Câu chuyện bóng đá: Sông Lam Nghệ An FC – Nơi chắp cánh tình yêu14:59 25/10/2013
Khi nghĩ về những nòng cốt của các Hội CĐV, chúng ta thường hình dung họ là những người “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, dành quá nhiều thời gian, tâm trí, sức lực cho niềm đam mê duy nhất là bóng đá, và rồi thường chịu cảnh lẻ bóng, cô đơn. Tuy Tuy nhiên thực tế, chính ở những môi trường như thế này, lại nảy nở những tình yêu thật đẹp và bền lâu bắt nguồn từ tình yêu bóng đá …
Bóng đá gắn kết tình yêu
Các thành viên của kỳ cựu của Diễn đàn www. slna-fc.com không ai là không biết Quản trị viên có biệt danh Trung Anh (Việt Hà) và Hạnh “gà” ( Mỹ Hạnh). Nhưng sau này, trong số các thành viên trẻ sau này, ít người biết được, họ quen nhau và đến với nhau từ chính môi trường bóng đá này. Và để có được một gia đình hạnh phúc như ngày hôm nay, họ đã trải qua biết bao nhiêu chuyến đi đầy gian khó, bao nhiêu thăng trầm với bóng đá xứ Nghệ…
Năm 2002, Khi diễn đàn SLNA-FC mới được thành lập, người con gái quê Nghĩa Đàn – Nghệ An còn là sinh viên năm 2 của trường ĐH Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội, lúc đó, chàng sinh viên mới ra trường Nguyễn Việt Hà hiện đang làm việc ở Bộ Tư Pháp. Qua những lần đi cỗ vũ cho đội bóng xứ Nghệ thi đấu với Xi Măng Hải Phòng, Công An Hà Nội hay Thể Công ở khu vực phía Bắc. Thật tình cờ, đôi bạn trẻ yêu nhau từ hồi nào không ai hay…
Thời gian sau, dòng đời đưa đẩy, chị Mỹ Hạnh về Vinh công tác. Mỗi người một nơi. Tuy nhiên, vì tình yêu dẫn lối, và đam mê luôn cháy bỏng trong tim, anh Việt Hà lúc nào cũng dành dụm tiền đề cuối tuần được về Vinh thăm người yêu cùng nhau đến sân Vinh cỗ vũ. Hồi đấy, sân Vinh vẫn còn chưa được nhuộm một màu vàng và Hội CĐV SLNA cũng chưa hùng mạnh như bấy giờ… Năm 2005, lễ cưới của hai người được tổ chức trong niềm vui vô bờ bến của gia đình và các bạn trong FC SLNA. Quen nhau, yêu nhau và đến với nhau từ những ngày đầu của Hội CĐV SLNA, giờ đây, trải qua những gian khó, rào cản và sự thông cảm cho nhau. Họ đang có một tổ ấm nhỏ mà bất kỳ ai cũng mong ước. Anh Nguyễn Việt Hà đang giữ một vị trí quan trọng tại Ngân hàng Ocean Bank khu vực phía Bắc. Còn Mỹ Hạnh làm việc ở Ngân hàng Viettin Bank chi nhánh Hà Nội. Cặp đôi ngày nào giờ đã có một con gái nhỏ học lớp 1, không có trận đấu nào vào dịp cuối tuần, nghĩ lễ, là cả gia đình lại không cùng nhau đi xem …
Như là ở tại quê hương
Cổ động viên SLNA lại một lần nữa mỉm cười chứng kiến cặp đôi “SLNA FC – Nơi chắp cánh tình yêu” thứ 2. Đó là thành viên BCH Hội CĐV SLNA tại Đà Nẵng anh Nguyễn Tất Thành – chàng trai làm kỹ sư xây dựng gốc Nghi Khánh – Cửa Lò và chị Trần Khánh Huyền (Nghĩa Đàn). Theo như chứng kiến của các thành viên Hội CĐV SLNA tại Đà Nẵng và lời kể của hai người. Lần đầu tiên gặp nhau là trận đấu SLNA làm khách SHB Đà Nẵng trên sân Chi Lăng V-League 2011. Lúc đó, Khánh Huyền vẫn còn là một sinh viên chuyên ngành Kế toán. Cả hai đều là lực lượng nòng cốt của Hội tại Đà Nẵng cho đến thời điểm hiện tại. Hồi ấy, trước thềm trận đấu diễn ra, cả hai chị cùng bao nhiêu người con xứ Nghệ xa quê khác háo hức đón chờ và chung tay chuẩn bị cho công tác cỗ vũ của trận đấu. Rồi chỉ vài lần gặp nhau như thế. Họ quen nhau, nói chuyện, hiểu nhau và tình yêu gọi tên hai người. Hơn một năm sau khi yêu nhau, cặp đôi trẻ cưới nhau trong niềm vui và sự chúc mừng của không chỉ riêng Hội CĐV SLNA tại Đà Nẵng. Giờ đã có một con gái, Tất Thành vẫn luôn làm tốt nhiệm vụ nơi FC SLNA tại Đà Nẵng và trọng trách chăm sóc gia đình…
