Cậu bé nghèo mồ côi làm con nuôi đồn biên phòng
Mẹ bỏ đi khi em còn rất nhỏ, cha qua đời vì bạo bệnh, ông bà lại già yếu, hoàn cảnh khó khăn nên em Vi Việt Khang (Quan Sơn, Thanh Hóa) được các chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo nhận làm con nuôi.
Vi Việt Khang sinh năm 2007 tại bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa; là người dân tộc Thái, đang theo học tại Trường PTDT bán trú, THCS Na Mèo. Do mẹ bỏ đi khi em còn nhỏ, cha mất sớm, ông bà lại già yếu và có hoàn cảnh khó khăn nên em được Đồn Na Mèo nhận làm con, đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.
Khang chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa khi thiếu đi sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Cuộc đời em như một cuốn phim buồn từ lúc lên 5 tuổi, khi năm 2012 mẹ em bỏ đi lấy chồng khác. Lên 7 tuổi (năm 2014), bố Khang qua đời vì một cơn bạo bệnh, em ở với ông bà nội. Hai ông bà già tuổi cao, sức yếu, đang nuôi dưỡng cố nội đã 90 tuổi lúc ấy lại thêm trách nhiệm nuôi thêm đứa cháu mồ côi tội nghiệp.
Vi Việt Khang được cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo nhận làm con nuôi, chăm sóc, dạy dỗ.
Rất may, cuộc đời của Khang như bước sang một trang mới khi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo nhận em làm con nuôi vào tháng 9/2019. Các chiến sĩ biên phòng đón em lên ăn ở, sinh hoạt ngay tại Đồn.
Hàng ngày, ngoài việc học tập tại trường, những lúc rảnh rỗi, Khang cùng các chiến sĩ ở Đồn lao động, trồng rau, tham gia các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
Chia sẻ với PV, Vi Việt Khang xúc động kể: “Từ khi còn nhỏ, mẹ em đã bỏ đi, sau đó bố em mất thì em ở với ông bà nội và được nhận làm con nuôi Đồn Biên phòng. Em rất cảm ơn các bác, các chú đã giúp đỡ ông bà em và cưu mang em trong lúc khó khăn. Ở đây, em cảm thấy rất vui vẻ và thoải mái, em được rèn luyện, học tập tốt hơn để trở thành người có ích cho xã hội”.
Nói về ước mơ sau này của mình, Khang mong muốn sẽ trở thành một chiến sĩ biên phòng để bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo vệ nhân dân và có thể giúp được nhiều em nhỏ ở khu vực biên giới có hoàn cảnh như mình hiện tại.
Video đang HOT
Bà Hà Thị Nhại (bà nội Khang) không giấu được sự cảm kích khi cháu nội được các chiến sĩ bộ đội biên phòng giúp đỡ: “Gia đình tôi cảm ơn lực lượng Biên phòng rất nhiều khi nhận cháu Khang làm con nuôi, dạy dỗ học tập, rèn luyện con người để sau này cháu trở thành người tốt như các chú Biên phòng”.
Được biết, ngoài việc nhận em Khang làm con nuôi, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo còn nhận hỗ trợ cho 6 em học sinh khác có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, mồ côi cha – mẹ, trong đó có 2 học sinh ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Sau mỗi buổi lao động, Khang lại cùng các chiến sỹ Biên phòng tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Thiếu tá Lê Ngọc Đông, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo cho hay: “Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo đang nhận một con nuôi trong Chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” và hỗ trợ 500.000 đồng/tháng đối với 6 cháu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Ngoài ra, hàng năm đơn vị cũng kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho các cháu”.
Cũng theo Thiếu tá Đông, đây là chương trình thiết thực, nhân văn cao cả của lực lượng Biên phòng, nhằm góp phần thắt chặt tình quân dân, tình hữu nghị Việt – Lào, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và an ninh biên giới quốc gia.
Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai
Về cơn bão VONGFONG, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, đến 13 giờ ngày 15-5, vị trí tâm bão ở khoảng 13,6 độ vĩ bắc; 122,7 độ kinh đông, trên khu vực miền trung Phi-li-pin.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115 đến 135 km/giờ), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 15 đến 20 km. ến 13 giờ ngày 16-5, vị trí tâm bão ở khoảng 17,0 độ vĩ bắc; 120,5 độ kinh đông, trên đảo Lu-dông (Phi-li-pin).
Người dân xã Nam Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) gặt lúa bị đổ sau trận mưa lớn xảy ra sáng 14-5. Ảnh: QUANG AN
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (75 đến 100 km/giờ), giật cấp 12. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng bắc đông bắc, mỗi giờ đi được từ 15 đến 20 km. ến 13 giờ ngày 17-5, vị trí tâm bão ở khoảng 21,0 độ vĩ bắc; 122,0 độ kinh đông, cách đảo Lu-dông (Phi-li-pin) khoảng 320 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 đến 75 km/giờ), giật cấp 10. Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km.
* Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do mưa, dông, lốc khẩn trương hỗ trợ người dân và cộng đồng khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống, đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, mưa, dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
* Trận mưa dông kèm theo gió lốc trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào hồi 15 giờ ngày 13-5 đã khiến 61 ngôi nhà dân tại xã Tam Thanh bị tốc mái, trong đó bản Pa: 43 nhà, bản Cha Lung: 18 nhà; có bốn ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn; nhiều cây bóng mát và cây ăn quả bị gãy đổ, nhiều diện tích luồng, hoa màu bị ảnh hưởng, nhất là diện tích lúa chín đang đến kỳ thu hoạch.
* Tại Nghệ An, sau trận mưa kèm theo gió lớn kéo dài từ tối 13-5 đến rạng sáng 14-5, hàng trăm héc-ta lúa, ngô đến kỳ thu hoạch tại hai huyện Nam àn, Thanh Chương bị đổ, không thể gặt bằng máy, bà con phải ra đồng gặt thủ công.
* Tại Hà Tĩnh, dù xảy ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng trận dông bất ngờ vào đêm 13-5 đã khiến hàng trăm héc-ta lúa xuân đổ ngã, tổn thất đến năng suất do lúa bị đan xếp, chồng đỡ lên nhau. Ngành nông nghiệp đang thống kê số diện tích bị ảnh hưởng, đồng thời đốc thúc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.
* Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Yên Bái, chiều tối 13-5, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã xảy ra mưa to kèm dông, lốc khiến một người bị thương do tấm fibro xi-măng rơi vào đầu; 30 nhà bị tốc mái; 31 ha lúa bị đổ gãy; 3 ha hoa màu, 1 ha cây ăn quả bị hư hại; 52 ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ. Ước tính tổng thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng.
* Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ắk Nông khuyến cáo các địa phương, người dân chủ động phòng, chống các hiện tượng mưa, dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể xảy ra trong những ngày tới. Những ngày qua, tại nhiều địa phương trong tỉnh như huyện ăk R'Lấp, Tuy ức... ghi nhận nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như mưa đá, mưa to kèm gió lớn, dông, lốc khiến cây cối gãy đổ, rất nguy hiểm.
* Tại TP à Nẵng, nắng nóng và xâm nhập mặn đến sớm khiến người trồng rau vất vả vì không có nước tưới, nhiều nơi rau chết héo hàng loạt. Hợp tác xã rau La Hường, quận Cẩm Lệ là một trong những vựa rau lớn của thành phố nhưng nhiều diện tích đất canh tác bị bỏ hoang. Ngành nông nghiệp khuyến khích người dân chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp, tránh ảnh hưởng nắng nóng.
