Cậu bé đọc tiếng Việt, nói sõi tiếng Anh từ khi lên 3
Hơn 2 tuổi, Lưu Trương Vĩnh Trân có khả năng nói 40-50 từ tiếng Anh mỗi tối. Lên 3 tuổi, em nói tiếng Anh sõi hơn tiếng Việt.
Chàng trai đa tài
Lưu Trương Vĩnh Trân (sinh năm 2000) tại Đà Nẵng là học sinh trường THCS Nguyễn Khuyến (Đà Nẵng), trong gia đình có bố là giảng viên trường ĐH Sư phạm và mẹ dạy tiếng Anh tại ĐH Ngoại ngữ, anh trai hiện đang du học tại Ấn Độ.
Nam sinh 14 tuổi điển trai, cao hơn 1,8 m lại đạt nhiều thành tích khiến người lớn cũng phải nể phục.
Trân đoạt giải thưởng toàn diện các môn như HCV quốc gia Olympic Toán-Internet (lớp 5), giải khuyến khích Tiếng Anh IOE cấp quốc gia (lớp 5), HCV Toán APMOPS – Châu Á Thái Bình Dương (lớp 6), chứng chỉ vàng với 875/900 điểm vòng 2 TOEFL Junior Challenge (lớp 8) và huy chương bạc Toán tiếng Anh – Internet quốc gia (lớp 8), giải nhất cuộc thi về môi trường Lá thư từ năm 2050 với suất học bổng trại hè tại Singapore. Mới đây nhất, Trân đạt giải nhất kỳ thi giải Toán Casio cấp thành phố.
Chàng trai 10X có sở thích đọc sách, báo và nghiên cứu tài liệu tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như như Thiên văn học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học – Môi trường, Tôn giáo, Vũ khí… Điều này là do Trân đã được ba chắp cánh đam mê tiếp cận và khám phá. Cô Trương Thị Thời (mẹ của Trân) chia sẻ: “Ngay từ nhỏ ngoài việc đọc truyện tranh Doremon, Trân còn thích đọc những cuốn sách nghiêng về nghiên cứu và hàn lâm mà chính sinh viên của ba mẹ còn… ngại đọc”.
Sinh năm 2000 nhưng Vĩnh Trân đã cao gần 1,8m.
Ít ai biết được rằng, chàng trai học lớp 8 sở hữu loạt giải thưởng lớn này có khả năng đọc rành mạch và nói tiếng Anh khi mới 3 tuổi. Mẹ của Trân chia sẻ: “ Trân biết nói chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Hai tuổi con mới phát âm được từ “ba”. Cùng lúc đó con còn biết đọc tiếng Việt và bộc lộ khả năng tiếp thu tiếng Anh rất nhanh“.
Khi chưa biết nói, cô Thời thường dạy Trân đánh vần, ghép vần các chữ cái bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hơn 2 tuổi, Trân có thể nói được 40-50 từ mỗi tối trước khi đi ngủ. Đến khi Trân học hết vốn từ về động vật, mẹ lại dạy thêm những từ lạ của nước ngoài. Lên 3 tuổi, khi chưa sõi tiếng Việt nhưng Trân đã nói và đọc tiếng Anh mạch lạc. Học lớp 1, Trân có thể giao tiếp với người nước ngoài.
Một cô giáo tiểu học kể lại: “ Khi Trân học lớp 5, trong một lần được nhà trường dẫn đi thăm quan khu đền tháp Mỹ Sơn, mọi người thấy ngạc nhiên khi em nói chuyện được cùng người nước ngoài về lịch sử, kiến trúc của Mỹ Sơn“.
Khả năng của Trân khiến cho bố mẹ không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, thời điểm đó cô Thời không chia sẻ nhiều với người ngoài bởi không muốn con tự mãn và có thể phát triển tự nhiên nhất. Cũng theo cô Thời, Vĩnh Trân không được gọi là thần đồng vì khả năng này không tự dưng mà có, đó là do cách con cảm thụ, ham hiểu biết và học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. Khi đã đam mê điều gì, chàng trai quyết tâm theo đuổi đến cùng với một sự nỗ lực không mệt mỏi.
Khi đã lớn khôn, cô Trương Thị Thời kể lại kỷ niệm ngày con con còn nhỏ: “ Trân có rất nhiều biểu hiện đặc biệt. Cháu rất khó ngủ. Khi vài tháng tuổi cháu đã hiểu lời người lớn nói và biết làm nhiều trò vui khiến mọi người ngạc nhiên. Lớn thêm con đã có những suy nghĩ rất “người lớn” khiến gia đình lo lắng đến nỗi phải đưa đi khám và xin tư vấn các bác sĩ tâm thần.
Bác sĩ kết luận cháu rất thông minh, không có vấn đề gì về sức khỏe tâm thần. Ngày đó, cháu cũng rất… khó tính, không thân thiện như bây giờ, bởi lên 3 tuổi vẫn không ai bồng bế được con ngoài mẹ, kể cả ba“.
Video đang HOT
Gia đình chính là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho Vĩnh Trân.
