Câu chuyện đầu năm: Người thầy nghèo và bảy đứa con nuôi
Cuộc sống hiện đại sung túc, với mỗi chúng ta một bữa tiệc đầm ấm vào đầu năm là điều dễ làm, tuy nhiên đó lại là ước muốn xa xỉ của nhiều người. Trong đó, có người thầy giáo rời bỏ phố thị 13 năm để ở lại vùng núi xa xôi huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang lặng lẽ gieo chữ và lấy đồng lương ít ỏi nuôi 7 học trò nghèo.
Trong không khí se lạnh của những ngày đầu năm mới, chương trình Bốn mùa yêu thương đã đến với ngôi trường nhỏ ở miền rừng núi biên giới huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang để tìm hiểu về người thầy giáo dùng tiền lương ít ỏi để nuôi 7 học trò nghèo trong nhiều năm nay.
Trường tiểu học B An Hảo điểm phụ tọa lạc tại ấp Tà Lọt, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ngôi trường nhỏ với chỉ 5 phòng học và khoảng 70 học sinh nằm lọt thỏm giữa 2 dãy núi Cấm và núi Dài. Cách đây 13 năm, thầy giáo trẻ Nguyễn Quốc Thắng cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm tiểu học tại Đại học An Giang đến với trường tiểu học B An Hảo, ngôi trường đầu tiên mình được phân bổ về.
Thế nhưng, mọi tưởng tượng ban đầu nhanh chóng tan biến để nhường chỗ cho thực tế khác: một ngôi trường nghèo lụp xụp và thiếu thốn về mọi thứ, kể cả điện cũng không có. Lúc ấy, anh dự định sẽ cố bám trụ 3 năm rồi chuyển về 1 ngôi trường nào đó có điều kiện tốt hơn. Ấy thế mà thời gian thấm thoát trôi, miền đất nghèo này lại có níu chân người thầy giáo trẻ suốt 13 năm trời…
thầy giáo Nguyễn Quốc Thắng cùng những người con nuôi của mình
Thầy Nguyễn Quốc Thắng tâm sự: “Điểm xuất phát từ nhà nông đi lên, tôi luôn cố gắng học để thành tài, và khi lên đây thì tôi thấy một phần nào mình của ngày xưa. Cộng thêm là tôi nghĩ tới các em, nghĩ tới học trò, nơi đây tuy buồn thật nhưng khi được bên lũ trẻ mình cảm thấy thời gian trôi rất nhanh, chẳng còn khoảng thời gian cho bản thân suy nghĩ về sự cô đơn hay lạc lõng nữa”.
Trải lòng về lí do ở lại suốt 13 năm qua để nuôi dạy trò nghèo, thầy Thắng cho biết anh muốn giúp đỡ, xóa bớt cái nghèo khổ về vật chất và tri thức mà trẻ em ở đây đang gặp phải. Từ đó các em có niềm hy vọng vào cuộc sống. Sau này các em chính là người sẽ giúp đỡ cho mọi người ở nơi đây.
Thầy Thắng được mọi người gọi vui là “Gà trống nuôi con”, bởi ngoài việc dạy học ở trường, thầy còn dùng tiền lương của mình để nhận nuôi 7 em học sinh nghèo tại trường
Video đang HOT
Không ai có thể nghĩ tới việc một người thầy lại có thể hy sinh cả tuổi trẻ của mình cho học trò nơi biên giới xa xôi này. Với đồng lương ít ỏi của nghề giáo viên và phải trang trải cho cuộc sống của bản thân cùng 7 “đứa con” nhiều khi thầy Thắng phải ứng trước lương rồi trừ lại vào tháng sau. Tuy nhiên, anh vẫn lạc quan nói: “Điều đó với tôi không quan trọng, quan trọng là các em được đến trường, học được con chữ”.
Chia sẻ về ước mơ đầu năm mới, ngoài việc mong muốn các em khoẻ mạnh, đến trường học giỏi và trường sẽ có điện để các em tiếp cận với tri thức dễ dàng hơn, thầy còn bộc bạch mong muốn từ lâu của mình nhưng chưa làm được: “Nhiều khi muốn tổ chức bữa tiệc đúng nghĩa cho đàn con của mình nhưng điều kiện cũng không cho phép nên mình vẫn chưa làm được”.
