Câu chuyện giáo dục: Có nên cho học sinh ‘chấm điểm’ giáo viên?
Việc một số trường phổ thông lấy ý kiến học sinh (HS) về hoạt động giảng dạy của giáo viên, nhà trường bằng phiếu khảo sát, có cả khung thang điểm đánh giá… không phải là cách làm mới, và đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều vì tính chất ‘lợi bất cập hại’ của nó từ bấy lâu nay.
Tôi nhớ hơn 20 năm trước, một trường dân lập ở Q.Tân Bình, TP.HCM, vì coi người học là “khách hàng”, là thượng đế” nên đã có khảo sát giáo viên từ HS. Sau khi bị HS “chấm điểm” rất thấp, mặc dù là một giáo viên dạy toán dày dạn kinh nghiệm nhưng chỉ tội là cho điểm rất “keo” và cực kỳ khó tính, giáo viên này đã chủ động… “chia tay” với trường vì cảm thấy bị xúc phạm. Nhiều trường phổ thông công lập trước đây cũng có cách làm như thế nhưng “tế nhị” hơn. Song sau một thời gian, vì cảm thấy sự bất ổn của nó nên đã thôi áp dụng.
Việc khảo sát sự hài lòng của HS, cho HS “chấm điểm” giáo viên, nhà trường xuất phát từ động cơ tốt, mong giáo viên thấy điểm yếu để giảng dạy tốt hơn, muốn nhà trường hoạt động hiệu quả hơn, và phát huy tính dân chủ trong trường học… Nhưng từ đây cũng hé lộ phần nào sự “bất lực”, việc mất lòng tin, việc “chiếu lệ” hình thức dẫn đến sự thiếu hiệu quả, tệ dĩ hòa vi quý… trong công việc quản lý của các cấp, kiểm tra đánh giá hoạt động của trường, hoạt động của tổ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên. Nếu làm tốt những khâu này thì không cần đến việc khảo sát ý kiến HS nữa.
Nhiều hệ quả xấu từ việc cho HS “chấm điểm” giáo viên như: thiếu công bằng, mất chính xác do một số bộ phận HS “cho điểm” theo cảm tính, sự yêu ghét; chưa nói đến việc họ chưa đủ kiến thức để đánh giá. Làm như thế sẽ chạm đến “tự ái nghề nghiệp” của giáo viên, ngầm tạo ra vết nứt trong tâm lý, tình cảm giữa thầy và trò… Nhiều người cho rằng đó là cách làm phản giáo dục.
Video đang HOT
Có nhiều cách cho HS góp ý. Chẳng hạn nhà trường nên có các hộp thư, hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp thăm dò và góp ý tế nhị. Nhiều giáo viên cũng đã rất thẳng thắn lấy ý kiến góp ý trực tiếp từ HS về mình. Làm như vậy dễ giữ được tình cảm thầy trò hơn, mà việc dạy đạt hiệu quả hơn. Xu thế hiện nay, nhiều trường tổ chức đối thoại trực tiếp với HS là cán sự tiêu biểu các lớp, một năm 2 – 3 buổi. Đây là hoạt động rất ý nghĩa, vì nó vừa phát huy được tính dân chủ trong trường học, nhà trường và giáo viên trực tiếp lắng nghe những mong mỏi của các em, vừa tránh được những rạn nứt tình cảm thầy trò không nên có, khác với cách đánh giá khá “lạnh lùng” bằng thang điểm trên giấy qua việc HS… “chấm điểm” giáo viên.
Theo thanhnien
Vì sao Khánh Hòa có hơn 650 điểm 0 môn Toán thi vào lớp 10?
Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa nhìn nhận hàng trăm điểm liệt môn Toán do các thí sinh học lực yếu, có nguyện vọng vào trường nghề.
Nhiều ngày nay, phụ huynh của nam sinh bị 0 điểm môn Toán trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập đi khắp nơi ở Nha Trang để tìm trường dân lập cho con.
Người mẹ cho biết, kết quả điểm thi môn Văn, Toán và tiếng Anh của con chị rất thấp, trong đó Toán bị điểm 0. Suốt nhiều năm học THCS, con chị học lực trung bình nên phải thuê gia sư kèm tại nhà nhưng vẫn không khả quan. Gia đình định hướng để con vào trường dân lập, song vẫn đi thi lớp 10 công lập.
