghề nghiệp tương lai trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Giáo dục STEAM là chìa khóa để giúp giáo dục Việt Nam hội nhập với giáo dục hiện đại, việc ứng dụng phương pháp giáo dục này vào các trường THCS là điều quan trọng để kích thích sự theo đuổi ý tưởng sáng tạo ở học sinh.
94 sản phẩm tham gia cuộc thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học Sáng 19/12, Sở GD&ĐT đã khai mạc cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021. Quang cảnh lễ khai mạc. Trước đó, ở cấp cơ sở có 435 dự án của các trường trung học trên địa bàn tỉnh tham gia, trong đó, 94 dự án xuất sắc đã được lựa chọn...