Câu chuyện đằng sau sự kết nối văn hóa giữa Nhật Bản và Hawaii
Từ lâu, Hawaii đã trở thành một trong những điểm đến phổ biến nhất với khách du lịch Nhật Bản trong các kỳ nghỉ.
Theo báo cáo xu hướng du lịch trong năm 2022 ở công ty du lịch nội địa Nhật Bản HIS, Hawaii là điểm đến có nhiều du khách nước ngoài đặt phòng nhất trong kỳ nghỉ hè, ước tính 20% du khách nước ngoài đã đặt phòng thông qua công ty du lịch.
Ảnh minh họa. Nguồn: CNN
Theo CNN, hai hãng hàng không lớn nhất của Nhật Bản là ANA và JAL lần đầu tiên khởi động lại các chuyến bay hàng ngày đến Hawaii vào tháng 7 và tháng 6 kể từ sau đại dịch.
“ANA và JAL đều nhận ra rằng Hawaii là điểm đến đầu tiên mà du khách Nhật Bản muốn quay lại khi họ lựa chọn du lịch nước ngoài. Và khách Nhật Bản đến Hawaii có thể tự do đi lại mà không cần xin thị thực”, ông Kotaro Toriumi, nhà phân tích hàng không và du lịch của Nhật Bản cho biết. “Các hãng hàng không này đang tăng cường các chuyến bay đến Hawaii… tất cả những gì họ đang làm là quảng cáo cho các chuyến đi”.
Tình yêu của người dân Nhật Bản với Hawaii có thể tóm tắt bằng một từ: iyashi. Trong tiếng Anh, ý nghĩa của từ iyashi là “chữa lành” hoặc “thoải mái” nhưng còn bao hàm cảm giác tự do và thư thái khiến nhiều người Nhật liên tưởng khi ở Hawaii.
Càng nổi tiếng, giá cả càng cao
Theo CNN, mặc dù tình yêu của du khách Nhật Bản dành cho Hawaii đã có từ nhiều thập kỷ trước nhưng sẽ mất một thời gian dài mới có thể đạt được doanh thu đỉnh cao giống như trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Trước đại dịch, du khách Nhật Bản chiếm số lượng lớn nhất trong số lượng khách du lịch nước ngoài ở Hawaii. Dựa trên dữ liệu của Cơ quan Du lịch Hawaii, khách du lịch Nhật Bản thường chi số tiền lớn với khách lẻ khi đến đây. Số lượng khách du lịch đến Hawaii từ Nhật Bản đã giảm 95,2% trong nửa đầu năm 2022, đạt 34.925 lượt khách so với 734.235 lượt trong năm 2019. Du khách Nhật Bản đã chi tiêu khoảng 86,7 triệu USD ở Hawaii trong nửa đầu năm 2022, giảm 91,6% so với 1,03 tỷ USD trong năm 2019.
Một nguyên nhân khác là sự giảm giá của đồng yên Nhật. Chi phí của người Nhật Bản đến Mỹ đang trở nên đắt đỏ hơn nhiều do đồng yên giảm giá so với đồng đô la Mỹ. Mặc dù vậy, hầu hết giá vé máy bay đến Hawaii là dành cho hạng ghế thương gia và phổ thông cao cấp.
“Du khách muốn đến Nhật Bản hiện tại phải là người giàu có hoặc những người có mức lương cao vì chi phí này có thể trong tầm kiểm soát của họ”, ông Toriumi nói thêm.
Trải nghiệm Hawaii nhưng vẫn ở Nhật Bản
Theo CNN, với những người không thể đến Hawaii, ngành du lịch Nhật Bản đã mang đến trải nghiệm Hawaii ở địa phương. Các lễ hội theo chủ đề Hawaii, bao gồm vũ công hula, người chơi đàn ukulele và xe bán đồ ăn Hawaii đang trở nên cực kỳ nổi tiếng ở Nhật Bản. Những lễ hội này diễn ra ở các thành phố đô thị như Tokyo, Yokohama, Osaka và ở vùng nông thôn như Ikaho Onsen, một thị trấn suối nước nóng ở tỉnh Gunma.
Video đang HOT
Ông David Smith, Giám đốc điều hành của Leiland Grow, một công ty có trụ sở tại Nhật Bản chuyên tổ chức các buổi hòa nhạc và sự kiện theo chủ đề Hawaii cho biết, văn hóa Hawaii luôn duy trì ở Nhật Bản.
“Tôi nghĩ rằng những lễ hội theo chủ đề này sẽ mang văn hóa Hawaii đến gần hơn với người dân Nhật Bản”, ông Smith nói.
Ngoài các lễ hội định kỳ, nhiều nhà hàng Hawaii cũng được mở ở khắp Nhật Bản.
