Câu chuyện cảm động của nữ sinh mồ côi đậu ĐH
Bố mẹ mất sớm, em Đỗ Thị Hiền (SN 1994, thôn Phúc Lý, xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã cố gắng, nỗ lực vươn lên và vừa thi đậu vào trường ĐH Hồng Đức. Nhưng phía trước cô học trò mồ côi còn biết bao khó khăn, thử thách đang đón đợi…
Sớm chịu cảnh mồ côi
Câu chuyện về cô nữ sinh nơi làng quê nghèo khiến nhiều người không cầm được nước mắt khi tiếp xúc với em. Trong câu chuyện em kể mà dòng nước mắt cứ lăn dài trên đôi gò má. Hiền nhớ lại ký ức, năm 1987 bố mẹ em cưới nhau, vài năm sau, mẹ em bị căn bệnh hạch hành hạ, sức khỏe ngày càng yếu, tóc rụng gần hết. Bố em đã cố gắng đi làm thuê ở nhiều nơi để lấy tiền mua thuốc men chữa trị cho mẹ.
Năm 1994, Hiền chào đời trong niềm vui, niềm hạnh phúc của bố mẹ. Rồi 3 năm sau, em trai Đỗ Trọng Hậu ra đời. Đó cũng chính là niềm an ủi, hạnh phúc lớn của gia đình anh Đỗ Trọng Thả. Anh chị càng cố gắng làm ăn hơn để lấy tiền cho con ăn học. Chị Luyến hàng ngày ở nhà lặn lội cùng mấy sào ruộng, chăn nuôi lợn, gà. Còn anh Thả phải chạy đi làm thuê nhiều nơi để kiếm từng đồng về cho vợ con.
Trong khi anh Thả đang đi làm ăn bỗng nhiên bị đổ bệnh, anh phải rời bỏ công về chữa bệnh. Năm 2006, do căn bệnh ung thư gan quá nặng nên anh đã rời bỏ 3 mẹ con chị Luyến ra đi mãi mãi.
Nuốt nỗi đau mất chồng, mất bố, mẹ con chị Luyến chỉ biết gắng gượng vượt qua. Trong nước mắt, Hiền tâm sự: “Bố em mất đi, mẹ con em nhiều ngày chỉ biết ôm nhau mà khóc, thương bố lắm, khi đó mẹ cũng mang trong mình một căn bệnh, em lo sợ và ôm chặt mẹ không muốn mình lại mất đi một người mẹ nữa”.
Thương mẹ ốm đau, vất vả nuôi các em ăn học, hàng ngày Hiền và em đi học còn một buổi ở nhà giúp mẹ công việc nhà. Năm 2009, mẹ con Hiền đã vay ngân hàng số tiền 15 triệu để lo thuốc men và xây tạm ngôi nhà bếp. Hạn phải trả cho ngân hàng là năm 2014.
Rồi điều không may xảy đến khi căn bệnh cũ tái phát khiến mẹ Hiền không thể nào chống cự nổi. Biết bao nhiêu tiền của anh em và các nhà hảo tâm ủng hộ đều dồn hết để chữa trị cho chị Luyến nhưng vào giữa tháng 11/2011, chị Luyến ra đi để lại hai con bơ vơ. Khi ấy Hiền đang học lớp 11.
Hiền thắp nhang thành kính báo niềm vui đỗ Đại học cho bố mẹ nơi chín suối.
Cuộc sống càng thêm khó khăn, đầy thử thách mà hai chị em phải đối mặt. Những ngày không còn cha mẹ bên cạnh, Hiền chỉ biết ôm đứa em nhỏ vào lòng than khóc. Rồi Hậu cũng được đưa vào trại trẻ mồ côi SOS. Còn mình Hiền với căn nhà trống vắng, em đã cố gắng học tập và đi cấy thuê và làm nhiều việc để chắt bóp lấy tiền ăn học.
Khi bố mẹ mất cũng là lúc Hiền phải tự mình lo cho cuộc sống, hàng ngày sau buổi đi học về Hiền lại tất bật với công việc đi cấy, gặt thuê mỗi buổi em kiếm được 60 nghìn đồng. Với số tiền ít ỏi dành dụm được, Hiền dùng để sống qua ngày và mua đồ dùng học tập.
Canh cánh nỗi lo vào giảng đường ĐH
Video đang HOT
Hiền nhập học đã được hơn một tuần tại Trường ĐH Hồng Đức, khoa Sư phạm Địa Lý. Tôi đến thăm nhà trong một ngày em được nghỉ học. Vẫn căn nhà đơn sơ, trống vắng có phần lạnh lẽo. Hiền đang lau bàn thờ cha mẹ.