Cũng có con bị điểm 0 môn Toán, phụ huynh khác ở Nha Trang bảo rằng không bất ngờ vì con học yếu. Những năm học THCS, điểm của cậu chỉ đủ lên lớp. Trước kỳ thi, gia đình đưa ra phương án để con lựa chọn vào trường dân lập hoặc trường nghề. Cuối cùng nam sinh quyết định đi thi nhưng nộp giấy trắng môn Toán. "Gia đình biết khả năng của con nên không ép phải vào trường công, miễn sao cháu được đến trường", người mẹ nói.
Thí sinh rời phòng thi của kỳ thi vào lớp 10 ở Khánh Hòa. An Phước
Trung tâm trẻ mồ côi tại huyện Cam Lâm có ba thí sinh thi vào lớp 10 THPT công lập, nhưng đều bị điểm liệt nên sẽ đăng ký vào trường nghề của huyện. Lý giải điều này, người quản lý cho biết mọi năm xét tuyền, năm nay Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa tổ chức thi, khiến học sinh bị áp lực tâm lý. Trước đó trường có nhiều buổi tư vấn cách chọn trường và giải mã đề thi, nhưng lúc vào phòng thi, thí sinh loay hoay, rồi nộp giấy trắng.
Bà Nguyễn Thị Lý (Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa) cho biết, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập ngày 4-5/6 được tổ chức sau 6 năm xét tuyển. Đề thi môn Toán không quá khó, nội dung xoay quanh chương trình lớp 9 và có sự phân hóa đối với học sinh. Nếu được nhà trường ôn luyện, nắm vững kiến thức thì thí sinh có thể đạt trên điểm trung bình.
"Tuy nhiên, có hàng trăm em không làm bài bị điểm 0 môn Toán, tập trung ở các vùng huyện Cam Lâm, Vạn Ninh và TP Cam Ranh", bà Lý nói.
Phó giám đốc Lý thông tin, trước ngày thi ít hôm, Sở phát hiện nhiều học sinh không đăng ký thi, muốn học các trường trung cấp nghề hoặc vào trường dân lập. Sau đó, rất đông phụ huynh đến Sở xin cho con dự thi, nên Sở chủ động tạo điều kiện. "Có thể các em đi thi theo mong muốn của gia đình", bà Lý nói.
Hiện hơn 1.000 thí sinh nộp hồ sơ vào các trường nghề ở huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa và cả huyện Khánh Sơn - đây cũng là những khu vực tập trung thí sinh điểm liệt môn Toán. Tại trường nghề, các em vừa được học văn hóa và nghề. Khi hoàn tất, các em có một nghề để đi làm, hoặc có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học. "Từ những số liệu thống kê, Sở nhận định số điểm 0 quá nhiều chủ yếu do thí sinh không muốn thi mà chọn vào trường nghề", bà Lý nói.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, với 5 trường dân lập ở Nha Trang, Sở cho chỉ tiêu và tự quyết định tuyển sinh mà không qua thi tuyển. "Thí sinh bị điểm 0 vẫn đăng ký vào trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên hay hướng nghiệp vì đã có bằng tốt nghiệp THCS", bà Lý nói.
Sắp tới, ngành giáo dục Khánh Hòa đưa ra các giải pháp chấn chỉnh, đánh giá lại chương trình dạy và học tại các trường để chấm dứt tình trạng này. Quá trình rà soát, đơn vị cũng tìm hiểu nguyên nhân có phải từ phía giáo viên không hay cả học sinh lẫn gia đình để có hướng xử lý.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Chánh văn Hoàng Anh Tú: Các cha mẹ "xin hãy cho con được quyền thất bại" Ngày 15/6, hàng chục ngàn học sinh 2004 nhận kết quả không như ý. Cú thất bại đầu đời với nhiều đứa trẻ 15 tuổi khi mà trong suốt 9 năm, hầu hết đều nhận giấy khen học sinh giỏi. Với việc Bộ Giáo Dục và Đào tạo thả dàn cho giấy khen học sinh giỏi trong suốt những năm qua, hàng chục...