Punalu’u, một nhà hàng ấm theo chủ đề Hawaii ở Yachiyo, Chiba đã trang trí hàng loạt các kỷ vật đặc trưng của Mỹ và Hawaii. Chiếc mô tô Harley Davidson được trang trí làm trung tâm cạnh bức tường và tấm ván lướt sóng mang đậm phong cách Hawaii. Chủ cửa hàng là ông Yuji Nonaka và vợ là bà Kiyomi Nonaka đã mở cửa hàng cách đây 14 năm. Bà Kiyomi đã thể hiện tình yêu của mình với Hawaii trong các chủ đề ở nhà hàng.
Ông Yujin Yaguchi, Giáo sư Đại học Tokyo đã nghiên cứu rất nhiều về Hawaii và mối quan hệ văn hóa giữa Mỹ và Nhật Bản trong những năm qua. Ông Yaguchi nói rằng Hawaii chiếm số lượng lớn người dân Nhật Bản nhập cư đến và điểm đến này đã trở nên quen thuộc cũng như dễ dàng hơn với khách du lịch Nhật Bản. Họ hàng người Nhật Bản thường đến thăm nhau ở Hawaii, mối nhân duyên vượt qua rào cản ngôn ngữ.
Theo dữ liệu khảo sát cộng đồng Mỹ do Cục Điều tra Dân số Mỹ thực hiện, nghiên cứu trong khoảng thời gian 2016 – 2020 cho biết, 22,3% cư dân Haiwaii là người Nhật Bản.
“Ngày nay, tôi nghĩ rằng người dân ở Hawaii nói tiếng Nhật vì mục đích kinh doanh. Việc dễ dàng tiếp cận những người có khả năng hiểu tiếng Nhật cũng là xu hướng mà du khách Nhật muốn đến đây nhiều hơn”, ông Yaguchi nói.
“Hawaii đã trở thành thiên đường bãi biển và cũng là thiên đường mua sắm của người Nhật Bản từ những năm 1990. Sau đó, bởi những thay đổi, khái niệm Hawaii không phải là một thiên đường mua sắm mà còn hơn thế nữa, chẳng hạn như một loại địa điểm của iyashi (du lịch chữa lành)”.
Bên cạnh đó, bữa trưa trên đĩa cũng là một sản phẩm của nền tảng đa văn hóa của Hawaii. Thông thường, đó là hai muỗng cơm trắng, một phần salad mì ống và một phần sốt mayonnaise. Nếu sự lựa chọn của du khách thiên về protein, thường được dùng kèm với nước thịt mặn đậm đà.
“Vào thời điểm khó khăn vì Covid-19, người dân Nhật Bản không thể đến Hawaii. Chúng tôi đã phục vụ khách hàng trong nước theo phong cách của Hawaii, tất nhiên không thể giống hoàn toàn. Người dân đến đây sẽ ăn những món ăn của Hawaii và trải nghiệm những bản sắc của Hawaii”, ông Kota Matsuda, Giám đốc điều hành của Eggs ‘n Things Japan, cửa hàng nổi tiếng với các bữa sáng và thức ăn đến từ vùng Hawaii cho biết./.
Văn hóa tắm tiên mất dần ở Nhật Bản
Các nhà tắm công cộng đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ khi người Nhật xác định lại ý nghĩa của việc tắm chung, không mặn mà với văn hóa sento.
Khỏa thân, ngâm mình tắm rửa và gặp gỡ bạn bè, hàng xóm trong các sento (dạng nhà tắm công cộng) là một truyền thống quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, theo The Guardian.
Tuy nhiên, sau gần 500 năm xuất hiện tại Tokyo, các sento không còn hút khách như trước và đối mặt với nguy cơ biến mất khi người Nhật bắt đầu xác định lại ý nghĩa của việc tắm chung.
Các nhà tắm công cộng dần mất khách và phải đóng cửa ở Nhật Bản. Ảnh: sabukaru.
Từ thời hoàng kim đến giai đoạn mai một
Sau Thế chiến thứ 2, sento xuất hiện và nhanh chóng lan rộng tại Nhật. Do nguồn tài nguyên khan hiếm, nhiều nhà không có phòng tắm riêng nên người Nhật thấy cần thiết phải sử dụng sento để giữ vệ sinh cá nhân.
Vào thời kỳ hoàng kim, cuối những năm 1960, có gần 18.000 nhà tắm công cộng ở Nhật Bản và 2.800 nhà tắm chung ở Tokyo, theo hiệp hội sento.
Tại nhiều quốc gia, ý tưởng tắm chung với một nhóm người lạ có vẻ khó xử. Nhưng tại xứ sở hoa anh đào, sento đã phát triển thành một nét văn hóa. Mọi người đến nhà tắm công cộng không chỉ để tắm mà còn để giao tiếp, thư giãn.
Thành tựu kinh tế của Nhật Bản thời hậu chiến đã giúp các gia đình thuộc tầng lớp lao động mua những ngôi nhà mới, nơi mọi người có được sự riêng tư trong nhà tắm riêng thay vì đến phòng tắm công cộng.
