Cậu bé bại não 12 tuổi viết sách bằng ánh mắt
Bị bại não và không thể viết lách, thế nhưng mới đây, Jonathan Bryan đã viết một cuốn sách kể về quá trình mẹ đã dạy cậu giao tiếp thông qua ánh mắt.
Jonathan Bryan, 12 tuổi, đến từ Chippenham, Wiltshire bị bại não từ lúc mới sinh. Căn bệnh này khiến cậu không thể đi lại hay nói chuyện.
Thay vì từ bỏ mọi hi vọng, mẹ cậu bé đã quyết tâm giúp con học bằng cách giao tiếp thông qua cử động của đôi mắt.
Mẹ cậu bé đã quyết tâm giúp con học bằng cách giao tiếp thông qua cử động của đôi mắt
Chỉ vài năm sau, Jonathan đã viết nên một cuốn tự truyện với tựa đề “Đôi mắt biết nói”. Jonathan cho biết: “Cháu rất thích thú nhưng cũng có chút e sợ. Cháu sợ mọi người không thích cuốn sách của cháu.”
Lợi nhuận khi bán cuốn sách này sẽ được bổ sung vào quỹ từ thiện “Teach Us Too” của chính Jonathan với mục đích mọi trẻ em trên thế giới đều có thể đọc và viết.
Chia sẻ về phương pháp học viết bằng cử động của đôi mắt, Jonathan cho biết: “Phương pháp học viết của cháu cần rất nhiều thời gian. Cháu tập viết suốt cả ngày, trừ chủ nhật và những ngày lễ tết.”
“Điều thú vị nhất khi viết một cuốn sách là lúc nó được đóng bìa, còn phần khó nhất là quá trình hiệu đính. Công đoạn này có khi phải mất cả năm trời mới xong.”
Mẹ của Jonathan chia sẻ: “Gia đình tôi rất tự hào vì Jonathan và những gì thằng bé đã đạt được.”
“Vài tuần trước thằng bé đã nhận được 2 ấn bản đầu tiên từ cuốn sách con viết. Jonathan quyết định tặng chúng cho 2 người chị em kèm theo chữ kí của mình. Điều đó quả thật rất tuyệt vời.”
Jonathan được sinh non ở tuần thai thứ 36, khi mẹ cậu gặp tai nạn xe hơi. Ngay sau khi sinh, các bác sĩ đã chuẩn đoán cậu bé bị suy thận, kèm theo đó là nhiều tổn thương nghiêm trọng ở não bộ.
Lớn hơn một chút, Jonathan nhập học vào một ngôi trường đặc biệt dành cho trẻ tàn tật. Tại đây, cậu không được dạy đọc hay viết. Tuy nhiên, một chuyên gia đã đến tìm gặp gia đình cậu và gợi ý về một phương pháp học chữ qua cử động của đôi mắt.
Video đang HOT
Nhớ về giai đoạn đó, mẹ Jonathan cho biết: “Khi con tôi có thể giao tiếp bằng ánh mắt, tôi đã hỏi thằng bé rất nhiều câu. Tôi hiểu được tính cách của thằng bé, một con người mà từ khi Jonathan sinh ra đến giờ chúng tôi không hề biết.”
“Tôi hỏi thằng bé về điều khiến con khó chịu nhất từ trước tới giờ. Thay vì việc mất khả năng giao tiếp, thằng bé trả lời điều khiến bản thân khó chịu nhất là mỗi lúc được mẹ rửa mặt cho.”
Jonathan sử dụng 3 tấm bảng có các kí tự và hình ảnh, các con số và dấu câu
Jonathan sử dụng 3 tấm bảng có các kí tự và hình ảnh, các con số và dấu câu. Chúng được treo trước mặt cậu và cậu có thể lựa chọn các kí tự bằng cử động đôi mắt. Sau khi cậu chọn, người trợ giúp sẽ gõ lại kí tự đó lên máy vi tính.