Ở ngôi trường nghèo này, việc đảm bảo bữa ăn mỗi ngày từ đồng lương ít ỏi của giáo viên đã khó. Vì vậy mà mong muốn tổ chức một buổi tiệc tân niên dành cho 7 đứa con để các con có một bữa ăn ngon đầu năm nghiễm nhiên trở thành một nhu cầu xa xỉ…
Cuộc sống có nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng thầy Nguyễn Quốc Thắng vẫn luôn lạc quan, yêu đời với lý tưởng của mình
Một năm mới lại về, người Thầy giáo nghèo vẫn sẽ miệt mài với sự nghiệp trồng người thiêng liêng mình đã chọn. 7 đứa con của thầy, dù cuộc sống vẫn còn muôn vàn khó khăn nhưng vẫn sẽ giữ được niềm tin vào tương lai do người thầy, người cha của mình trao tặng.
Theo thegioitiepthi
Quảng Nam: Trường vùng cao nuôi heo, gà, rau cải thiện bữa ăn cho các em
Từ nguồn vốn ban đầu của các mạnh thường quân, nhiều Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) và tiểu học ở huyện miền núi Nam Trà My tổ chức nuôi heo, gà và trồng rau để cải thiện bữa ăn, tạo quỹ hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn... Đây là mô hình hỗ trợ học sinh khó khăn một cách hiệu quả, gắn kết trách nhiệm chung.
Tiếng trống trường vừa điểm giờ tan lớp, thay vì trở về khu nội trú, một nhóm học trò của Trường PTDTBT THCS Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) lại "lon ton" tiến thẳng ra phía chuồng gia súc. Lúc này, trên tay mỗi cô cậu học trò luôn có mớ rau lang, chuối rừng. Đó là thức ăn cho đàn lợn được các em tranh thủ hái vào mỗi chiều tối muộn sau giờ học ở trường. Hình ảnh này xuất hiện trong hai năm học vừa qua tại trường.
Đàn heo của các em học sinh Trường PTDTBT THCS Trà Leng
Cô Nguyễn Thị Vân Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trước thềm khai giảng năm học 2017-2018, nhờ sự kết nối của thầy Nguyễn Trần Vỹ (cán bộ Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My, chủ nhiệm câu lạc bộ Kết nối yêu thương), nhà trường đón nhận sự ủng hộ về vật chất của các tấm lòng thiện nguyện. Với số tiền 10 triệu đồng, sau khi hội ý cùng thầy Vỹ, giáo viên trong trường đã quyết định mua 12 con heo tặng cho học trò nghèo.
Số heo này được nuôi tại nhà trường, nơi có miếng đất còn trống. Cả thầy trò cùng bắt tay làm chuồng trại, tranh thủ thời gian sau mỗi buổi học, thầy cô cùng các em nấu thức ăn, chăm sóc đàn heo. Những ngày cuối tuần, trách nhiệm chăm sóc được các nhân viên cấp dưỡng, bảo vệ cùng tham gia.
Vườn rau tại Trường PTDTBT THCS Trà Mai
Nhờ nguồn thức ăn dồi dào, được chăm sóc chu đáo, đàn heo lớn rất nhanh. Dịp Tết Mậu Tuất 2018, nhà trường xuất bán 6 con với giá bình quân 80 nghìn đồng/kg heo hơi. Số tiền thu được, nhà trường đã mua nhu yếu phẩm và tặng kèm 100 nghìn tiền mặt cho 11 học sinh về ăn tết cùng gia đình, tặng nhiều phần quà bánh cho các học sinh khó khăn khác. Bên cạnh đó, nhà trường cũng mua lại 7 heo con để tiếp tục quay vòng đàn, chủ động nguồn thực phẩm cho học sinh nội trú; đồng thời giữ nguồn quỹ khi có trường hợp cần hỗ trợ.
Nhận thấy mô hình này hỗ trợ các em học sinh khá hiệu quả, một số trường khác trên địa bàn Nam Trà My cũng triển khai mô hình này. Trường PTDTBT THCS Trà Mai, một xã vùng cao khác của huyện Nam Trà My, trong năm học 2018-2019 nhà trường có 242 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số Ca dong đến ở để học tập, trong đó có 70 em học sinh ở thôn 1 và 2.
Đàn heo đang nuôi tại Trường PTDTBT THCS Trà Mai
Thầy Nguyễn Khắc Điệp - Hiệu trưởng trường cho biết, 70 em học sinh này không thuộc thôn đặc biệt khó khăn nhưng các em này có nhà quá xa, đi lại quá khó khăn để đến trường học tập nhưng các em không được hưởng chế độ học sinh bán trú theo quy định nên các em này có nguy cơ bỏ học. Để tạo điều kiện cho các em có điều kiện để học tập, nhà trường tổ chức hướng dẫn cho học sinh chăn nuôi heo, gà để có thêm nguồn thu.