* Nông dân trồng hành ở xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đang lâm vào cảnh khốn đốn vì sâu bệnh phá hoại khiến ngọn cây cháy vàng, năng suất hành giảm đáng kể. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã xuống kiểm tra và ban đầu xác định hành của bà con bị nhiễm sâu xanh da láng. Theo đó khuyến cáo bà con vệ sinh đồng ruộng trước khi canh tác, dùng bẫy bả chua ngọt để bắt sâu non và các con trưởng thành.
* Do nắng hạn kéo dài, nhiều hộ dân ở các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc và Bác Ái (Ninh Thuận) đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Mỗi ngày, người dân phải đi tới các điểm cấp nước miễn phí để chở nước về dùng. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chở nước sạch về các điểm dân cư khô hạn cung cấp cho người dân với số lượng 24 m3/ngày.
* Tại Sóc Trăng, hiện nay, hơn 1,5 ha rừng đước, mắm phòng hộ ven biển ở xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu bị rụng lá, chết khô. Nếu tình trạng nắng nóng và thiếu nước tiếp tục kéo dài, các khoảnh rừng còn lại sẽ khó tránh khỏi tình trạng tương tự. ây là rừng phòng hộ ven biển, có ý nghĩa rất quan trọng về an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sinh kế người dân.
* Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, Chi cục Kiểm lâm TP à Nẵng đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở cấp độ nguy hiểm. Ngày 15-5, thành phố có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức báo động cấp IV, có khả năng xảy ra cháy trên diện rộng. Chi cục Kiểm lâm đề nghị chính quyền các địa phương chỉ đạo theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; nghiêm cấm sử dụng lửa để xử lý thực bì.
* Gần 100 ha rừng sản xuất tại khu vực Suối Trầu, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thiêu rụi. Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa đang kiểm đếm diện tích rừng bị cháy. ây là rừng sản xuất (rừng keo) được đơn vị liên danh với các hộ gia đình trồng từ những năm 2017, 2018. Trước đó, vào khoảng 9 giờ ngày 12-5, nhân viên bảo vệ rừng phát hiện điểm cháy tại khu vực suối Trảng Cám (xã Ninh Xuân), đã thông báo để huy động lực lượng vào chữa cháy. Khi lực lượng tiếp cận chữa cháy thì phát hiện nhiều điểm cháy rừng khác chung quanh. ến 20 giờ cùng ngày, đám cháy mới được khống chế. Nguyên nhân đang được điều tra làm rõ.
Bàn giao năm thuyền viên nước ngoài gặp nạn trên biển
Ngày 14-5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp các đơn vị liên quan bàn giao năm thuyền viên In-đô-nê-xi-a gặp nạn trên vùng biển tỉnh cho lãnh sự quán Cộng hòa In-đô-nê-xi-a. Cả năm thuyền viên sức khỏe bình thường, được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian theo dõi cách ly phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Sóc Trăng. Trước đó, tàu Jagat Raya gồm bảy thuyền viên quốc tịch In-đô-nê-xi-a chở 230 tấn gạo từ cảng Mỹ Thới (An Giang) đi Phi-li-pin bị mắc cạn và chìm tại phao số 3, cách mũi Vũng Tàu 62 hải lý; các thuyền viên trôi dạt vào bờ biển tỉnh Sóc Trăng, được ngư dân cứu và báo BBP đưa về bệnh viện đa khoa địa phương để theo dõi, chăm sóc, cách ly y tế theo quy định.
Tổng lãnh sự Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Việt Nam gửi thư bày tỏ lời cảm ơn đến cán bộ, chiến sĩ BBP và thầy thuốc tỉnh Sóc Trăng đã cứu nạn và tiếp nhận năm công dân của nước này bị chìm tàu trên vùng biển
Thanh Hóa: Người dân bắt được ba ba vàng cực hiếm, lạ Người dân tại Thanh Hóa đã bắt được một con vật có vẻ ngoài giống ba ba nhưng toàn thân màu vàng óng và bên dưới phần đầu có nhiều chấm trắng. Ngày 2-4, anh Phạm Văn Hải (SN 1989, ngụ khu 6, thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết anh đang sở hữu một con baba có...