Nhìn lên di ảnh của bố mẹ, Hiền tâm sự: “Trước lúc bố, mẹ mất có dặn em phải cố gắng học tập thật tốt, bố mẹ không thể ở bên con, chăm sóc con được nữa. Hai chị em cố gắng bảo ban nhau mà học hành cho tốt”.
Ngày nhận giấy báo nhập học, Hiền vừa mừng, vừa lo. Hiền bồn chồn chạy sang bên nhà mấy bác hàng xóm thăm hỏi và báo tin em đã đỗ ĐH. Mọi người hàng xóm trong làng đều động viên, khuyến khích, ủng hộ Hiền đi học.
Ông Nguyễn Văn Thêu, người cùng xóm chia sẻ: “Hiền là một cô gái giàu nghị lực, gia cảnh khó khăn bố mẹ mất sớm. Cháu cũng là một tấm gương vượt khó nhất trong xóm, giờ cháu nó thi đỗ, bà con chúng tôi rất vui mừng. Mong sao cháu nó cố gắng vượt qua con đường đại học còn nhiều chông gai phía trước”.
Với mong muốn được đi học, thực hiện bằng được lời hứa mà Hiền hứa với bố mẹ, cùng những lời động viên, an ủi của bà con lối xóm, Hiền đã cố gắng để tiếp tục đi học bằng mọi cách.
Nỗi lo xen lẫn sự vui buồn khi nhận được giấy nhập học.
Khi được hỏi khi vào đại học phải đóng rất nhiều thứ tiền, và chỗ ăn, ở em phải làm thế nào, Hiền không ngại ngần chia sẻ: “Em sẽ cố gắng đi tìm việc làm thêm mong sao có tiền trang trải nghiệp học, số phận đã vậy thì phải cố gắng. Cô, chú cũng khó khăn nên chỉ giúp được phần nào đó thôi, một phần em cũng phải bươn chải để tự nuôi thân anh ạ!”,
Lau giọt nước mắt lăn trên má, Hiền tâm sự: “Bố mẹ em không biết ở dưới suối vàng có biết em đậu đại học không, em đã thực hiện lời hứa trước lúc bố mẹ mất. Mong nơi chín suối bố, mẹ cũng an lòng”.
Ông Nguyễn Văn Trì – trưởng thôn Phúc Lý cho biết: “Hoàn cảnh của Hiền đặc biệt khó khăn nhất trong xóm, dân làng ở đây ai cũng đùm bọc yêu thương cháu. Bố mẹ mất sớm nhưng Hiền là người biết vượt qua khó khăn. Điều đó khiến chúng tôi rất khâm phục nghị lực của Hiền. Mong rằng các cơ quan ban ngành quan tâm, giúp đỡ cháu vượt qua khó khăn này”.
Chúng tôi rời căn nhà Hiền cũng là lúc trời về chiều tối, hình ảnh cô gái mồ côi cứ hiện lên trong tâm trí. Không biết rồi đây, Hiền có thực hiện được ước mơ của mình trong khi cuộc sống khó khăn đang đón đợi em phía trước…
Hữu Chí – Duy Tuyên
Theo dân trí
Cô gái leo dừa mướn đậu hai trường ĐH
Trương Ngọc Lan Phương 18 tuổi ở ấp Hòa An, xã Hòa Lộc (Tam Bình, Vĩnh Long), con út trong gia đình 10 anh em, có nhiều người mang trọng bệnh. Từ nhỏ, Lan Phương phải leo dừa mướn kiếm tiền ăn học, nay vừa đậu hai trường đại học, một trường cao đẳng.
Gia đình nhiều trọng bệnh
Cha của Phương bị bệnh "viêm nang lông" suốt ngày ngồi gãi, gãi đến sói tóc, rụng lông mày, không làm được việc gì, mỗi tuần phải tốn tiền thuốc mấy trăm nghìn đồng.
Mẹ của em bị thoái hóa khớp, đau nhức kinh niên, không có thuốc là không chịu được. Hai anh trai, một người sụp xương hàm trên chưa có tiền ghép lại, một người bị viêm gan siêu vi, mỗi tháng tiền thuốc tốn hàng triệu đồng.
