Cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh, chuyên gia không ngờ tìm ra manh mối vụ án 2.700 năm
Chuyên gia khảo cổ không ngờ vật lạ màu xanh mà cậu bé chăn cừu vấp phải trên đường lại giúp tìm ra manh mối của một vụ án 2.700 năm trước.
Câu chuyện hy hữu này bắt đầu xảy ra từ năm 1977 ở hồ Đan Giang Khẩuthuộc hạ lưu sông Hán Giang (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Đây là nơi rất giàu tài nguyên về thủy sản, đồng thời cũng là hồ chứa quan trọng trong công trình ” Nam thủy Bắc điều“, một dự án vận chuyển nước rất lớn ở Trung Quốc. Do đó, người dân địa phương thường thả lưới ở hồ chứa này để đánh bắt cá.
Hồ Đan Giang Khẩu là hồ chứa quan trọng trong dự án vận chuyển nước ở Trung Quốc.
Một ngày nọ trong mùa hè năm 1977, có hai người dân tới đây đánh bắt cá. Khi chuẩn bị kéo lưới lên, họ thấy lưới rất nặng và mừng thầm chắc có cá lớn lọt lưới. Đến khi cả hai cố gắng kéo lưới đánh cá lên, họ phát hiện ra không có cá ở trong lưới, thay vào đó là một vài đồ vật bằng đồng cũ kỹ.
Hai người dân tìm được nhiều món đồ bằng đồng dưới hồ Đan Giang Khẩu.
Hai người dân biết đây là đồ cổ nên thả thêm mấy mẻ lưới. Quả nhiên, lần nào họ cũng vớt được một thứ. Sau đó, cả hai đã quyết định bán những món đồ tìm thấy ở hồ Đan Giang Khẩu cho những người buôn bán cổ vật và họ đã phát tài nhờ bán được với giá cao.
Kể từ đó, có nhiều người tìm đến hồ Đan Giang Khẩu với hy vọng có thể tìm được báu vật ở dưới nước giống như hai người dân may mắn trên.
Không chỉ những kẻ trộm mộ mà ngay cả một số thợ săn cổ vật cũng đổ xô tới đây. Vì vậy, khu vực này xuất hiện vô số hố trộm. Sau đó, khi mực nước trong hồ chứa tăng lên, tình trạng nhiều người tới đây tìm kiếm cổ vật mới tạm dừng.
Đến năm 1999, khi hồ Đan Giang Khẩu cạn nước, có hai cậu bé chăn cừu đã đến đây. Một cậu bé vô tình vấp phải một vật gì đó có ánh sáng xanh mờ. Cậu bé này rất tò mò và nhặt vật lạ này lên. Nó có hình dạng giống như một chiếc nồi đồng với nhiều hoa văn phức tạp.
Ngay sau đó, tin tức này đã được thông báo đến ban quản lý di tích văn hóa của địa phương. Cơ quan này đã nhanh chóng tổ chức một đội khảo cổ tới hiện trường tìm thấy đồ đồng để tiến hành khảo sát. Khi các chuyên gia sử dụng các công cụ tiên tiến để khảo sát, họ phát hiện ra có rất nhiều vật bằng kim loại ở dưới lòng đất.
Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều cổ vật hàng nghìn năm dưới lòng hồ Đan Giang Khẩu.
Video đang HOT
Kết quả, nhóm chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều đồ vật bằng ngọc và đồ đồng từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc ở khu vực xung quanh nơi cậu bé chăn cừu nhặt được vật lạ. Các nhà khảo cổ học suy luận rằng nhiều khả năng có một số ngôi mộ cổ quy mô lớn của nước Sở, một chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu, Chiến Quốc, nằm ở dưới lòng hồ Đan Giang Khẩu.