.Đến năm 2013, làng CĐV SLNA lại thêm một lần biết đến cặp đôi FC SLNA thành đôi lứa chính nơi “Đất khách quê người”. Đó là câu chuyện của Hội trưởng FC SLNA tại Đài Loan – Anh Nguyễn Minh Hiền, chàng trai đến từ Hưng Tiến – Hưng Nguyên và chị Nguyễn Hoàng Mai – người con gái Thành Vinh. Sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ nhiều lam lũ vất vả nhưng họ lại gặp nhau nơi xứ người. Tình cờ trong lần gặp mặt FC SLNA tại Đài Loan lấn thứ nhất. Với nhiệt huyết, đam mê và khao khát trong mỗi người, cả anh Hiền và chị Mai được bầu vào ban cán sự Hội. Thời gian ngắn ngủi khi tiếp xúc, cả hai đã trao cho nhau những tình cảm từ cái nhìn đầu tiên. Và từ những lần sau đó, cả hai trở nên thân thiết và cuối cùng tình yêu cũng đã dẫn lối họ về với nhau. Mặc dù một người ở Đài bắc, một người ở Đài Trung. Nhưng chưa bao giờ tình yêu của họ trở nên xa cách. Đến đầu tháng 10/2013 cũng là lúc cả hai quyết định làm lễ cưới, bởi cả anh Hiền và chị Mai đều quyết định ở lại làm việc lâu dài tại Đài Loan. Bộn bề chuẩn bị cho lễ cưới tại Việt Nam lẫn tại Đài Loan, cả hai vẫn gắng sức cùng các thành viên FC SLNA tại Đài Loan kêu gọi cộng đồng Việt tại đây chung tay san sẻ nỗi đau mà người dân phải hứng chịu trong cơn lũ số 10.
Video đang HOT
Không ai dám chắc, Hội CĐV SLNA sẽ chỉ dừng lại ở 3 cặp đôi “SLNA FC – Nơi chắp cánh tình yêu”. Nhưng rõ ràng, để có được hình ảnh, thương hiệu và thành công như ngày hôm nay, SLNA FC có sự góp sức và hi sinh không nhỏ của những tình yêu ấy. Ai cũng mong rằng, bóng đá sẽ xứng đáng hơn với tình yêu mà người hâm mộ dành tặng. Bởi có những con người, những tình yêu, gắn liền với cuộc sống bóng đá… Cũng chính bóng đá, tình yêu quê hương, đã đưa họ đến với nhau. Và cũng chính những trăm trở, thời gian, tâm trí và công sức mà họ dành cho niềm đam mê của mình khiến họ dễ dàng hiểu và cảm thông cho nhau vượt qua những sóng gió. Chúc họ hạnh phúc trọn đời với đam mê và tình yêu đã chọn! Họ và nhiều người nữa, đã dành trọn tuổi thanh xuân của mình cho lý tưởng, cho đam mê!
Theo VNE
Hậu trường bóng đá Việt Nam: Mặt trái cầu thủ Việt
Nổi tiếng và lắm tiền, nhưng đằng sau sự hào nhoáng đó, những cầu thủ kém bản lĩnh đều có thể bị sa ngã, trở thành những con nợ, con nghiện, tù tội bất cứ lúc nào. Lối sống buông thả của một bộ phận không nhỏ giới cầu thủ đã khiến họ phải trả giá. Mất danh tiếng đã đành, không ít người đã trở thành gánh nặng với gia đình, CLB.
Những cạm bẫy bên ngoài sân cỏ
Vụ việc một vài cầu thủ U21 Việt Nam trốn ra ngoài đi "bay đêm" khi giải U21 quốc tế đang diễn ra tại Ninh Thuận khiến báo chí và dư luận đang lên án mạnh mẽ. Điều đáng nói là các cầu thủ đã mặc nguyên cả bộ đồng phục của đội tuyển để tới vũ trường quậy phá, với lý do: "Không mặc thì ai biết mình là đội tuyển U21".
Đây chỉ là một trong số ít những vụ việc cầu thủ vi phạm kỷ luật được phát giác. Bóng đá Việt Nam không thiếu những cầu thủ hư hỏng, vi phạm kỷ luật hơn như thế nhiều và không ít đã để lại hậu quả nặng nề từ lối sống buông thả của mình.
