Cậu bé mê Toán nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 15
Wang Pok Lo (15 tuổi) vừa nhận bằng thạc sĩ Thống kê y tế và sẽ tiếp tục học lên tiến sĩ tại Đại học Edinburgh vào tháng 9 năm sau.
Thiên tài 15 tuổi này cùng gia đình chuyển từ Hong Kong đến Scottland vào năm 2006. Ngay từ khi còn nhỏ, Wang Pok Lo đã có những biểu hiện vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Ở tuổi lên 2, cậu bé đã thành thạo các phép tính. Trước khi lên 8, cậu đã hoàn thành hết chương trình phổ thông.
Wang Pok Lo (15 tuổi) vừa nhận bằng thạc sĩ Thống kê y tế
Wang Pok Lo thi tuyển vào Đại học Mở năm 9 tuổi. Để được chấp nhận, cậu phải tham gia một cuộc phỏng vấn, chuẩn bị bài thuyết trình và cạnh tranh với những người lớn tuổi hơn mình.
Pok Lo nhớ lại: “Em nhận được giấy trúng tuyển vào hồi tháng 5. Khi ấy em đã thực sự hạnh phúc. Điều này rất bất ngờ vì các ứng viên khác đều có năng lực và kinh nghiệm hơn em. Đó quả là một khoảnh khắc tuyệt vời”.
Năm 13 tuổi, Pok Lo tốt nghiệp đại học và nhận bằng cử nhân chuyên ngành Toán học. Sau đó, nam sinh tiếp tục ghi danh vào khóa học thạc sĩ trực tuyến tại Đại học Edinburgh và nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Thống kê Y tế vào đầu tháng 12/2019.
Wang Pok Lo sẽ bắt đầu học lên tiến sĩ Khoa học sức khỏe dân số tại Đại học Edinburgh vào tháng 9 năm sau. Dự kiến, khóa học sẽ kéo dài 3 năm. Pok Lo sẽ trở thành tiến sĩ khi mới chỉ 19 tuổi.
Pok Lo hy vọng sau khi hoàn thành khóa học tiến sĩ, bản thân sẽ tiếp tục học thêm hai chuyên ngành Tim mạch và Thần kinh để trở thành bác sĩ trong tương lai.
Không chỉ đam mê học tập, thời gian rảnh rỗi, Pok Lo còn thích chơi piano, guitar và nghe nhạc cổ điển.
Nhận xét về học trò, hiệu trưởng Trường trung học cộng đồng Queensferry (Scottland, Anh) nơi Pok Lo từng theo học tự hào: “Trong 35 năm công tác, tôi từng giảng dạy nhiều người trẻ tài năng, nhưng Pok Lo là một học sinh đặc biệt. Cả trường vô cùng tự hào về Pok và những thành tích to lớn của em ấy”, ông John Wood nói.
Video đang HOT
Trường Giang
Theo Metro/vietnamnet
Vì sao giáo viên không dám sáng tạo trong khi dạy?
Việc đánh giá tiết dạy ở nhiều trường học hiện nay lại không mấy căn cứ vào kết quả đạt được, phần nhiều phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người dự.
Câu nói "sách giáo khoa không còn là pháp lệnh, giáo viên có quyền sáng tạo trong khi dạy", chúng tôi vẫn thường được nghe trong các cuộc họp chuyên môn của ngành, trong các lời phát biểu của nhiều lãnh đạo phụ trách chuyên môn.
Dù biết thực hiện những dạng toán này bằng que tính là hình thức, mất thời gian và không hiệu quả nhưng giáo viên vẫn buộc phải làm (Ảnh Phan Tuyết).
Thế nhưng thực tế lại không như vậy. Việc nói cứ nói, hô hào cứ hô hào còn vào thực tế giảng dạy vẫn áp dụng kiểu dạy rập khuôn, máy móc, và gần như sách viết gì dạy đó, sách hướng dẫn sao làm vậy nhiều giáo viên không dám làm khác.
Sách viết gì trung thành dạy như thế
Đơn cử, một số bài học ở môn Toán lớp 2 như 6 cộng với một số: 6 5; 7 cộng với một số: 7 5; 8 cộng với một số: 8 5; 9 cộng với một số: 9 5 hay 11 trừ đi một số: 11-5; 12 trừ đi một số: 12-8...