Jonathan bắt đầu viết 192 trang sách ngay sau khi vượt qua kì sát hạch SAT vào tháng 6 năm ngoái. Ấn bản đầu tiên được ra mắt công chúng vào khoảng Giáng Sinh.
Ngài Michael, người luôn ở bên cậu bé trong lần ra mắt sách tại London cho biết :”Cuốn sách của Jonathan hé lộ rất nhiều về khả năng của não bộ con người, sự nhận thức cũng như khao khát được giao tiếp với xung quanh.”
Thúy Nga
Theo vietnamnet.vn
Vì sao thai nhi bắt buộc phải đạp trong bụng mẹ? Lý do được tiết lộ khiến các mẹ giật mình.
Cảm nhận được sinh linh bé bỏng trong bụng mình chuyển động là một niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ. Nhưng liệu mẹ có biết con vì sao lại chuyển động và tác dụng của những chuyển động ấy là gì không?
Những hình ảnh 4D bên trên ghi lại những tư thế khác nhau của thai nhi khi còn trong bụng mẹ tại những thời điểm khác nhau. Nghiên cứu mới nhất cho rằng, khi thai nhi 20 tuần tuổi, sức đạp của chân sẽ tương đương khoảng 2kg, đến 30 tuần tuổi thì sức đạp của chân sẽ phát triển tương đương với 4kg, thế nhưng trong những tuần phát triển tiếp theo thì sức đạp của chân thai nhi sẽ giảm xuống chỉ còn 2kg.
Theo Sina ghi lại, một người phụ nữ đang mang thai cảm thấy vô cùng vui mừng và xúc động khi lần đầu cảm nhận được sự chuyển động của đứa con trong bụng mình, cô vui mừng vì con mình đang dần lớn lên từng ngày, thế nhưng cũng tự thắc mắc vì sao thai nhi lại có thể đạp vào bụng mẹ nhỉ? Đây chắc chắn không phải là thắc mắc của riêng bà mẹ này.
Trong cuộc phỏng vấn về vấn đề này với một chuyên gia trong ngành y cho biết, mặc dù không gian vận động của trẻ trong bụng mẹ rất chật hẹp, thế nhưng thai nhi vẫn không ngừng hoạt động, những cử động như vậy sẽ có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ, xương, khớp của trẻ sau này.
Trong một nghiên cứu của một tạp chí khoa học khác cho thấy, sự hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu rất sớm, từ khi chúng mới được 7 tuần tuổi, khi đó, chúng vận động từ từ và nhẹ nhàng các đốt sống cổ. Những tổ hợp động tác cũng sẽ nhiều hơn cùng với sự phát triển của trẻ, ví dụ như: nấc, hắt xì hơi hoặc thậm chí là mút ngón tay.
Thế nhưng, mãi đến khi thai nhi được 16-18 tuần tuổi chúng sẽ trở nên mạnh mẽ vô cùng và tại thời điểm này, các mẹ mới cảm nhận được rõ rệt các cử động của trẻ.
Sự hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu rất sớm, từ khi chúng mới được 7 tuần tuổi.
Thời điểm thai nhi đạp trong bụng mẹ.
Theo những quan sát thực tế của bác sĩ thì thai nhi trong tuần thứ 8 đã có thể nhào lộn trong bụng mẹ nhưng trong 3 tháng đầu kỳ bạn không thể cảm nhận được, đến 3 tháng giữa kỳ bạn mới có thể cảm nhận một cách nhẹ nhàng và 3 tháng cuối là những tháng bạn có thể có thể cảm nhận được một cách rõ ràng nhất. Bạn cũng có thể kiểm tra xem bé có hoạt động khỏe mạnh hơn bằng những lúc thư giãn và nghỉ ngơi mẹ bầu có thể cảm nhận được sự vận chuyển của con.