Năm 2007, cầu thủ Xuân Thành của HN.ACB bị bắt quả tang và khởi tố vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Cùng thời gian này, thủ quân đội U19 SL Nghệ An là Lưu Văn Hiền cùng Nguyễn Hồng Việt bị bắt khi đang chích ma túy trong phòng. Mới nhất là vụ 5 cầu thủ Hà Nội T&T bị bắt tại động lắc ở TP. Hồ Chí Minh nhưng sau đó được giải thích là "đi nhầm".
Trong số các đội bóng từng bị điểm mặt chỉ tên vì có cầu thủ chơi ma túy, SL Nghệ An chắc chắn đứng đầu danh sách. Có thời điểm lãnh đạo đội bóng đã phải tiến hành kiểm tra xét nghiệm máu tất cả các cầu thủ, từ ngoại binh, trụ cột đến cầu thủ trẻ. Có lẽ vì quá nhiều cầu thủ chơi ma túy, nên chuyện cựu trung vệ, đội trưởng SL Nghệ An và ĐTVN Huy Hoàng dùng thuốc lắc rồi có những hành động múa may quay cuồng trên xe ô tô của mình không khiến nhiều người bất ngờ.
Không chỉ ăn chơi thâu đêm suốt sáng, cầu thủ Việt cũng dính rất nhiều vào những tệ nạn xã hội khác. Cứ thỉnh thoảng, trên mặt báo lại xuất hiện những thông tin đại loại như cầu thủ A bị nhóm côn đồ cầm dao đuổi chém, hay cầu thủ B thuê người xử người này, người khác. Năm 2004, một nhóm cầu thủ Huda Huế uống rượu say rồi đánh nhau, làm chết đuối một người ở đồi Thiên An. Cũng trong khoảng thời gian đó, ở Vinh, tiền vệ Phi Hùng cà khịa trong quán bia để rồi bị hai kẻ truy sát bằng dao trên đường Quang Trung. Trước đó, năm 2003, trong một lần đi chơi cùng nhóm bạn ở vũ trường Phương Đông, thủ môn của Đà Nẵng Ngọc Thế đã có xích mích với chủ quán cà phê Wonder dẫn đến bị đâm trọng thương. Năm 2005, trong một lần đi ăn sáng, cầu thủ Phan Thanh Hoài của SL Nghệ An đã bị một nhóm người rượt đánh. Nguyên nhân xuất phát từ việc Thanh Hoàn đi xe ga phân khối lớn và có những hành động gây khó chịu với những người xung quanh.
Vài mùa giải gần đây, chuyện cầu thủ đánh nhau giảm đi rất nhiều nhưng thỉnh thoảng vẫn có vụ thanh toán nhau, thậm chí ngay cả trong "doanh trại" CLB. Chuyện cầu thủ Tấn Tài thuê "đầu gấu" vào dằn mặt cầu thủ trong đội, chuyện thủ môn Hồng Sơn gọi đàn em vào đội để xử đồng đội hay cầu thủ Chí Công bị dân xã hội đen đuổi chém phải đi bệnh viện cấp cứu, Quốc Vượng bị bạn gái đâm vào bụng...Tất cả đã phản ánh phần não mặt trái của giới cầu thủ Việt. Nói cách khác, có nhiều cạm bẫy đang chờ họ đằng sau những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng và không ít người đã để lại tiếng xấu, không bao giờ trở lại được với bóng đá.
Hậu quả cho gia đình, xã hội
7 năm trước, hàng loạt cầu thủ tài năng của bóng đá Việt Nam đã phải ra hầu tòa vì liên quan đến bán độ. Cho đến giờ, đó vẫn là một vết nhơ lớn nhất và chưa thể gột sạch với bóng đá Việt Nam. Đã có những hoàn cảnh dẫn đến sự sa ngã của cầu thủ, nhưng những lý do mà cầu thủ đưa ra chỉ là ngụy biện.
Cũng cùng lứa với Quyến, Quốc Vượng từng được xem là một trong những tiền vệ tài năng, đã phải sống cảnh lang bạt nay đây mai đó. Hơn 2 năm về trước, nghi án Quốc Vượng bị bạn gái đâm gây xôn xao dư luận. Với những rắc rối liên tiếp phía hậu trường, nên dù Quốc Vượng rất nỗ lực làm lại nhưng cũng chẳng ai còn để ý đến anh. Giờ thì tiền vệ tài năng của bóng đá Việt Nam đã phải kiếm sống nhờ bóng đá phủi.
Bóng đá Việt Nam có không ít những ngôi sao chọn cho mình một lối sống buông thả. Có người đang cố gắng làm lại nhưng cũng có người gần như đã mất tất cả.