“Ta đã đi, là đến”
Ngay từ nhỏ Trân đã có những khả năng như am hiểu nhiều lĩnh vực, thích hùng biện, giải Toán nhanh, vẽ đẹp. Không ỷ lại vào sự thông minh vốn có, lớn lên Trân vẫn miệt mài trong học tập, thông thạo hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật.
Học đều các môn, mỗi ngày Trân dành 5 tiếng tự học và có học thêm tiếng Anh, tiếng Nhật, Toán, Lý. Chàng trai này bộc lộ bí quyết của mình là có đam mê, cần mẫn và sắp xếp thời gian hợp lý.
Mới đây, Lưu Trương Vĩnh Trân được biết đến là gương mặt tiêu biểu của cuộc thi trí tuệ mang tên Chinh phục – VTV6. Trân được hâm mộ vì phong thái điềm tĩnh, tự tin thể hiện kiến thức sâu rộng của mình và giành được ngôi vị quán quân tuần. Trân chia sẻ: “ Sau cuộc thi em tự tin hơn và được bạn bè yêu quý. Điều này khiến em sẽ luôn cố gắng sống tốt và nỗ lực nhiều hơn nữa“. Trên Facebook còn có cả Hội những người hâm mộ bạn Lưu Trương Vĩnh Trân.
Vĩnh Trân trong cuộc thi Chinh phục – Vì tầm vóc Việt.
Từ cuộc thi này, Vĩnh Trân đã có một người bạn rất thân thiết là thần đồng Phan Đăng Nhật Minh – Quán quân của Chinh phục mùa thứ nhất. Trân chia sẻ: “ Nhật Minh rất thông minh và trầm tính. Em nể bạn ấy vì làm toán nhanh. Đối với em bạn ấy là một ẩn số“.
Chàng trai sinh năm 2000 đã có những suy nghĩ rất chín chắn: “Em có châm ngôn sống là “ Ta đã đi là đến“. Đã đam mê làm gì em theo đuổi đến cùng chứ không bỏ cuộc. Nếu đó là sự vấp ngã của bản thân, em sẽ đứng lên đi tiếp, còn nếu là do con người cản trở em sẽ rẽ sang hướng khác”.
Trong tương lai, Trân dự định học trường THPT Lê Quý Đôn – Đà Nẵng và đi du học. Ước mơ của chàng trai này là trở thành nhà Vật lý hạt nhân.
Cô Trương Thị Thời chia sẻ, gia đình chú trọng dạy con theo phương pháp đồng hành và định hướng, không can thiệp, ngăn cấm những suy nghĩ, đam mê của con. Bản thân cô chăm con theo cách vừa là người mẹ, cũng là người bác sĩ, luôn chú trọng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con. Có người nói cô chăm con kỹ đến mức “ trước khi ăn kem còn trụng nước sôi” – cô Thời cho biết.
Ngoài vấn đề thể chất, ba mẹ coi Vĩnh Trân như một người bạn, sẵn sàng lắng nghe con tâm sự những băn khoăn, khúc mắc trong cuộc sống và học tập.
Thêm vào đó, ba mẹ Vĩnh Trân sẵn sàng xin lỗi con nếu mình sai, khiển trách con vô lý. Bên cạnh đó, họ luôn dạy Trân nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh trước khuyết điểm và khó khăn, tìm mọi cách vượt qua và điều cần thiết hơn nữa là phải biết chấp nhận thất bại để thành công. Trong cách giáo dục con, ba mẹ Vĩnh Trân chưa bao giờ sử dụng đến roi vọt.
Theo Zing
Bỏ việc để đi vì dốt tiếng Anh
Những ngày này, cư dân mạng đang lan truyền bài viết "Gửi bác Bộ trưởng Bộ GD-ĐT" của Võ Thị Mỹ Linh về sự khác biệt trong SGK tiếng Anh ở bậc tiểu học của Việt Nam và Nepal.
Bài viết xuất hiện trên mạng chiều 19/11, đến nay thu hút gần 12.000 người thích (like), hơn 5.000 lượt chia sẻ và hơn 1.300 bình luận (comment).
Võ Thị Mỹ Linh (nick Facebook là Va Li) cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ GD-ĐT về bài viết này.
Không đổ lỗi
- Sau khi đăng lên Facebook của mình, bài viết được cộng đồng mạng chia sẻ, bình luận với tốc độ chóng mặt. Cảm giác của bạn như thế nào?
- Trong số các bạn vào bình luận, một số khen bài viết hay, một số chê bài viết dở, một số bênh vực nền giáo dục Việt Nam, còn lại phần lớn "chửi" nền giáo dục.
Mỹ Linh trong một lần leo núi tại Nepal.
Tôi cũng chẳng quan tâm các bạn khen chê gì vì đó là ý kiến cá nhân của tôi nói với bác bộ trưởng. Nhưng tôi buồn khi thấy một số bạn đổ lỗi cho nền giáo dục Việt Nam đã làm hại bạn hoặc chính con em bạn.
Tôi biết nền giáo dục còn nhiều yếu kém, nhiều bất cập nên tôi nêu ra chính kiến, chỉ ra lỗi của người soạn sách để gửi tới bác bộ trưởng.
