Câu chuyện cảm động của cô bé đến trường bằng đôi chân của mẹ
Bị yếu cơ từ nhỏ không thể đi lại được, bao năm qua đến trường bằng đôi chân của mẹ, ngồi học cũng phải sử dụng ghế bó hết phần thân lại để khỏi ngã do không thể ngồi vững, nhưng Lê Tường Vy vẫn luôn giữ thành tích học sinh giỏi.
.
Ngoài việc học, Vy cố gắng phụ mẹ vài công đoạn để mẹ làm việc nhanh hơn, kiếm thêm tiền lo cho Vy ăn học – ẢNH: NỮ VƯƠNG
Câu chuyện đến trường bằng đôi chân của mẹ cho thấy nghị lực học và kiên trì đến lớp mỗi ngày của Vy khiến nhiều bạn bè ngưỡng mộ. Vy – học sinh lớp 9, Trường THCS Ngô Quyền, Q.Tân Bình, TP.HCM) là tấm gương để nhiều học sinh noi theo về tinh thần vươn lên, vượt khó theo đuổi sự học.
Dù đôi tay và cả đôi chân teo tóp, không thể đi lại được nhưng Vy luôn giữ được thành tích học sinh giỏi
Không thể ngồi quá 2 tiếng
Video đang HOT
Gặp Vy trong căn nhà cấp 4 tại một con hẻm nhỏ ở Q.Tân Bình, TP.HCM, khi thấy hai mẹ con Vy đang ngồi gia công từng bao bì gói bánh mì được nhận về từ một xưởng gần nhà. Đấy là công việc suốt gần 15 năm qua của chị Lê Thị Hồng Quế (mẹ của Vy) để có thể tiện ở nhà lo cho mọi sinh hoạt của Vy cũng như đưa đón con gái đi học.
“Công việc này tốn rất nhiều công đoạn và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nhưng làm được 100 cái mới được hơn 10.000 đồng. Tháng nào làm cao nhất cũng chưa đến 2 triệu đồng, nhưng mình có thể chủ động thời gian để còn lo cho bé Vy”, chị Quế chia sẻ.
Chị Quế kể trước đây gia đình chị không đến mức khó khăn như hiện tại, vì chị bán áo quần ngoài chợ. Từ ngày sinh Vy, chị phải bỏ công việc, ở nhà lo cho con.
“Lúc mới ra đời, tay chân Vy bình thường, vẫn biết lật, trườn như bao đứa trẻ khác, nhưng đến 11 tháng tuổi vẫn chưa thấy Vy biết đi. Lúc này gia đình mới đưa Vy đi khám thì phát hiện Vy bị yếu cơ”, người mẹ ngậm ngùi nhớ lại.
Đôi chân hoàn toàn không thể di chuyển được nhưng đôi tay của Vy vẫn có thể hoạt động và làm được những việc nhẹ như viết bài, tự ăn uống. Còn lại, tất cả sinh hoạt hằng ngày của Vy đều do mẹ trợ giúp.
“Mình dạy con tập viết, con viết chữ rất đẹp. Bác sĩ cũng khuyên là cứ cho con đi học, thế là mình cũng đưa con đến trường thử. Con không học mẫu giáo nhưng vào lớp 1 vẫn tiếp thu và học rất tốt. Từ đó gia đình có hy vọng và cũng có động lực để đồng hành cùng con đến trường”, chị Quế kể.
Vì chỉ ngồi được 1 – 2 tiếng là phải nằm nghỉ nên khi đi học, mẹ Vy phải đặt một chiếc ghế chuyên dụng, bó hết phần thân của Vy vào ghế để không bị ngã. Vất vả và gian nan là thế và đến trường bằng đôi chân của mẹ nên Vy càng quý hơn từng giờ đến lớp. Dù ngày nắng gắt hay mưa ngập, chưa một ngày nào vắng bóng cô học trò này ở lớp.
Sợ nhất là không đủ sức khỏe để học tiếp
Do cố gắng quá sức nên đến học kỳ 2 năm lớp 9, Vy không thể ngồi lâu hơn vì lưng tự vẹo sang một bên. Ngồi rất khó khăn nên Vy phải xin tự học ở nhà.