Đầu năm 2010, tin tiền vệ của B.Bình Dương, Molina đột tử vì sử dụng ma túy quá liều đã khiến làng bóng đá Việt Nam bị "sốc". Việc cầu thủ chơi ma túy chẳng phải là chuyện bây giờ mới nói, nhưng quá đà tới mức sốc thuốc dẫn đến đột tử là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Molina chết tại một khách sạn ở phường Phạm Ngũ Lão (TP.Hồ Chí Minh) trong tình trạng mũi bị trào máu. Ngay bên cạnh Molina còn gần nguyên một gói bột màu trắng đang sử dụng dở và kim tiêm. Một cảnh tượng đã ám ảnh giới cầu thủ Việt Nam suốt một thời gian dài sau đó.
Trong cách quản lý của các CLB thì cầu thủ Tây vẫn được một cái cơ chế bất thành văn là "thoáng" hơn cầu thủ nội. Molina là trường hợp cầu thủ ngoại thứ 3 thiệt mạng ở Việt Nam. Trước đây, cầu thủ Clement Francis đang thử việc ở Quân khu 4 và Vedaste (người Bỉ gốc châu Phi) thử việc ở Đồng Nai cũng đã bất ngờ đột tử. Nhiều năm qua, những cái chết hay những sự biến mất bí ẩn của cầu thủ vẫn bị ém nhẹm thông tin. Trước Molina còn có một ngoại binh khác cũng đã "biến mất" một cách đầy bí ẩn. Đó là Musisi, ngoại binh người Uganda đến Việt Nam khoác áo Đà Nẵng. Kết thúc mùa bóng 2003 - 2004, Musisi về thăm nhà rồi không bao giờ trở lại nữa. Mãi về sau, từ lời kể của một cầu thủ đồng hương sang Việt Nam thi đấu, mới biết Musisi bị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và chết năm 2005.
Hầu hết các ngoại binh khi sang Việt Nam thi đấu, đều sướng như ông hoàng bởi thu nhập cao. Bởi thế, ở CLB nào, các HLV cũng phải đau đầu trong việc quản lý ngoại binh.
Lỗ hổng quản lý
Sau khi để xảy ra vụ việc nhóm cầu thủ U21 trốn đội đi "bay đêm", HLV trưởng đội tuyển U21 Đinh Văn Dũng đã nhận trách nhiệm không quản lý tốt học trò, đồng thời khẳng định sẽ gạch tên những cầu thủ đã vi phạm kỷ luật, không được tham dự giải U21 quốc tế nữa. Một hình thức kỷ luật kịp thời, nhưng có vẻ bóng đá Việt Nam thường mất bò mới lo làm chuồng. Nếu như cầu thủ được giáo dục thường xuyên và bị xử lý nghiêm sau những sai phạm, có lẽ không có chuyện vi phạm kỷ luật một cách thiếu chuyên nghiệp như vậy.
Thực tế, nhiều CLB hiện nay nuông chiều cầu thủ một cách thái quá. Rất nhiều chuyện đánh nhau, cờ bạc, ma túy...xảy ra mỗi năm, nhưng đều được các CLB che lại theo kiểu "trong nhà đóng cửa bảo nhau". Với sự nuông chiều đó, cầu thủ không hỏng mới lạ.
Các CLB có trách nhiệm trước tiên nhưng VFF, với vai trò là người chủ cuộc chơi, cũng không phải là người ngoài cuộc sau sự xuống cấp của bộ phận không nhỏ các cầu thủ.
Thông qua ban kỉ luật VFF có thể ra những án phạt vừa là để răn đe vừa là để giáo dục cầu thủ. Tuy nhiên, một mặt VFF cho rằng việc kiểm soát cầu thủ bên ngoài sân cỏ là điều quá khó khăn, nhưng chính mình cũng chưa làm tới nơi tới chốn.
Theo chuyên gia Nguyễn Văn Vinh, VFF phải đặt ra quy chế đủ nghiêm khắc. Với quy chế và chế tài trong tay, VFF có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế tình trạng tệ nạn xã hội tấn công cầu thủ. "Cùng với nạn doping, gian lận trong thi đấu, thể thao thế giới chống tiêu cực xã hội rất mạnh mẽ. Họ có những cách làm rất hay và triệt để. Đã đến lúc, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phải học tập và kế thừa những thành tựu của nền thể thao thế giới để làm trong sạch hơn nền thể thao của chúng ta", ông Vinh nói.
Theo VNE
Lê Công Vinh được thủ tướng Nhật Bản khen ngợi Mới đây, thủ tướng Shinzo Abe đã có những lời khen ngợi dành cho tiền đạo Lê Công Vinh tại cuộc hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Cụ thể, trong buổi hội kiến giữa 2 thủ tướng tại hội nghị thượng đỉnh APEC 2013 diễn ra tại Bali, Indonesia vừa kết thúc cách đây ít ngày (7-8/10/2013), ngoài trao đổi về...