Nhưng tôi không đổ lỗi tôi dốt tiếng Anh là tại ông bộ trưởng hay tại nền giáo dục Việt Nam vì tôi không có thói quen đổ lỗi cho ai đó. Nếu có, tôi đổ lỗi cho chính mình trước.
- Mục đích của bạn viết bài này là gì?
- Vì tôi thích viết và tôi thấy mình cần phải viết. Tôi có chính kiến, tôi không giấu nó trong lòng, tôi không thỏa hiệp với bản thân rằng: ừ, kệ đi. Nếu ai cũng lên tiếng như tôi, chắc hẳn sẽ có một kết cục khác. Các bạn muốn ăn cơm thì ít nhất phải nói cho mẹ biết các bạn đói.
Đằng này các bạn cứ nghĩ rằng mẹ mình chưa nấu cơm nên chắc có nói cũng bằng thừa thì làm sao biết mẹ có cái bánh mì đang giấu trên kệ bếp? Đừng đổ lỗi cho bất cứ ai khi chính bạn không làm chủ được cuộc đời bạn.
Tôi sống và hành động theo cách mà cha tôi đã nói khi tôi còn nhỏ: "Your life is yours, not mine! - Cuộc đời này là của bạn, chứ không phải của ai khác".
Không muốn mình hèn
- Bỏ việc để đi du lịch Ấn Độ, Nepal và đặc biệt là câu chuyện kiên cường khi thoát nạn trong trận bão tuyết hồi tháng 10 vừa qua, Mỹ Linh được nhiều người ngưỡng mộ, theo dõi. Bạn suy nghĩ gì về điều này?
- Một số bạn thần tượng tôi như anh hùng sau chuyện tôi leo núi và sống sót. Thật ra tôi đâu phải anh hùng, tôi là một cô gái bình thường leo núi với mục đích tầm thường. Năm 22 tuổi, công việc của tôi là viết báo, kiếm hợp đồng PR, viết văn viết thơ viết truyện, bán chữ để kiếm tiền. Mức thu nhập của tôi hằng tháng hơn 20 triệu đồng, với những người ở độ tuổi 22, nhiêu đó cũng gọi là bằng lòng.
Sau đó, tôi chuyển việc sang ngân hàng và rồi từ bỏ tất cả để đi vì tôi thấy mình dốt tiếng Anh. Tôi ước mơ du học nhưng mãi không được, nên cuối cùng chọn phương pháp du lịch để học.
Tôi đánh đổi số tiền tiết kiệm bao năm để đi, đánh đổi chuyện mất việc để đi, vì tôi không muốn mình hèn và tôi không muốn khi mình đứng nói chuyện với người nước ngoài thì lo lắng, sợ sệt.
Vì tôi biết nếu tôi dốt tiếng Anh thì lỗi tại tôi chưa tìm đủ mọi cách để học tiếng Anh trước chứ không phải tại nền giáo dục yếu kém.
Trước lúc bỏ việc đi du lịch, tôi có đọc bài viết về một cô gái đi du lịch rất nhiều nơi. Khi cô kể về những nơi đã đi, mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ, ai cũng ước đi được như cô. Cô gái ngạc nhiên hỏi họ muốn đi thế sao không đi.
Họ lập tức viện ra rất nhiều lý do, đổ lỗi cho rất nhiều thứ, nào là bận chồng con, nào là thiếu tiền bạc, nào là tuổi tác đã không còn phù hợp.
Cô gái buồn cười và kết luận rằng nếu bạn muốn đi mà cứ chần chừ như thế thì ai sẽ thực hiện giấc mơ chu du ấy cho bạn. Thế nên tôi cũng muốn hỏi các bạn là nếu các bạn muốn học tiếng Anh nhưng cứ đổ lỗi tại thế này thế kia thì ai sẽ học thay cho bạn?
Bạn đang ở Nepal?
- Vâng, tôi đang ở làng Ảuchour, quận Syanja, Nepal. Tôi ở đây đã được nửa tháng. Mỗi ngày tôi đến trường Sarbodaya chơi với học sinh ở đây, hỗ trợ thầy cô dạy tiếng Anh cho học sinh. Hết giờ ở trường thì tôi về nhà, đi ra đồng làm ruộng, cắt cỏ với bà con.
Tôi chẳng giúp được gì cho họ nhiều, chủ yếu là tôi thích cảm giác trải nghiệm, sống cùng người bản địa để hiểu cuộc sống, văn hóa của họ.
Theo Phước Tuần/Báo Tuổi trẻ
Cậu bé 10 tuổi treo cổ tự tử vì bị điểm kém tiếng Anh Một cậu bé người TQ được tìm thấy đã chết sau khi cậu treo cổ tự vẫn trong phòng ngủ của mình vì áp lực khi được điểm kém môn Tiếng Anh gây xôn xao dư luận. Mới đây, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước sự việc Xiaohuan, một cậu bé 10 tuổi ở quận Phiên Ngung, Quảng Châu, Trung Quốc...