Câu chuyện của những “cử nhân nghiện”
“Nếu mọi người cho chúng tôi một cơ hội, nếu xã hội cho chúng tôi một con đường sống thì nhất định chúng tôi sẽ sống tốt. Hãy cho chúng tôi một lối về !…”. Đó là những lời tâm sự một học viên ở Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 5 Hà Nội.
Cử nhân Luật nghiện ma túy
Câu chuyện giữa tôi và các học viên ở Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 5 trong một buổi chiều tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày. Thế giới phòng chống ma túy được bắt đầu bằng câu hỏi của Nguyễn Ngọc D, rằng tôi vào đây có sợ không?. Sau những giây phút e dè, nghi kị, tôi đã được nghe những phận người từng quằn quại vì ma túy ấy vén bức màn che phủ cuộc đời mình.
Đã sắp hết thời hạn 2 năm ở Trung tâm giáo dục lao động xã hội để trở về với cuộc sống của một người bình thường, nhưng Phạm Vương Đ, người đàn ông 35 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội vẫn còn chưa hết ngỡ ngàng trước tan vỡ hạnh phúc gia đình chỉ vì chót đam mê “nàng tiên nâu”.
Với một người có bằng Cử nhân Luật, từng đảm nhận vai trò quan trọng trong một công ty lớn thì chuyện kiếm một việc làm, chí ít là để nuôi sống bản thân mình sẽ không có gì khó khăn. Anh Đ đau xót thốt lên: “Nhưng còn hạnh phúc gia đình, uy tín và danh dự của bản thân… Ma túy là một vết nhơ không thể nào tẩy rửa được”.
Anh kể, ngày anh bị cưỡng chế đưa vào Trung tâm, vợ anh đã lập tức làm đơn li hôn. Ngày anh đi, cô con gái bé bỏng của anh mới 3 tuổi, nay con đã 5 tuổi. Suốt hai năm ấy, anh đã không thể được nhìn thấy mặt con mình, không được nhìn con lớn lên. Cái hạnh phúc gia đình anh, xưa là niềm mơ ước của bao người thì nay chỉ còn lại niềm tiếc nuối khôn nguôi…
Ngừng lại câu chuyện buồn đời mình, anh Đ quay sang bên cạnh “khoe” với tôi anh bạn “đồng môn” tên Nguyễn Tiến Th: “Cùng học Đại học Luật với tôi đó, sau mấy khóa”. Khác với anh Đ, dù đã 33 tuổi, anh Th chưa bao giờ có vợ để mà bị … vợ bỏ.
“Kể từ khi bị đuổi khỏi trường đại học vì nghiện ma túy khi đang là sinh viên năm thứ ba đến nay, tôi đã trôn vùi suốt 10 năm tuổi trẻ của mình ở các trại cải tạo, các trung tâm cai nghiện ma túy. Thời gian tôi sống ngoài xã hội quá ít, chẳng kịp làm cái gì thì đã lại phải đi” – anh Th tâm sự.
“Hãy cho chúng tôi một lối về…”
Theo chị Trần Thị Hương, cán bộ giáo dục của Trung tâm, có trường hợp, cả hai anh em, nhà ở Đan Phượng, Hà Nội, đều được đưa vào đây để cai nghiện. Bố mẹ của họ, người thì ở trại giam trong Thanh Hóa, người thì ở trại giam trên Thái Nguyên vì tội buôn bán ma túy.
Video đang HOT
Hay như trường hợp của cậu bé Nguyễn Ngọc D (22 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội) với khuôn mặt ngây tròn, vẫn chưa hết cái tính lém lỉnh rất trẻ con. D kể, bố mẹ em là công nhân nghỉ hưu. Anh trai em 33 tuổi nhưng đã nghiện ma túy gần hai chục năm nay. “Suốt tuổi thơ của em sống cùng với ma túy, đã hiểu hơn ai hết ma túy nó hủy hoại con người ta như thế nào. Anh trai em ra tù vào tội suốt.
Anh ấy đi tù 5 lần rồi. Em đã trải qua tuổi thơ và tuổi thiếu niên bồng bột mà không vướng vào ma túy. Nhưng cuối cùng, ở cái tuổi bắt đầu trưởng thành, phải tự chịu trách nhiệm với những việc làm của mình thì không hiểu sao em lại đâm đầu vào”.
“Không bao giờ nghĩ là mình sẽ nghiện”, Lê Xuân A (27 tuổi, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ. Hơn chục năm qua, dù đã đi qua rất nhiều các trung tâm cai nghiện từ tự nguyện đến bắt buộc, nhưng Xuân A vẫn chưa đoạn tuyệt được với “nàng tiên nâu”. Vào Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 5 lần này, Xuân A lại một lần nữa nuôi hi vọng từ bỏ được ma túy và làm lại từ đầu.
“Như mình vẫn còn là hạnh phúc nên phải cố gắng thôi. Một người bạn của mình, anh Nguyễn Xuân H, cũng đang ở trong Trung tâm này còn thảm hơn nhiều. Bố mẹ H cũng chia tay nhau. Mẹ H buôn bán ma túy. Cả 3 mẹ con cùng nghiện. Nay mẹ và anh trai đều chết vì sida cả rồi, bố H cũng mới chết. Cả nhà chỉ còn lại một mình H thôi” – Xuân A ngậm ngùi kể.
Rời khỏi Trung tâm, men theo con đường gió bụi trở về, tôi mang theo hành trang nặng trĩu lời nhắn gửi như cầu xin của D: “Nếu mọi người cho chúng tôi một cơ hội, nếu xã hội cho chúng tôi một con đường sống thì nhất định chúng tôi sẽ sống tốt!”.
Theo PLXH
Diễm Hương rực rỡ đi chấm thi sắc đẹp
Hoa hậu Thế giới người Việt đặc biệt nổi bật khi xuất hiện tại đêm chung kết cuộc thi Hoa khôi Đại học Luật TP HCM 2011, với trang phục ton sur ton đỏ rực. Vẻ quyến rũ của "giám khảo" Diễm Hương có phần "lấn át" nhan sắc chớm nở của các thí sinh trong đêm.
Hoa hậu Diễm Hương chọn diện trang phục đỏ rực rỡ, tôn lên vẻ thanh lịch của cô khi xuất hiện trong vai trò thành viên ban giám khảo.
Người đẹp thường xuyên khoe nụ cười tươi tắn, rạng rỡ khi các ống kính hướng vào.
Đồng hành trong vai trò giám khảo cùng với Diễm Hương còn có nhà thiết kế Minh Châu. Anh cũng là người hỗ trợ áo dài cho các thí sinh trong đêm thi chung kết.
Diễm Hương tự tin đưa ra những câu hỏi ứng xử dành cho các thí sinh. Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt, Diễm Hương cũng được khán giả đánh giá cao bởi phong cách giao thiệp tự nhiên, trôi chảy.
Diễm Hương và nhà thiết kế Minh Châu bên cạnh các thí sinh đoạt giải trong đêm.
Giải Hoa khôi Đại học Luật TP HCM năm nay thuộc về nữ sinh Hồ Thị Xuân Phụng.
Xuân Phụng sở hữu chiều cao 1m71, cân nặng 50 kg, số đo 87-60-90. Điều thú vị, cô có chiều cao và cân nặng tương đồng với "giám khảo" Diễm Hương.
Nữ sinh Lưu Hồng Ngọc đoạt giải Á khôi 1 cùng giải thưởng "Ứng xử hay nhất".
Ngoài ngôi vị Á khôi 2, nữ sinh Minh Loan còn đoạt thêm hai giải Miss Áo dài và Miss Tài năng.
Xuân Thùy là 1 trong 5 gương mặt của top 5.
Nữ sinh Châu Thanh cũng vào đến top 5.
Thùy Linh đoạt giải Miss Thân thiện.
Theo ngoisao
Một nữ sinh nhảy lầu tự tử ở Đại học Luật Tòa nhà, nơi xảy ra vụ việc "Đúng là có vụ tự tử xảy ra hồi 22g ngày 20-10 tại khu nhà E ký túc xá trường Đại học Luật. Nạn nhân là Lê Thị Thảo, khoảng 20 tuổi, quê ở Thanh Hóa...", một cán bộ Ban quản lý ký túc xá Đại học Luật tiết lộ. Thông tin một nữ sinh nhảy...