Sento kiểu cũ tại Nhật Bản chỉ thu hút khách hàng lớn tuổi. Ảnh: Reuters.
Khi xã hội ngày càng phát triển, những spa cung cấp đầy đủ các dịch vụ thư giãn tiếp tục đe dọa vị thế của sento. Covid-19 bùng phát được xem là "đòn chí mạng" đối với các nhà tắm công cộng.
Hiện tại, số lượng sento trên toàn nước Nhật chỉ còn khoảng dưới 2.000, với khoảng 400 trong số này nằm ở Tokyo.
Các chủ sở hữu sento lớn tuổi đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người tiếp quản cơ sở kinh doanh do gia đình điều hành, trong khi nhiều nhà tắm khác bị nuốt chửng bởi quá trình tái phát triển tràn lan.
Trong đại dịch Covid-19, giá nhiên liệu tăng cao càng khiến cho truyền thống hadaka no tsukiai (khỏa thân tập thể) có nguy cơ trở thành di tích văn hóa trong tương lai gần.
"Chi phí như tiền điện hay tiền lương không thay đổi, nhưng chúng tôi có ít khách hơn rất nhiều và đang phải chịu thua lỗ", anh Shimbo, người đàn ông 41 tuổi của gia đình đã có 3 thế hệ quản lý phòng tắm công cộng Daikoku-yu ở phía đông bắc Tokyo, chia sẻ.
Thay đổi
Một nhóm chủ sở hữu nhà tắm công cộng không chấp nhận đóng cửa doanh nghiệp đang cố gắng thay đổi để níu chân khách hàng.
Những người này nghĩ ra mô hình sento kiểu mới, nơi khách hàng không chỉ đến tắm và ngâm nước nóng mà còn có các trải nghiệm thú vị hơn như: uống bia thủ công, tham gia sự kiện âm nhạc, dùng bữa ngoài trời, đặt phòng nghỉ qua đêm...
Sam Holden, người Mỹ đồng sáng lập Sento & Neighborhood vào năm 2020, đã biến nhà tắm cũ ở phía bắc Tokyo và ngôi nhà bị bỏ hoang bên cạnh thành một không gian sento kiểu mới với nhà tắm, phòng đọc sách, nhà ăn, phòng nghỉ ngơi.
"Có rất nhiều người lớn tuổi trong khu phố này, vì vậy chúng tôi không muốn thay đổi thương hiệu sento, nhưng cần làm cho nó mới mẻ hơn để chào đón những khách hàng mới. Bạn có thể bắt gặp cả đàn ông, phụ nữ, người già, người trẻ, du khách khi đến đây", Holden nói.
Những thách thức mà nhà tắm công cộng đang phải đối mặt không làm nản lòng Sanjiro Minato, người đã từ bỏ công việc làm công ăn lương "nhàm chán" và tiếp quản nhà tắm Ume-yu ở Kyoto vào năm 2015.
"Tôi rất thích đến sento khi còn là sinh viên và tôi thấy buồn trước thực tế sa sút của ngành", Minato cho hay.
Các chủ sento buộc phải thay đổi, cải tạo cơ sở để có thể tồn tại. Ảnh: Reuters.
Khi Minato tiếp quản sento, hầu hết khách hàng của anh là những người lớn tuổi, nhưng bây giờ hơn một nửa ở độ tuổi 20-30.
"Vấn đề là những người trẻ tuổi không thực sự hiểu sento là gì, nhưng mạng xã hội đã giúp thay đổi điều đó".
Shinobu Machida, chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về sento, cho biết các nhà tắm công cộng kiểu cũ sẽ tiếp tục đóng cửa, nhưng tin rằng sento kiểu mới có tương lai đầy hứa hẹn.
"Giới trẻ tuổi đang quan tâm hơn đến sento và những người chủ mới đang thử một cách tiếp cận mới để giữ chân khách hàng", Machida nói.
Machida, người đã đến 3.800 nhà tắm công cộng trong hơn 40 năm qua, nói: "Người phương Tây không nghĩ về nhà tắm giống như người Nhật. Họ chỉ quan niệm nhà tắm là nơi có thể vệ sinh cá nhân. Nhưng ở Nhật Bản, nhà tắm có một vai trò khác, quan trọng không kém, đó là để thư giãn về tinh thần và thể chất. Tắm trong sento giống như một trải nghiệm tâm linh".
Ngàn trải nghiệm thú vị từ chuỗi sự kiện văn hóa, lễ hội tại Sun World Ha Long Với chuỗi sự kiện văn hóa, nghệ thuật độc đáo cùng thế giới trò chơi và trải nghiệm hấp dẫn tại tổ hợp vui chơi giải trí lớn nhất miền Bắc, hành trình Take me to Sun World Ha Long mang tới cho du khách những khoảnh khắc cuối hè cực đã. Độc đáo hàng loạt sự kiện, lễ hội Tiếp nối hành...