Sau khi có suy luận này, các nhà khảo cổ lập tức xin phép cấp trên cho khai quật ở khu vực này. Lòng hồ khi đó đang khô cạn, đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành khai quật. Khi được sự đồng ý của cấp trên, các chuyên gia khảo cổ đã nỗ lực chạy đua với thời gian để tiến hành công tác khai quật. Chính trong cuộc khai quật đặc biệt này, có một thanh kiếm bằng đồng đã được phát hiện.
Bí ẩn thanh kiếm tiết lộ manh mối vụ án 2.700 năm
Thanh kiếm bằng đồng 2.700 năm tuy đã có nhiều dấu vết rỉ sét nhưng được đánh giá là một bảo vật vô cùng quý hiếm.
Có rất nhiều cổ vật, báu vật được tìm thấy trong đợt khai quật ở hồ Đan Giang Khẩu vào năm 1999. Điều này khiến giới khảo cổ vô cùng ngạc nhiên, nhưng đồng thời cũng kéo theo vô số câu hỏi đặt ra. Trong đó, có nghi vấn liên quan đến thanh kiếm bằng đồng trên. Vì sao một thanh kiếm bằng đồng vô cùng quý giá lại xuất hiện trong một ngôi mộ nhỏ của nước Sở?
Bởi theo các chuyên gia, xét về quy mô, ngôi mộ này chỉ là nơi an nghỉ của tướng lĩnh cấp bậc không quá lớn của nước Sở. Vậy, ai mới là chủ nhân thực sự của thanh kiếm đồng này?
Từ chữ ” Thái Hầu” hay ” Sái Hầu” được khắc trên thân kiếm, các chuyên gia suy luận rằng đây có thể là thanh kiếm của một vị vua nước Sái trong thời Xuân Thu. Tuy nhiên, sau đó, các chuyên gia lại gặp khó khăn vì họ không tìm thấy có một vị vua nào trong sử sách có tên giống như chữ khắc trên thân kiếm.
Cuối cùng, nhóm các nhà khảo cổ đã mời Tôn Khải Khang, một chuyên gia của Ủy ban Quản lý di tích văn hóa tỉnh Hồ Bắc, tới để nghiên cứu và phân tích. Theo phân tích của ông Tôn Khải Khang, một chữ cổ khiến các nhà khảo cổ học phân vân có thể dịch là “thuẫn”. Theo ghi chép trong lịch sử, đây là một loại vũ khí cổ xưa. Do đó, có khả năng tên của vị vua chư hầu này có liên quan đến loại vũ khí này.
Với gợi ý này, các nhà khảo cổ học đã tìm kiếm trong các ghi chép lịch sử của các vị vua thời Xuân Thu. Cuối cùng, họ chú ý đến cái tên Sái Ai Hầu (? – 675 TCN), tên thật là Cơ Hiến Vũ, vị vua thứ 13 của nước Sái, một chư hầu của nhà Chu.
Như vậy, danh tính chủ nhân của thanh kiếm đồng này chính là Sái Ai Hầu, một vị vua của nước Sái thời Xuân Thu. Thanh kiếm này có niên đại khoảng 2.700 năm.
Từ những ghi chép trên thanh kiếm cùng sự nỗ lực tìm kiếm, tra cứu các thông tin từ những tài liệu cổ, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bi kịch đáng tiếc của chủ nhân thanh kiếm.
Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ liên quan tới mỹ nhân, vị vua nước Sái phải chịu cảnh giam lỏng ở nước Sở cho đến chết.
Theo những ghi chép trong lịch sử, vào năm 684 TCN, Sai Ai Hầu và Tức Hầu (vua nước Tức) đều sang nước Trần. Đến khi trở về, vợ của vua nươc Tức đi qua nước Sái. Lúc bấy giờ, Sái Ai Hầu thất lễ với phu nhân của nước Tức khiến cho Tức Hầu nổi giận. Do đó, Tức Hầu đã bí mật liên kết với Sở Văn Vương tương kế, tựu kế rằng hãy dẫn quân đánh nước Tức. Khi đó, nước Tức sẽ vờ cầu cứu nước Sái, và nhân đó đại quân của nước Sở có thể đánh nước Sái.
