‘Cậu bé băng giá’ và những đứa trẻ đổi đời nhờ mạng xã hội
Xuất hiện trên mạng qua những hình ảnh, đoạn video do người khác đăng tải, nhiều đứa trẻ hiếu học bất ngờ nổi tiếng. Kể từ đó, cuộc sống của các em thay đổi hoàn toàn.
Vương Phú Mãn (ở Vân Nam, Trung Quốc) nổi tiếng vào năm 2018 nhờ bức ảnh thầy hiệu trưởng đăng lên mạng. Khi đó, Phú Mãn mới 9 tuổi, em đã đi bộ quãng đường 4,5 km trong thời tiết âm 9 độ C để đến trường làm bài thi. Hình ảnh cậu bé với mái tóc bị đóng băng, gò má đỏ ửng vì lạnh, đã lay động trái tim hàng triệu người ở Trung Quốc và thế giới. Nhiều người cảm phục trước tinh thần hiếu học, không ngại khó, ngại khổ của “cậu bé băng giá”. Ảnh: People’s Daily.
Khi câu chuyện về Vương Phú Mãn được lan truyền trên mạng, nhiều mạnh thường quân ngỏ ý hỗ trợ chi phí để em tiếp tục học tập. Tuy nhiên, nổi tiếng nhanh chóng cũng khiến cuộc sống của “cậu bé băng giá” gặp nhiều vấn đề ngoài ý muốn. Sau nhiều biến động, Vương Phú Mãn và gia đình đã có một cuộc sống ổn định hơn. Theo Red Star News , cậu bé được chuyển đến một trường tiểu học ở thị trấn Tân Nhai, huyện Lỗ Điện, tỉnh Vân Nam. Ký túc xá cách trường chỉ vài trăm mét, Phú Mãn có thể tiết kiệm thời gian, không phải đi bộ hơn một giờ đến trường như trước. Mục tiêu của em là tốt nghiệp tiểu học với điểm số cao, lên Bắc Kinh học đại học và trở thành một cảnh sát. Ảnh: Red Star News .
Thuch Salik (ở Siem Reap, Campuchia) nổi tiếng chỉ sau một đêm nhờ clip nói chuyện bằng nhiều thứ tiếng với khách du lịch vào năm 2018. Khi đó, Salik mới 14 tuổi, em được cộng đồng mạng quan tâm và truyền thông quốc tế săn đón. Những video phỏng vấn của cậu bé trên các trang mạng thu hút hàng triệu lượt xem.
Video đang HOT
Theo Channel News Asia , Salik bắt đầu đi bán hàng rong quanh quanh đền Ta Prohm từ năm 11 tuổi. Em học ngoại ngữ từ những lần giao tiếp với du khách và hát những ca khúc thịnh hành để mời họ mua hàng. Được biết, trước khi nổi tiếng, hoàn cảnh của Salik rất khó khăn. Buổi sáng em đạp xe một quãng đường xa đi học, buổi chiều mang đồ lưu niệm đến đền Ta Prohm bán, kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình. Ảnh: Mediacorp .
Nổi tiếng nhờ khả năng nói nhiều ngôn ngữ, Salik được nhiều doanh nhân, tổ chức tặng quà và đề nghị hỗ trợ giáo dục cho đến khi tốt nghiệp đại học. Năm 2019, em đến Trung Quốc và theo học tại Học viện Giáo dục Hailang, tỉnh Chiết Giang.
Ngoài việc học, “cậu bé nói 16 thứ tiếng” được các công ty giải trí “săn đón”. Tháng 7/2020, em ký hợp đồng với công ty FUN Entertainment ở Campuchia. Tại đây, em được học các kỹ năng như livestream, trò chuyện với khán giả để trở thành một KOL. Hiện, cuộc sống của Salik thay đổi hoàn toàn, gia đình em chuyển đến Phnom Penh sinh sống, em trai Salik cũng được hỗ trợ về mặt giáo dục. Ảnh: FUN Entertainment .
