Cậu bé mồ côi học master ở Mỹ
Cậu học sinh của làng S.O.S Đà Nẵng Vũ Như Tiến (1989), người có thành tích học tập xuất sắc đã được tổ chức S.O.S bảo trợ sang học ở trường ĐH Luther College (bang Iowa- Hoa Kỳ). Tiến là sinh viên duy nhất của làng S.O.S ở Việt Nam nhận được phần thưởng trên.
Niềm tự hào của làng
Vũ Như Tiến cùng em gái, Vũ Thị Thương (sinh viên trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) là niềm tự hào của mẹ Bảy, cái tên thân thương mà những trẻ mồ côi lớn lên từ nhà 12B trong làng S.O.S Đà Nẵng gọi cô Nguyễn Thị Bảy.
Tiến và Thương mồ côi cả cha lẫn mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc của một số người bà con. Nhưng rồi, ở những năm 90 của thế kỷ trước, trong cái đói của người dân Điện Nam – Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, hai anh em đành phải xin vào làng S.O.S, chỉ với mong muốn được ăn và tiếp tục học.
Cô Nguyễn Thị Bảy nhớ lại: “Thật bất ngờ, mới vào làng được 5 ngày, Tiến đã bỏ trốn, trở về Điện Nam không lời giải thích. Chúng tôi phải vào tận quê, nỉ non vận động, thuyết phục mãi em mới chịu quay về”.
Mẹ Bảy phải thầm cảm ơn chính mình bởi sự nhiệt tình vào tận quê lôi Tiến ra học, bởi sau đó, Tiến dường như lột xác hoàn toàn, chăm chỉ và sáng dạ.
Vào làng lúc 6 tuổi, học ngay lớp 1 và tiến một lèo lên tận THPT. Năm 2008, xong chương trình THPT, với thành tích xuất sắc, Tiến được quỹ S.O.S chọn là sinh viên duy nhất của làng sang Mỹ du học tại trường Luther College.
Bà Webber xem lại bức ảnh của Tiến ngày vào làng
Video đang HOT
Ngày chúng tôi đến làng S.O.S cũng là dịp bà Amy Webber- cán bộ Ban quốc tế của ĐH Luther College từ Mỹ sang Việt Nam, với mục đích kiếm tìm những học sinh có thành tích học tập tốt của S.O.S Việt Nam.
Bà Amy Webber nói: “Tôi rất tò mò nên phải về tận làng S.O.S, đến tận quê Điện Nam của cậu Vũ Như Tiến cũng như gặp cho bằng được cô Nguyễn Thị Bảy, người mà Tiến hay kể khi ở Mỹ. Khi về đây, tôi nhận thấy những lời của Tiến quả không sai và tôi biết vì sao em lại có một nghị lực phi thường như vậy”.
“Khi về đây tôi biết vì sao Tiến lại có một nghị lực phi thường như vậy” – Bà Amy Webber
Bà Webber kể, trong số 70 sinh viên quốc tế (có 14 sinh viên học bổng S.O.S) ở ĐH Luther College thì Tiến thuộc tốp những người xuất sắc nhất.
Giờ đây, cậu đã học xong chương trình đại học, được cấp bằng cử nhân CNTT ở Luther College, đang làm việc cho một ngân hàng ở Iowa và sắp tới, em sẽ tiếp tục ở lại Mỹ 2 năm để hoàn thành khóa học master (cao học) về Công nghệ sinh học.
Bà Webber cười vui: “Tiến kể với tôi nhiều chuyện, về vẻ đẹp Việt Nam, về tình yêu thương của thầy cô ở làng, nhưng có hai chuyện em giấu. Đó là chuyện em đã trốn khỏi làng S.O.S khi mới vào đây 5 ngày và ước mơ của em sau này. Em đang làm master, đang có công việc tốt ở một ngân hàng, nhưng tôi hiểu, trong suy nghĩ của Tiến, em chưa dừng lại ở đó”.
Lệch múi giờ giữa Mỹ với Việt Nam, nên chát với tôi vội vàng trên facebook, Tiến chỉ nói, rằng em chưa nghĩ đến một công việc ổn định thật sự ở Mỹ, dù mỗi giờ kiếm được 20 USD. Tiến nói em sẽ tiếp tục học xong master, nếu có điều kiện sẽ học lên nữa và sau đó trở về Việt Nam, trả nợ quê hương.
Không được xuất sắc sang Mỹ như anh trai, song em của Tiến, cô bé Vũ Thị Thương (1991) cũng là một trong 14 niềm tự hào trong lịch sử 20 năm của làng S.O.S Đà Nẵng. Sau 20 năm, với 343 lượt trẻ mồ côi được trung tâm nuôi dạy, chỉ có 14 em vào được đại học, mở cánh cửa tương lai bằng con đường học vấn.
Thương, đang học năm thứ 3 ĐH Sư phạm Đà Nẵng, kể: Em rất tự hào về anh trai mình, coi anh như tấm gương để phấn đấu. Thương nhớ lại, khi cả hai anh em mới sinh ra, ba bị bệnh qua đời, vài năm sau, cũng là một căn bệnh quái ác đã cướp đi vòng tay của mẹ. Hai anh em từ đó trở nên côi cút giữa đời.