Cùng nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm chăm lo cho các em, nhà trường tổ chức cho các em trồng rau để cải thiện thêm bữa ăn, bên cạnh đó nhà trường thu mua cây dược liệu như chè dây giảo cổ lam của người dân rồi hướng dẫn học sinh chế biến và bán để kiếm thêm thu nhập, góp vào bếp ăn để chăm lo cho các em được tốt khi đến trường ở lại nội trú nhà trường học tập và duy trì tốt sỹ số học sinh ra lớp.
Nhờ hỗ trợ của các mạnh thường quân, trong năm học 2018-2019 này, nhà trường mua được 10 con heo giống, thầy cô cùng các em chung tay xây dựng chuồng trại. Thầy cô hướng dẫn các em đi lấy rau, tận dụng thức ăn thừa nuôi heo. Dự kiến Tến Nguyên đán 2019, trường sẽ xuất chuồng 5 con với hơn 2 tạ hơi. 5 con còn lại sau Tết sẽ xuất chuồng.
"Việc tổ chức chăn nuôi, trồng rau, sơ chế dược liệu còn giúp cho các em có thêm kỹ năng biết lao động để sau này các em lớn lên biết cách làm ăn, để có cuộc sống tốt hơn và các em về hướng dẫn cho gia đình làm ăn chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn", thầy Điệp chia sẻ.
Cũng theo thầy Điệp, việc chăn nuôi, trồng rau, chế biến chè dây giảo cổ lam, nhà trường phân cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường hướng dẫn cho các em làm, từ đó các em thấy thích thú và có nguồn kinh phí để được ở lại nội trú nhà trường học tập, từ đó hạn chế được học sinh bỏ học giữa chừng, đồng thời các em đi học chuyên cần hơn.
"Mong muốn của thầy cô là có được diện tích đất gần trường để tổ chức chăn nuôi, trồng rau được nhiều hơn và giáo dục tốt kỹ năng cho học sinh, tạo niềm vui khi các em sống xa gia đình, xem trường là ngôi nhà thứ hai của các em", thầy Điệp cho biết.
Còn tại Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập, trong năm học 2018-2019 này trường cũng tổ chức nuôi heo, trồng rau tại điểm trường chính để hỗ trợ cho học sinh bán trú của trường. Hiện trường có diện tích 200m2 trồng rau, cải các loại. Thầy Lê Huy Phương - Hiệu trưởng trường "khoe" hiện trong chuồng của trường cũng đang nuôi 16 con heo và sắp xuất chuồng. Số tiền bán heo gây quỹ và mổ cho học sinh trong trường ăn. Việc làm này, theo thầy Phương là để cải thiện bữa ăn cho các em học sinh bán trú, giúp các em có bữa ăn hàng ngày ngon hơn.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thịt heo đen bản địa rất cao, giá bán heo hơi cũng cao. Việc thu hồi vốn để gây quỹ hỗ trợ cho học sinh, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cung cấp cho bếp ăn tập thể, cũng như quay vòng nguồn vốn để duy trì đàn heo có nhiều thuận lợi. Hiện mô hình này được Công đoàn ngành giáo dục huyện Nam Trà My phát động các đơn vị trường học trên địa bàn hưởng ứng, nhằm có điều kiện cải thiện bữa ăn tập thể và giúp đỡ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Chia sẻ về chương trình giúp đỡ học sinh đã được áp dụng ở huyện, thầy Nguyễn Trần Vỹ - cán bộ Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My cho biết, mô hình này bắt đầu phát huy hiệu quả ở một số trường trên địa bàn huyện. Nhờ đó, các trường cũng có nguồn thu để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn và bữa ăn của các em bán trú cũng được "tươm tất" hơn. Hy vọng, mô hình giúp đỡ học trò nghèo này sẽ mang lại những tín hiệu tích cực và chắc chắn được nhân rộng cho tất cả các trường trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Công Bính
Theo Dân trí
Gia Lai Ước mơ "cơm có thịt" của những học trò nghèo giữa vùng "chảo lửa" Những học trò nghèo ở vùng "chảo lửa" phía Đông Nam (tỉnh Gia Lai) phải sống trong cảnh khó khăn, đặc biệt mồ côi, thiếu thốn hơi ấm của cha mẹ. Nhưng vượt lên chính mình, các em đã trở thành những tấm gương sáng về ý chí, nghị lực, tinh thần hiếu học nơi vùng "hoang mạc" này. Cậu bé mồ côi...