Để hình thành nên bảng trừ, sách giáo khoa thiết kế yêu cầu giáo viên cho học sinh lấy que tính để thao tác tìm kết quả. Sau đó giáo viên cũng sẽ tái hiện lại cách thực hiện tính bằng que tính lên bảng.
Sau khi bảng trừ được hình thành, học sinh có nhiệm vụ học thuộc và vận dụng làm một số bài tập tương ứng.
Ví dụ bài: 6 cộng với một số: 6 5
Sách hướng dẫn: Em lấy ra 6 que tính.
Em thêm 5 que tính. Em gộp 10 que tính thành một bó.Em được một bó và 1 que tính.
Tất cả có 11 que tính.Vậy 6 5=11.Em đọc: 6 5=11; 5 6=11.
Bài: 11-5. Sách hướng dẫn: Em lấy ra một bó và 1 que tính (tức 11 que tính).
Em tháo bó thành 10 que tính. Em bớt đi 5 que tính. Còn 6 que tính. Em đọc 11-5=6.
Khi dạy tới những dạng toán này, chỉ mình học trò với giáo viên thì không ai sử dụng que tính cho học sinh làm vì đơn giản các em không cần dùng đến que tính và các thao tác như sách giáo khoa hướng dẫn cũng nhẩm ngay ra kết quả khá nhanh.
Thế nhưng khi có người dự giờ, khi dạy thao giảng, khi thi giáo viên dạy giỏi không thầy cô giáo nào dám dạy như thế.
Giáo viên nào cũng phải tuân thủ y chang tiến trình mà sách giáo khoa đã hướng dẫn. Có lần, thầy cô vừa giới thiệu bài và ghi phép tính 6 5=? Yêu cầu học sinh lấy que tính thao tác tìm kết quả.
Không ít em đã giơ tay xin nêu kết quả hoặc nói vọng từ lớp lên: "Cô ơi kết quả bằng 11, con đâu cần que tính mà nhẩm cái ra liền".
Do đang có người dự, cô giáo vẫn buộc phải gạt đi và yêu cầu cả lớp lấy que tính để làm theo sách hướng dẫn.
Việc dùng que tính trong khi dạy những dạng toán này rất hình thức và không mấy tác dụng. Nếu không muốn nói còn làm cho tiết học tốn khá nhiều thời gian lãng phí vì cái thao tác lấy que tính, gộp lại, tách ra.
Giáo viên nào dạy cũng than phiền nhưng dù vậy cũng chẳng ai đủ bản lĩnh để bỏ đi cái phần thao tác que tính khiên cưỡng như thế.
Vì sao lại như vậy?
Đơn giản chỉ vì thầy cô sợ góp ý và đánh giá tiết dạy không đạt khi giáo viên đã không thực hiện theo đúng những gì sách giáo khoa hướng dẫn.
Trở lại tiết dạy 6 cộng với một số: 6 5. Mục tiêu cần đạt là Em biết thực hiện phép cộng 6 5; 6 6;...6 9. Em lập và thuộc bảng "6 cộng với một số".
Thay vì, giáo viên muốn dạy cách nào thì tùy (cho học sinh thao tác que tính, đếm tay, hướng dẫn các em nhẩm bằng cách tách và gộp số...) miễn sao cuối tiết học, các em làm bài tốt là đã thực hiện đúng mục tiêu cần đạt.
Nhưng, việc đánh giá tiết dạy ở nhiều trường học hiện nay lại không mấy căn cứ vào kết quả đạt được, phần nhiều phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người dự.
Thay vì phải dựa vào mục tiêu để xem học sinh có hiểu và làm bài tốt không thì không ít Ban giám khảo lại lấy suy nghĩ của mình để áp vào tiết dạy của giáo viên.
Thầy cô phải làm thế này, thế kia, sao lại làm như thế...người thì nhẹ nhàng hơn: "theo tôi nên dạy thế này"...Hợp với giám khảo thì tốt, ngược ý họ xem như tiết dạy không đạt.
Bởi vậy, giáo viên thường phải trung thành với những hướng dẫn trong sách giáo khoa cho an toàn mà chẳng ai dám phiêu liêu sáng tạo.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Có một lối đi gian nan "Vào tiết cuối cùng của tuần đầu tiên, tôi đã bật khóc và không nói được lời nào khi học sinh hỏi tại sao, học sinh thì nghĩ cô đang giận vì lớp chưa ngoan. Nhưng các em đâu biết được, tôi bật khóc vì không thể tin bản thân có thể dạy các em được 1 tuần. Đến bây giờ gần 20...