Gia đình thiếu thốn trong từng bữa ăn, để dành tiền lo thuốc men trị bệnh. Cuộc sống từ nhỏ của Phương đã muôn vàn khó khăn. Hằng ngày, ngoài giờ đến trường, Phương đi làm thuê, ai mướn gì làm nấy.
Lan Phương leo dừa mướn
Cuối năm, Lan Phương thường đội dưa hấu, một tấn được 100.000 đồng. Cách đây 5 năm, Lan Phương chọn được nghề leo bẻ dừa mướn.
Nhiều lúc nhìn quầy dừa ở trên cao mười mấy mét là em rùng mình, ngán lắm nhưng cơm áo và tiền trọ học thúc bách không thể dừng .
Lan Phương tâm sự: "Nhà cách trường 15 km, Phương phải ở trọ và toàn bộ tiền trọ học hằng tháng, tiền ăn, tiền sách vở, từ lớp 8 đến lớp 12, là tiền leo dừa mướn"
Ngày thường đã leo dừa mướn, nhưng đặc biệt chiều thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ cũng như nghỉ hè, Phương thường phải leo dừa cật lực.
Leo bẻ dừa, cứ 10 trái được trả 10.000 - 20.000 đồng, tùy khi giá dừa thấp hay cao. Mỗi ngày, Phương bẻ được 50 - 100 trái.
Không chỉ bẻ trái, còn làm vệ sinh cây dừa, tức là chặt bỏ hết những bẹ khô, buồng hỏng và dọn sạch xơ dừa cho cây thêm trĩu quả.
Giữ an toàn khi leo đã khó nhưng lúc đem từng buồng dừa xuống còn khó hơn, sơ sẩy buồng dừa nặng kéo theo người té như chơi.
"Nhưng sợ nhất là ong đốt", Lan Phương kể "ong hay làm tổ trên cây dừa, thường leo lên tới nơi mới biết. Năm lớp 11, sau khi bẻ dừa, em bị ong đốt mặt mày sưng húp, đi học không dám nhìn bạn bè. Thầy hiệu phó phát hiện được, gọi lên hỏi và động viên".
"Nhiều lúc nhìn quầy dừa ở trên cao mười mấy mét là em rùng mình, ngán lắm nhưng cơm áo và tiền trọ học thúc bách không thể dừng", Lan Phương tâm sự.
Tiền kiếm được, em tiêu pha dè sẻn, cố để dành mua thuốc cho cha mẹ. Cha mẹ Phương kể, mỗi lần cầm vỉ thuốc bằng mồ hôi nước mắt của con gái là lại khóc.
Cũng nhiều lần từ nơi trọ học về nhà, không có tiền mua thuốc, Lan Phương chỉ biết xoa dầu cho mẹ, nằm bên bóp chân mẹ cho máu chạy đều, bớt đau nhức.
Học giỏi và hy vọng
Từ lớp 1 đến lớp 12, Lan Phương đều là học sinh giỏi. Năm học lớp 12 ở trường THPT Trần Đại Nghĩa (Tam Bình, Vĩnh Long), Lan Phương dự thi môn sinh, giải toán trên máy tính Casio đoạt giải 3, và được đi thi cấp quốc gia.
Thấm thoắt năm học lớp 12 trôi qua, thi tốt nghiệp Phương được 52 điểm, trong niềm vui của cô thầy cũng như bạn bè.
Phương xin cha mẹ lên TP Hồ Chí Minh thi đại học với mấy đồng tiền vay mượn, cha mẹ động viên con đi mà nước mắt lưng tròng, thương con thân gái xa nhà.
Trong thời gian chờ kết quả thi, Phương đi xin việc làm thêm để trả nợ. Phương đã đậu hai trường đại học ở TP Hồ Chí Minh là trường Đại học Khoa học Tự nhiên với 16,5 điểm, Đại học Nông Lâm với 21 điểm ngoài ra còn đậu trường Cao đẳng Công Thương TP HCM với 23 điểm.
Lan Phương chọn ngành khoa học môi trường của trường Đại học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh. Con đường trước mắt đầy gập ghềnh, trắc trở với cô học trò nghèo hiếu học này.
Theo tuổi trẻ
SV nhập học, phụ huynh vừa mừng vừa lo Sáng 9/9, gần 2.000 sinh viên đến nhập học tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Trong số những người đi cùng con lên nhập học, không hiếm gặp những người bác, chú, cô là nông dân lần đầu tiên đưa con ra Hà Nội. Ngồi ở chiếc ghế đá, vẻ mặt có chừng hơi lạ lẫm với quang cảnh trường, chị...