Sở Văn Vương đã nghe theo mưu kế này. Ông mang quân đi đánh nước Tức. Tức Hầu đã cầu cứu Sái Ai Hầu. Quả nhiên, Sái Ai Hầu mang quân đi cứu nước Tức. Tuy nhiên, do không chống nổi đại quân nước Sở nên Sái Ai Hầu đã bị bắt sống.
Sở Ai Hầu tuy là quân vương của một nước nhưng lại phải chịu cảnh giam cầm suốt 9 năm ở nước Sở. Do căm thù vua nước Tức nên ông vờ tán tụng sắc đẹp của vợ vua nước Tức với Sổ Văn Vương. Vì ham mê nhan sắc của Tức phu nhân, Sở Văn vương đã mang quân đi tiêu diệt nước Tức và lấy vị phu nhân này làm vợ.
Dù mưu kế thành công nhưng Sở Ai Hầu vẫn không được cho về nước. Cuối cùng, vị quân vương này mất ở nước Sở vào năm 675 TCN. Người nước Sái sau đó đã lập con trai ông là Cơ Hật lên nối ngôi, sử gọi là Sái Mục Hầu.
Thanh kiếm đồng của Sái Ai Hầu là một bảo vật hiếm có. Nó cũng là manh mối quan trọng giúp các chuyên gia tìm ra bi kịch của Sái Ai Hầu.
Về phần thanh kiếm đồng trên, theo các chuyên gia, đây là vật bất ly thân của Sái Ai Hầu. Tuy nhiên, sau khi ông bị giam lỏng ở nước Sở, thanh kiếm này cũng trở thành chiến lợi phẩm ở quốc gia này. Vậy, tại sao thanh kiếm của một vị vua lại xuất hiện trong ngôi mộ của một vị tướng bình thường ở nước Sở?
Theo suy đoán của các chuyên gia, rất có thể Sở Văn Vương đã ban tặng thanh kiếm này cho vị tướng có công bắt sống vua nước Sái lúc bấy giờ.
Trên thực tế, vào thời điểm cách đây khoảng 2.700 năm, việc được nhà vua ban thưởng chiến lợi phẩm chính là vinh dự cao nhất. Chính vì vậy, sau khi vị tướng này qua đời, việc lấy thanh kiếm của nhà vua làm vật tùy táng là điều hợp lý.
Thanh kiếm đồng này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng của tỉnh Hồ Bắc.
Đào giếng thấy hai 'cái nồi' chứa vật lạ, chuyên gia định giá hơn 10.000 tỷ đồng
Đang đào đất, hai lão nông bất ngờ đụng trúng một 'miệng hố', bên trong chứa nhiều vật lạ.
Sự việc xảy ra vào mùa hè năm 1974. Vì sửa nhà nên Tôn Bổn Lợi, ở huyện Phù Câu, thuộc thị Chu Khẩu, Hà Nam, Trung Quốc quyết định đào một hố vôi trong trang trại nhà mình. Công việc đang diễn ra thuận lợi thì bất ngờ anh và người hàng xóm là Triệu Căn Vượng nghe tiếng động lớn. Hóa ra cái xẻng đã va vào vật gì đó cứng bên dưới lòng đất.
Trong lúc đào đất, họ vô tình đụng trúng "miệng hố" lạ. (Ảnh: Sohu)
Triệu Căn Vượng nhìn thấy "miệng hố" nhỏ bên dưới. Đào lên, họ phát hiện đó là cái nồi bằng đồng. Dừng công việc đào hố, Tôn Bổn Lợi và người hàng xóm nhanh chóng đem vật lạ về nhà. Trên đường, Tôn Bổn Lợi làm cái nồi rơi khiến nó vỡ làm 4, 5 mảnh.