“Bài vở thì bạn gửi sang, nếu xem chỗ nào không hiểu, em hỏi bạn hoặc gọi hỏi thầy cô. Em tải các ứng dụng học trực tuyến về học. Học ở nhà không được như ở trên trường, nhưng sức khỏe giờ không cho phép nên em không thể cố đến trường được nữa”, cô học trò hiếu học bày tỏ.
Dù tự học nhưng vừa rồi Vy cũng đã cố gắng hoàn thành rất tốt kỳ thi học kỳ. Khi người viết hỏi: “Đến trường vất vả là thế, nhưng động lực từ đâu khiến em luôn không ngừng cố gắng?”, Vy chia sẻ: “Em như thế này, nếu không học thì cũng sẽ không thay đổi được gì. Em phải học thật giỏi, sau này còn có cái nghề để làm, để lo lại cho mẹ. Em thương mẹ lắm. Mẹ đã vất vả quá nhiều nên em muốn sau này cho mẹ một cuộc sống tốt hơn”.
Điều rất ấn tượng ở Vy chính là sự lạc quan, Vy bảo: “Em chỉ khóc những lúc quá đau thôi, còn lại chưa bao giờ em khóc vì tủi thân. Em thấy mình cũng như bao nhiêu bạn khác, chỉ là không thể đi lại và tự lo cho bản thân”.
“Nhiều khi mình cũng thấy như thế này là hạnh phúc rồi, dù con mình như vậy mà vẫn học giỏi và không ngừng cố gắng. Trong khi nhiều phụ huynh khác thì than vãn với mình rằng con không chịu học, hay học hoài chẳng lên lớp nổi… Cho nên, dù có vất vả thế nào mình cũng sẽ luôn đồng hành cùng con”.
Chị Lê Thị Hồng Quế (mẹ của Vy)
Sắp tới khi bước sang cấp học mới, cô bé tiếp tục đến trường bằng đôi chân của mẹ. Điều mà cả chị Quế và Vy lo sợ nhất chính là sức khỏe không cho phép để Vy theo đuổi việc học đến cùng: “Sắp tới, chương trình THPT sẽ rất nặng, thời gian đi học cũng nhiều, không biết sức khỏe của con có cho phép không. Vy chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ nghỉ học. Chỉ mong ông trời thương, cho Vy sức khỏe để còn theo đuổi ước mơ của con”, mẹ Vy bày tỏ.
Thí sinh tự do đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thế nào?
Ngày 27/4 là ngày đầu tiên thí sinh trên cả nước đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT. Bộ GD&ĐT đã có những lưu ý đặc biệt với thí sinh tự do ĐKDT để được xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Những thí sinh chưa tốt nghiệp THPT (đã học xong chương trình THPT trong năm học 2020-2021, đã học xong chương trình THPT ở những năm trước nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi tốt nghiệp THPT ở những năm trước nhưng chưa tốt nghiệp) phải ĐKDT tại trường phổ thông nơi học lớp 12.
Trường hợp đặc biệt (chỉ áp dụng cho đối tượng thí sinh đã thi tốt nghiệp THPT ở những năm trước nhưng chưa tốt nghiệp) đăng ký tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã).
Thí sinh tự do đang đi công tác xa nếu có đủ căn cứ về việc không thể dự thi tại nơi cư trú hoặc nơi học lớp 12 được ĐKDT tại trường phổ thông trên địa bàn nơi công tác.
Thí sinh tự do phải ĐKDT tại trường phổ thông nơi học lớp 12
Với thí sinh không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 điểm, bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Với thí sinh không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định.
Với thí sinh bị mất bản chính học bạ THPT phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ thi của các kỳ thi trước.
Bộ GD&ĐT lưu ý chung, đó là các thí sinh ĐKDT phải có giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là Căn cước công dân); nếu thí sinh có hai Căn cước công dân trở lên chỉ được sử dụng một Căn cước công dân để ĐKDT.
Những điều lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông Từ hôm nay, 27/4, các điểm đăng ký dự thi bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2021. Hoạt động này sẽ kéo dài đến hết ngày 11/5/2021. Ảnh minh họa/internet Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ...