Câu chuyện giáo dục: Đến lúc cần chấn chỉnh lại hoạt động ngoại khóa
Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong thư báo gửi phụ huynh học sinh lớp tôi chủ nhiệm có đến 38/43 người không đồng ý đóng tiền để con em mình đi ngoại khóa ở một địa điểm theo kế hoạch tổ chức của nhà trường.
Hoạt động ngoại khóa cần được tổ chức hiệu quả, an toàn – ẢNH MINH HỌA: LÊ THANH
Có lẽ vì thời gian gần đây có nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra khiến học sinh (HS), phụ huynh không còn mặn mà với tiết học ngoài nhà trường và thực sự lo lắng khi cho con em mình tham gia hoạt động ngoại khóa.
Một số thầy cô giáo được (hay bị) điều đi theo đoàn tham quan không thấy hứng thú, vui vẻ khi hướng dẫn các em. HS phải đóng trọn tiền đi ngoại khóa (một số tiền không nhỏ đối với bình quân thu nhập của mỗi gia đình) nhưng chất lượng bữa ăn, nơi nghỉ thường bị HS phàn nàn.
Những địa điểm tham quan chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa” nên việc bắt HS viết bản thu hoạch sau đợt ngoại khóa thực chất chỉ là để hợp thức hóa việc cộng điểm. Cá biệt có HS tự động tách đoàn khiến giáo viên hốt hoảng tìm kiếm đến căng thẳng thần kinh. Hiệu quả giáo dục thì ít nhưng thị phi thì nhiều.
Không phải ngẫu nhiên khi gần đây Sở GD-ĐT TP.HCM ra văn bản yêu cầu các trường không được tổ chức giáo dục ngoài giờ chính khóa (ngoại khóa) nếu không được sự đồng ý của phụ huynh HS. Còn một số sở GD-ĐT ở một số tỉnh thành khác cũng yêu cầu các trường phải báo cáo kế hoạch ngoại khóa, phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho HS khi chọn tài xế, địa điểm du lịch, công tác cứu thương…
Tuy nhiên, trên thực tế, với số lượng HS quá đông trong khi số lượng giáo viên, hướng dẫn viên du lịch quá khiêm tốn, cùng sự tắc trách của một số địa điểm du lịch thì khó tránh khỏi những sự cố đáng tiếc, thương tâm xảy ra.
Video đang HOT
Do đó, đã đến lúc cần chấn chỉnh lại kế hoạch ngoại khóa của từng cơ sở giáo dục và phải xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ sở, bộ phận liên quan nếu không bảo đảm được an toàn tuyệt đối cho HS khi tổ chức ngoại khóa.
Hai nam sinh tử vong khi đi ngoại khóa: Không phải chuyện "xách ba lô lên" là đi được
Hai học sinh tử vong trong các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức khiến dư luận đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức hoạt động này hiện nay thực tế ra sao.
Phụ huynh đặc biệt thắc mắc trong buổi ngoại khóa có hoạt động học không hay đó chỉ là những buổi vui chơi giải trí của học sinh với những trò chơi mạo hiểm, thiếu an toàn?
Trả lời vấn đề này, thầy Phan Huy Chính - Hiệu trưởng Trường THPT Vạn Xuân (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết hoạt động ngoại khóa được quy định rất cụ thể và trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng có yêu cầu thực hiện hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.
Ngoài ra, trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì hoạt động trải nghiệm cũng được chú trọng. Các buổi ngoại khóa bản chất cũng là hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
"Đa số hiện nay các trường THPT ở thành phố lớn đều tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa với tần suất 1-2 lần/năm. Tất nhiên, để có thể đưa học sinh đi phải lên kế hoạch cụ thể khi nào đi, thành phần gồm những ai... để trình Sở GD&ĐT.
Trong hướng dẫn về thực hiện hoạt động trải nghiệm của Bộ GD-ĐT cũng có gợi ý nên cho học sinh đến các di tích lịch sử để thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan các em nắm rõ hơn về lịch sử", thầy Phan Huy Chính nói.