Nào ngờ, bên trong cái nồi lại có vàng rơi ra. Tôn Bổn Lợi "đứng hình" không nói nên lời. "Trời ơi, đây là vàng", anh nói và nhặt vàng lên cho vào túi rồi cùng Triệu Căn Vượng quay lại chỗ hố đang đào dở. Họ lại tìm thấy một cái nồi đồng thứ 2 nhưng bên trong không có vàng, mà chứa nhiều vật thể giống cái thìa.
"Nồi đồng" chứa nhiều vật lạ. (Ảnh: Sohu)
Tin Tôn Bổn Lợi đào trúng vàng lan truyền khắp làng. Một vài người quá khích lao vào cướp số vàng đào được, ngôi nhà trở nên ồn ào không ngớt. Mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát, Tôn Bổn Lợi và Triệu Căn Vượng chạy tới báo cáo với trưởng thôn. Trưởng thôn lại báo cáo lên lãnh đạo huyện.
Ngày hôm sau, các loa phóng thanh trong làng bắt đầu phát đi yêu cầu người dân phải bảo vệ di tích văn hóa. Những người hôm trước đến nhà Tôn Bổn Lợi được kêu gọi trả lại số vàng đã lấy càng sớm càng tốt nhưng không ai đến.
Giới chức huyện cử vài cảnh sát đến từng nhà để thu hồi. Cuối cùng, 392 miếng vàng cùng một số di vật văn hóa được thu hồi. Một số người đã nấu chảy 2 món cổ vật hình cái thìa nên họ không thể giao nộp.
Các chuyên gia khảo cổ từ bảo tàng của tỉnh được cử xuống Phù Câu để điều tra. Sau khi kiểm định kỹ càng, họ phát hiện những nồi đồng và vàng bên trong đều từ thời Chiến quốc. Chúng thực chất là những cái lư hương cổ bằng đồng xanh. Đó đều là bảo vật quý hiếm. Các chuyên gia nhanh chóng khai quật thêm ở khu vực nhà Tôn Bổn Lợi nhưng họ không tìm thêm được gì.
Theo nhận định của chuyên gia, những món cổ vật này là của hoàng thất nước Sở chôn dưới đất, họ không kịp quay lại lấy nên nó mới tồn tại đến ngày nay.
Các chuyên gia cho biết những vật thể hình thìa là bảo vật giá trị lớn. (Ảnh: Sohu)
Số vàng đó được phân thành 2 loại là đồng tiền vàng và vàng thỏi. Trên mặt được khắc niên đại, ý nghĩa lịch sử rất lớn. Bất ngờ hơn cả là giới khảo cổ nói những món cổ vật hình thìa kia mới có giá trị lớn. Chúng là loại tiền đặc biệt của nước Sở. Nguyên liệu để làm nên những đồng tiền này không phải thiếc mà là bạc, loại vật liệu quý hiếm lúc bấy giờ. Hơn nữa, kỹ thuật đúc ra những đồng tiền này là tinh xảo nhất.
Giá của một đồng tiền thời Hán trong lần đấu giá đạt tới mức 10 triệu NDT (tương đương 34 tỷ đồng). Những đồng tiền thời Chiến quốc sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều lần. Theo ước tính của họ, tổng giá trị các món cổ vật mà Tôn Bổn Lợi tìm thấy sẽ không dưới 3 tỷ NDT (hơn 10.000 tỷ đồng).
Lăng mộ chôn 3.000 thanh kiếm, nghìn năm chưa ai dám khai phá Ngôi mộ cổ ngủ yên dưới nước được chôn cùng 3.000 thanh kiếm từng khiến hoàng đế Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa ấn tượng không quên. Người Trung Quốc có câu: "Trên có Thiên Đàng, dưới có Tô Hàng" nhằm diễn tả vẻ đẹp không gì sánh được của Tô Châu và Hàng Châu. Hay câu nói của Tô Đông Pha: "Đến...