Bà Amy Webber nhìn bức ảnh ngày mới vào làng của Vũ Như Tiến, rồi đem một bức ảnh mà, Tiến chụp chung với các bạn ở ĐH Luther College, nhận xét: “Trông tự tin hơn rất nhiều”.
Rồi bà chỉ vào người đứng trước Tiến, một cô gái Mỹ xinh đẹp: “Bạn gái của Tiến đấy”. Cô gái này cũng là một sinh viên xuất sắc của khoa CNTT, vì cảm mến nghị lực sống, tư duy sáng tạo và thái độ học tập, làm việc chăm chỉ của Tiến mà chuyển từ tình bạn sang tình yêu.
Theo bà Webber, dù Tiến đã hoàn thành xong khóa học 4 năm ở Luther College, nhưng bà vẫn quan tâm đặc biệt đến chàng sinh viên có đôi mắt sáng, tràn trề ý chí quyết tâm nên bà luôn theo dõi bước đi của cậu.
Làng S.O.S với những ngôi nhà như resort
Thiên đường của trẻ mồ côi
Bước vào làng S.O.S Đà Nẵng, tôi như tách hẳn với phố xá đông đúc bên ngoài. 16 nhà trong làng, mỗi nhà là một lớp học, như những biệt thự trong các khu nghỉ mát hiện đại. Khung cảnh thanh bình và thơ mộng, khó mà nghĩ rằng, nơi đây dành cho những trẻ mồ côi cơ nhỡ.
Cô bé Trần Thị Lý (16 tuổi) ở huyện Đông Giang, Quảng Nam mồ côi cha, vào làng từ lúc 6 tuổi. Giờ chỉ còn bà mẹ già ở miệt rừng núi Quảng Nam, thỉnh thoảng Lý về thăm mẹ. Lớn tuổi nhất trong nhà 12B nên Lý kiêm luôn cả việc trợ giúp mẹ Bảy nấu cơm, dọn dẹp.
Buổi trưa, món chính là cá ngừ, canh chua, Lý làm thoăn thoắt. “Em đang học lớp 10, thầy cô nhận xét em học khá. Nếu không vào đây, có lẽ bây giờ em vẫn là cô bé suốt ngày lên rừng làm rẫy, lăn lộn với nắng mưa để nuôi mẹ. Từ khi bố mất, mẹ đau yếu thường xuyên, không làm được việc gì cả” – Lý ngùi ngùi.
Cô Lê Thị Thu Hà – Phó GĐ làng S.O.S Đà Nẵng cho hay, hầu hết các em vào đây khi còn rất nhỏ nên không nhớ gì về quê hương bản quán hay người thân. Làng có hồ sơ chặt chẽ, làm công việc kết nối để một ngày nào đó, khi các em lớn khôn có thể quay về tìm nguồn gốc của mình.
Cậu bé Hồ Văn Hùng (12 tuổi), đen nhẻm, đôi mắt sáng là người dân tộc Cor (Trà Bồng- Quảng Ngãi), kể: Từ ngày em mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ tình thương của bà con trong bản. 5 tuổi, may mắn được các cô chú đưa vào làng. Giờ đây, mẹ Bảy là người mẹ thứ hai của đời em.
Cô Lê Thị Thu Hà nói rằng, niềm vui lớn nhất của mình trong hơn 20 năm công tác tại làng là nhìn những phận đời mồ côi được làng S.O.S nuôi dạy trưởng thành. “Ngoài 14 em đậu đại học, 22 em đậu cao đẳng và 41 em học trung cấp, số còn lại được đào tạo nghề, có công việc làm, thu nhập ổn định. Các em ra đời đều được chúng tôi dõi theo bước chân. Tôi mừng vì phần
Theo TPO
Tinh thần hiếu học của người Việt trên đất Nga
Sinh ra và lớn lên ở Nga, đầu năm học cấp hai, Nguyễn Huy Trường Nam thi đỗ vào trường Phổ thông số 1543, ngôi trường chuyên hàng đầu của thành phố Moskva. Trường Nam liên tiếp giành nhiều giải cao trong các cuộc thi toán, hình học, tin học... của thành phố và trên toàn nước Nga.
Ngoài ra, Nam còn đoạt nhiều giải thưởng khác ở trường trong các cuộc thi tiếng Nga và tiếng Anh.
Nguyễn Huy Trường Nam (ngoài cùng bên trái) tham dự cuộc thi Olympic lập trình Toán toàn Nga năm 2011.
Năm 2009, Trường Nam được vinh dự đại diện cho học sinh Moskva tham gia Hội thảo học sinh quốc tế được tổ chức tại Đức. Sở hữu nhiều thành tích học tập "đáng nể", cùng với những trải nghiệm thú vị từ các chuyến đi đến nhiều nơi trong nước Nga cũng như các nước khác, nhưng Trường Nam không kể nhiều về thành công của em.