Buổi ngoại khóa phải gắn liền với việc học của học sinh. (Ảnh minh họa)
Theo thầy Phan Huy Chính, đa số học sinh đều hào hứng với những chuyến đi trải nghiệm, phụ huynh cũng muốn con mình được đi thăm thú vừa để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học trên lớp vừa giúp học sinh tích lũy kiến thức.
Xuất phát từ những điều đó dù biết có thể có rủi ro nhưng trường THPT Vạn Xuân vẫn có gắng cho học sinh đi trải nghiệm 1 lần/năm.
Về việc lựa chọn điểm đến, thầy Phan Huy Chính cho biết, học sinh bây giờ thích mạo hiểm, nếu ban giám hiệu không cân nhắc tính toán kỹ lưỡng dễ thỏa hiệp với học sinh đến những khu mạo hiểm, khó kiểm soát là dễ xảy ra nguy cơ rủi ro. Nhà trường nên tìm kiếm nơi an toàn cho học sinh hoạt động ngoại khóa để đảm bảo vừa chơi vừa học.
Trong khi đó, ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT Tây Hồ (Hà Nội) cho hay, về việc tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm ở quận Tây Hồ, trước mỗi chuyến đi, các trường phải thực hiện quy trình rất chặt chẽ.
Nhà trường phải xây dựng kế hoạch với sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh. "Từ kế hoạch đó, Phòng GD&ĐT xem xét, nếu hợp lý chúng tôi mới đề xuất UBND quận phê duyệt, khi được phê duyệt mới được phép tiến hành tổ chức chứ không phải nhà trường thích là đưa học sinh đi.
Hơn nữa, các điểm đến cũng thế, không phải nhà trường chọn đơn vị nào cũng được. Các đơn vị đó phải nằm trong danh sách được UBND quận thẩm định về năng lực, chức năng.
Tần suất tổ chức trung bình nhà trường cho đi tầm 1-2 lần và tất nhiên bán kính cho phép cũng phải trong quy định chứ không phải học sinh mầm non mà đưa các em đi trải nghiệm hàng trăm cây số thì không được", ông Vũ cho biết.
Theo ông Vũ, Sở Giáo dục có quy định rõ với học sinh mầm non đi trải nghiệm trong bán kính 10km trong thành phố, học sinh tiểu học bán kính 30km, THCS khoảng 50-60km...
"Tôi cũng không hiểu tại sao nhà trường chọn cho học sinh chơi trò chơi mạo hiểm... Trong kế hoạch thường quận tôi xây dựng đi theo chủ đề trải nghiệm. Với chủ đề nào thì đến điểm đến đó.
Có những trải nghiệm về lịch sử thì đến di tích lịch sử, văn hóa còn với chủ đề trải nghiệm thiên nhiên đến khu sinh thái, nhà vườn để đảm bảo vừa học vừa chơi", ông Vũ nói.
Trước đó, sáng ngày 13/1, Trường Tiểu học Âu Dương Lân (Quận 8, TP.HCM) tổ chức cho 400 học sinh đi ngoại khóa tại khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương). Không may, một học sinh nam lớp 4 rơi xuống vùng biển nhân tạo (khu vực dành cho học sinh tiểu học).
Sau khi được phát hiện và đưa lên bờ, nam sinh được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dương rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị. Đến tối 14/1, em này tử vong.
Cũng trong ngày 14/1, tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), tàu lượn đang trong quá trình vận hành thì bất ngờ một khoang chở khách rơi ra khỏi đường ray.
Sự cố khiến 3 học sinh THPT ở huyện Đông Anh (Hà Nội) đang tham gia hoạt động dã ngoại do nhà trường tổ chức tại đây gặp nạn. Trong đó, 1 học sinh bị đập đầu xuống nền bê tông bất tỉnh, tuy được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi, 2 em còn lại bị thương.
Làm sao hạn chế rủi ro khi tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa? Liên tiếp những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá, một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh đối với các trường và đơn vị tổ chức. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Báo động tình trạng mất an toàn của hoạt động ngoại...