Anthony Mmesoma Madu (ở Lagos, Nigeria) được nhiều người biết đến với video múa ballet dưới mưa vào năm 2020. Khoảnh khắc cậu bé 11 tuổi đi chân trần nhảy múa chạm đến trái tim hàng triệu người. Chỉ sau hơn 1 tháng đăng tải, video của Madu thu hút hơn 15 triệu lượt xem, 120.000 lượt yêu thích và 33.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh: Joe Saul-Sehy.
Theo CNN , trường múa ABT Jacqueline Kennedy Onassis ở Mỹ đã đề nghị trao học bổng toàn phần cho cậu bé tài năng. Bà Cynthia Harvey, Giám đốc nghệ thuật của trường, đã đích thân liên hệ với thầy giáo của Madu để thảo luận về suất học bổng.
Qua đó, Madu được tham gia chương trình học kéo dài 3 tuần tại ABT Jacqueline Kennedy Onassis. Ngoài ra, em được tổ chức Ballet Beyond Borders trao học bổng. Trong năm 2021, chàng vũ công nhí sẽ đến Mỹ và có cơ hội tập luyện với những vũ công ballet hàng đầu thế giới. Ảnh: Reuters .
Đang dừng đèn đỏ nhưng chợt nhớ tới phải ôn bài, nam sinh mang sách vở ra học ngay giữa trời nắng
Hình ảnh nam sinh tranh thủ mang sách vở ra xem lại bài trong lúc chờ đèn đỏ đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Thời nay, nhiều người quan niệm điểm số không còn quá quan trọng nữa, thế nhưng vào mùa thi cử, các cô cậu học trò vẫn luôn mong muốn đạt kết quả tốt để ngẩng cao đầu tự hào. Chuyện học ngày học đêm vốn chẳng phải là hiếm, học trò có thể học mọi lúc mọi nơi từ nhà đến trường, từ trường đến công viên, quán cafe, nhà sách,... Thậm chí nam sinh dưới đây còn tranh thủ ôn bài ngay trên đường đi học, lúc đứng đợi đèn đỏ cũng phải mang sách vở ra đọc mới yên tâm.
Nam sinh tranh thủ mang sách vở ra xem lại bài ngay lúc chờ đèn đỏ
Hình ảnh này được người đi đường vô tình chụp lại
Trong lúc chờ đèn đỏ, một nam sinh lẳng lặng dừng xe gọn một góc, rồi mang vở ra tranh thủ xem lại bài. Người đăng tải bức ảnh cho biết: "Mình đi học ca chiều, khi dừng đèn đỏ thì bất ngờ thấy anh ấy lôi sách vở ra ghi chép, phong thái rất tập trung. Mình ấn tượng với hình ảnh hiếu học này nên chụp lại. Cũng nhiều lần nhìn thấy các bạn học trên xe bus, thậm chí kẹt xe, tắc đường vẫn có bạn mang sách vở ra học, mình cho rằng mỗi người đều có những phương pháp học khác nhau miễn là hiệu quả".
Theo đó, hình ảnh được chụp giữa cái nắng gay gắt vào 12h trưa trên đoạn ngã tư đường Giải Phóng, Trường Chinh. Chỉ trong thời gian ngắn, khoảnh khắc này đã được cư dân mạng chia sẻ nhiệt tình trên các diễn đàn. Ai cũng khen ngợi nam sinh "hiếu học", dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nhiệm vụ học tập.
Bạn T.H.N comment: "Bạn này có lẽ là dân Bách - Kinh - Xây, tinh thần học tập ngưỡng mộ quá".
"Tan học, mình chỉ muốn lao thật nhanh về nhà, cơm nước rồi nghỉ ngơi chứ học bất chấp như bạn đây thì mình xin chào thua", bạn T.H bày tỏ.
Bạn H.M.L bình luận: "Đúng là cao thủ không bằng tranh thủ!"
Chỉ ở Việt Nam: Lớp mất điện, học sinh vẫn lấy đèn điện thoại để học Chắc hẳn khi nhắc đến quãng đời học sinh, bất kỳ ai cũng đều có những ký ức không thể nào quên. Giống như một số mem trong Việt Nam Ơi cũng thường hay nói về những món ăn, đồ chơi thời đi học vậy. Trong số đó, có lẽ, chẳng ai có thể quên được những ngày lớp mất điện, giáo viên...