Câu chuyện giáo dục: Chấp nhận con không phải là học sinh giỏi
‘Con tui 5 năm liền là học sinh giỏi. Sao lên lớp 6 nó rớt xuống học sinh khá vậy cô? Để họp về, tui phải đánh cho nó một trận mới lo học’.
Phụ huynh đừng áp lực cho con phải đạt học sinh giỏi – PHCC
Rất nhiều phụ huynh lớp 6 đã thốt lên như vậy khi biết kết quả học tập học kỳ 1 của con. Trong câu nói có chứa sự thất vọng và cả giận dữ. Đối với họ, việc con đạt loại khá là việc không thể nào chấp nhận được. Bởi trước đây, khi con còn học tiểu học, họ đã quen con mình là học sinh giỏi.
Không chấp nhận kết quả của con, nhiều phụ huynh quay sang đổ lỗi cho giáo viên đã không tận tình dạy dỗ. Trút sự tức giận lên con trẻ bằng những đòn roi và lời lẽ nặng nề. Sau cùng là nháo nhào cho con đi học thêm.
Điều đó có nghĩa là rất nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến thành tích học tập của con mà quên mất con đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học lên THCS. Chương trình học thay đổi. Cách học thay đổi. Con phải học cách làm quen. Có trẻ rất nhanh có thể theo kịp “guồng quay” nhưng cũng có trẻ sẽ “lỡ nhịp”.
Hơn nữa, ở tiểu học cách kiểm tra, đánh giá không giống THCS nên học giỏi ở tiểu học chưa hẳn đã học giỏi ở THCS.
Vậy nên, dù biết rằng ba mẹ nào cũng mong con học giỏi và sẽ thật buồn, thật khó để quen với việc con không đạt kết quả như mình hằng mong, nhưng những phản ứng gay gắt, cách xử lý nặng về đe nẹt, đòn roi của nhiều phụ huynh khi nhận kết quả của con là không nên. Bởi lẽ đổ lỗi không giải quyết được vấn đề. Và đòn roi chỉ càng làm con thêm áp lực. Lời mắng nhiếc càng làm con thêm tự ti, mất niềm tin vào bản thân. Từ đó con càng sợ học, sợ thi và sợ cả kết quả sau mỗi kỳ thi.
Muốn con tốt hơn, phụ huynh nên thay đổi cách nghĩ. Quên đi những “hào quang” con từng có ở tiểu học. Học cách chấp nhận kết quả của con ngay thời điểm hiện tại.
Xin hãy nhớ rằng con đang bắt đầu một hành trình mới và khi không đạt kết quả như mong muốn có thể con đang hoang mang, lo lắng, khổ sở. Con đang cần có sự đồng cảm, thấu hiểu và đồng hành của bố mẹ chứ không phải là những lời trách móc, những đòn roi.
Xin hãy trao đổi, thảo luận với giáo viên xem con đang ở mức độ nào. Con đang gặp khó khăn, vướng mắc ở đâu. Từ đó, tìm giải pháp giúp đỡ con thay vì trách cứ, đổ lỗi cho giáo viên.
Có như vậy, cha mẹ mới mong con tiến bộ từng ngày. Và mỗi ngày đến trường của con không nặng nề, áp lực.
Đánh giá theo Thông tư 26 nếu không nghiêm, sẽ lạm phát học sinh giỏi
Nếu các trường không nghiêm minh, không quản lý chặt chẽ thì từ năm học này sẽ có thêm rất nhiều học sinh giỏi, học sinh khá so với trước đây.
Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT có nhiều thay đổi so với trước đây.
Video đang HOT
Số lượng bài kiểm tra định kỳ của các môn học giờ đây chỉ còn bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ nên nó sẽ giảm áp lực cho đội ngũ giáo viên đứng lớp, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Tuy nhiên, có thể từ năm học này trở đi thì tỉ lệ học sinh khá giỏi sẽ nhiều hơn trước đây vì Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT có nhiều điểm mở hơn so với Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT.
Vì thế, nếu Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn mà quản lý, giám sát không tốt thì bệnh ngụy thành tích rất dễ lên ngôi, nhất là đối với những lớp có học thêm, những lớp cuối cấp.