Tinh thần cầu tiến, ham học, vượt khó dường như đã ngấm sâu vào tính cách của Nam - cậu bé xuất thân từ dòng họ Nguyễn Huy nổi tiếng hiếu học, hay chữ ở đất Trường Lưu (Can Lộc, Hà Tĩnh). Từ nhỏ, Nam đã được nghe bố mẹ kể về truyền thống học hành của quê hương, dòng họ và gia đình. Làng Trường Lưu xưa có nhiều danh nhân văn hóa như Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự... và nhiều người thành đạt thời nay như Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.... Trường Lưu cũng là làng đầu tiên ở Việt Nam lập ra "ruộng khuyến học" từ xa xưa. Truyền thống hiếu học ấy càng được hun đúc trong con người Nam dưới sự dìu dắt của bố mẹ em - những nhà trí thức từng học ở Liên xô cũ. Bố mẹ Nam luôn khuyến khích Nam đọc sách để nâng cao kiến thức, luôn dành thời gian lắng nghe và thảo luận về những vấn đề mà em quan tâm. Bố mẹ còn khuyến khích Nam dành nhiều thời gian rèn luyện sức khỏe, tinh thần tự lập, kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa như: đi trại hè trong rừng sâu, tham gia các hoạt động xã hội do trường tổ chức...
Trong các chuyến đi, bạn bè người Nga và quốc tế thường vẫn nhớ những mẩu chuyện Nam kể về quê hương Việt Nam, về những món ăn Việt Nam đặc sắc, về không khí ấm cúng của gia đình em, một gia đình truyền thống thuần Việt. Hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam được xây dựng nên từ tâm hồn Nam, một cậu bé sinh ra và lớn lên ở Nga, tiếp nhận sâu sắc nền văn hóa Nga nhưng vẫn luôn tự hào về cội nguồn Việt Nam, thật sự là một điểm sáng đáng quý.
Mỗi khi có dịp về thăm Việt Nam, Trường Nam thích về quê nội, ngoại ở Hà Tĩnh, Nghệ An để được đi xe bò, được bước chân trên những con đường đất, được hít thở không khí trong lành buổi sớm mai... và được nghe giọng nói rặt miền xứ Nghệ. Ngọn lửa tình cảm gắn bó với quê hương được thắp sáng trong lòng Nam chính là nhờ vào phần lớn công sức của bố mẹ em. Bố mẹ luôn khuyến khích Nam nói tiếng Việt ở nhà và với bạn bè người Việt, thường kể cho em nghe những mẩu chuyện thú vị về quê hương, cùng em theo dõi những chương trình về văn hóa Việt Nam qua truyền hình...
Ở trường, Nam hòa nhập, tiếp thu kiến thức khoa học và văn hóa một cách dễ dàng nhờ vốn tiếng Nga hoàn hảo, nhờ phương pháp dạy học tích cực, luôn khuyến khích học sinh tự chủ động tìm hiểu và phát huy khả năng của từng em. Thầy cô giáo người Nga không phân biệt màu da hay quốc tịch của học sinh, luôn hết lòng vì các em, gây dựng cho Nam niềm hứng thú học tập và tinh thần ham hiểu biết. Nhờ đó, Nam không bị gò ép để chạy theo thành tích cao trong một môn học riêng biệt nào, em yêu thích các môn học và nhẹ nhàng đoạt giải trong các kỳ thi như vượt qua sự thử sức với chính bản thân mình.
Không những thế, Trường Nam còn giữ tròn "trọng trách" của ông anh cả, luôn bảo ban, giúp đỡ cô em gái tên Linh, trong mọi việc ở trường và ở nhà. Phát huy truyền thống của gia đình, bé Linh cũng liên tục đạt được nhiều thành tích xuất sắc: giành giải hạng đầu trong cuộc thi tiếng Anh toàn thành phố, hạng nhì cuộc thi Toán toàn quận, hạng 3 cuộc thi đàn piano trongvùng... Thành tích của hai anh em càng góp phần khẳng định ưu thế của học sinh Việt Nam ở Nga, nâng cao mối thiện cảm của nhiều thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh Nga khi nhắc đến những cái tên của học sinh người Việt.
Từ câu chuyện của hai anh em Nguyễn Huy Trường Nam, mong sao mỗi em nhỏ người Việt sinh sống trên đất Nga nói riêng và các nước trên thế giới nói chung luôn cảm thấy hãnh diện về nguồn gốc quê hương Việt Nam, luôn yêu quý và tự hào khi sử dụng tiếng Việt. Trường Nam cũng như các bạn trẻ tài năng người Việt khác sẽ tiếp tục là những sứ giả văn hóa, mang hình ảnh đẹp của đất nước và con người Việt Nam giới thiệu đến bạn bè khắp mọi nơi trên thế giới.
Theo T.Trang
Đại Đoàn Kết
60 sinh viên Ngoại thương nhận học bổng tổng trị giá 12.000 USD Tập đoàn Sumitomo tại Việt Nam vừa trao học bổng năm học 2010-2011 cho 60 sinh viên trường Đại học Ngoại thương, mỗi suất học bổng trị giá 200 USD. Đây là những sinh viên tích cực và có thành tích cao trong học tập. Đối tượng nhận học bổng này là sinh viên ĐH chính quy đang học từ năm thứ 2-4...