Thông tư 26 có nhiều điểm mở hơn Thông tư 58 trước đây (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Giới hạn cột điểm nhưng không giới hạn lần kiểm tra thường xuyên
Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT vừa được Bộ ban hành đã có hướng dẫn về việc kiểm tra thường xuyên như sau:
"- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập;
- Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này".
Như vậy, chúng tôi thấy rằng các hình thức kiểm tra thường xuyên từ năm học 2020-2021 này sẽ đa dạng hơn so với Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT trước đây.
Bởi vì Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT đã hướng dẫn việc kiểm tra thường xuyên " Theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập" thì giáo viên sẽ có nhiều cách kiểm tra khác nhau.
Đặc biệt, việc hướng dẫn " Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra" sẽ tạo điều kiện cho giáo viên có thể kiểm tra nhiều lần, nếu giáo viên thấy cần thiết.
Vì nếu như các bài kiểm tra của học sinh mà điểm thấp thì giáo viên sẽ cho kiểm tra lại để "cải thiện" điểm số. Miễn sao đáp ứng đủ cột điểm quy định của tổ chuyên môn và nhà trường đã hướng dẫn theo Thông tư 26.
Hoặc, giáo viên có thể lấy điểm thảo luận nhóm, ra bài tập về nhà...Những điều này dễ phát sinh thêm những tiêu cực bởi sẽ không chính xác và công bằng cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.
Cách xếp loại học sinh theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT cũng thoáng hơn trước đây
Nếu như điều 13 của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT đã quy định tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học như sau:
" 1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường Trung học phổ thông chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường Trung học phổ thông chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường Trung học phổ thông chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ".
Nhưng, Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT thì đã sửa đổi, bổ sung như sau: " Thay thế cụm từ "của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn" tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 13 bằng cụm từ "của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ".
Điều này có nghĩa là trước đây việc xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học bị khống chế bởi 2 môn Toán và Ngữ văn thì bây giừ được mở thêm môn Ngoại ngữ nữa. Và , tất nhiên cơ hội để học sinh được xếp loại giỏi, khá, trung bình cũng sẽ nhiều hơn.
Chẳng hạn trước đây học sinh được điểm trung bình cả năm các môn là 8,0 điểm (điểm giỏi) nhưng điểm Văn và Toán được 7,9 điểm thì học sinh được xếp loại học lực "Khá", danh hiệu "Học sinh tiên tiến".
Nhưng bây giờ, theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT thì cũng điểm số như vậy nhưng môn Ngoại ngữ được 8,0 thì học sinh đương nhiên được xếp loại học lực "Giỏi", danh hiệu "Học sinh giỏi" .
Như vậy, học sinh sẽ có nhiều cơ hội để được xếp loại học lực cao hơn và cơ hội để được khen thưởng danh hiệu cũng nhiều hơn so với trước đây.
Chính vì thế, Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT đã có 2 điểm mới cơ bản và có lợi hơn cho học sinh trong việc xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học, đó là điểm kiểm tra thường xuyên chỉ giới hạn cột điểm chứ không giới hạn số lần kiểm tra.
Đồng thời, điểm khống chế không còn giới hạn 2 môn Ngữ văn và Toán mà thêm cả môn Ngoại ngữ nữa.
Trước đây, bệnh ngụy thành tích đã được nói nhiều, nhiều trường ngụy tạo thành tích nhưng bây giờ "cơ hội" để học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi và khá có thẻ còn nhiều hơn.
Vì thế, nếu các trường không nghiêm minh, không quản lý chặt chẽ thì từ năm học này sẽ có thêm rất nhiều học sinh giỏi, học sinh khá so với trước đây.
Tài liệu tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-26-2020-TT-BGDDT-sua-doi-Quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-trung-hoc-co-so-443851.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-58-2011-TT-BGDDT-Quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-trung-hoc-co-so-133268.aspx
Chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Qua đó, góp phần tạo điều kiện cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng được rèn luyện đạo đức, nhân cách và phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Lớp năng khiếu thanh nhạc ở Cung...