Thai nhi cũng c ầ n đ ượ c "t ậ p th ể d ụ c "
Chuyên gia sinh vật học đến từ London - Niamh Nowlan cho biết: "Đã có một nhóm nghiên cứu về vấn đề liệu "Thai nhi có khả năng kiểm soát hành động của mình hay không? Hay những hành động của trẻ trong bụng mẹ có phải là một chuỗi phản xạ có điều kiện?"
Có thể trong giai đoạn đầu, những hành động của trẻ vẫn mang tính chất là những chuỗi phản xạ có điều kiện, thế nhưng về sau thì sự phối hợp giữa một chuỗi các hành động đó nhịp nhàng hơn, rất có thể do trí não phát triển đã giúp kiểm soát được thời gian hoạt động và chất lượng hoạt động.
Những nhà khoa học cũng chưa dám khẳng định những chuỗi hành động này là tự phát hay không, thế nhưng Niamh Nowlan cho biết, kết quả nghiên cứu của cô thể hiện rằng: "Sự vận động rất cho lợi cho sự phát triển của thai nhi ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, ngay kể cả sau khi đã chào đời cũng đòi hỏi các rèn luyện không ngừng mới đảm bảo được quá trình phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là sự phát triển của hệ cơ, xương, khớp."
Đối với phụ nữ mang thai, họ luôn hồi hộp, ngóng chờ đứa con trong bụng mình phát triển khỏe mạnh, linh hoạt hay không? Niamh Nowlan cho biết: "Trong quá trình mang thai, không có một lựa chọn nào phù hợp để kiểm soát đối với những thay đổi hành động của trẻ khi còn trong bụng mẹ."
L ự c c ủ a thai nhi khi đ ạ p vào b ụ ng m ẹ là t ươ ng đ ố i l ớ n
Niamh Nowlan cho biết, khi thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu đạp thì các bà mẹ đều có những cảm giác khác nhau. Ví dụ như: khi người phụ nữ đó mang thai lần hai, thì so với lần mang thai trước, lần này họ sẽ nhạy cảm hơn đối với mỗi vận động của con trong bụng. Cô nói: "Tôi luôn cảm nhận được đôi bàn chân nhỏ bé của con tôi ở đâu, thế nhưng khi mang thai lần đầu lại không có được kinh nghiệm như vậy."
Cô đoán rằng sự khác này là do khi mang thai lần đầu thì sự co bóp của tử cung gây nên, đây cũng trở thành một chủ đề nghiên cứu hữu ích của cô.
Các bà mẹ cảm nhận rõ nhất là khi con đạp vào bụng, Niamh Nowlan cùng đồng nghiệp gần đây đã tuyên bố một công trình nghiên cứu, nghiên cứu này cho biết khi thai nhi 30 tuần tuổi thì sức đạp của chân sẽ phát triển tương đương với 4kg, thế nhưng trong những tuần phát triển tiếp theo thì sức đạp của chân thai nhi sẽ giảm xuống chỉ còn 2kg, các nhà khoa học gọi đây là sự trưởng thành trong sự hình thành và phát triển của thai nhi, sự vận động của chúng ít dần đi khi cơ thể của chúng ngày một lớn dần lên.
Sự vận động trong bụng mẹ không đơn thuần chỉ có đạp, thai nhi còn biết nắm quả đấm, mở miệng và khép miệng, di chuyển cái đầu, mút tay khi mới 15 tuần. Sau vài tuần, thai nhi bắt đầu biết chớp mắt. Thế nhưng các mẹ chỉ cảm thấy rõ rệt nhất là khi con đạp, nắm đấm, và cả khi con nấc.
Cảm giác đứa con của mình đang di chuyển và đạp bụng mẹ khi còn ở trong tử cung sẽ khiến nhiều người cảm thấy kì lạ thế nhưng đó chỉ là một tiêu chí đánh giá sự phát triển bình thường của trẻ.
Theo dõi thai đạp để biết sức khỏe em bé
Sau 5 tháng, nếu chưa thấy thai cử động là dấu hiệu đáng ngại. Ngược lại, thai máy quá nhiều (hơn 20 lần trong một giờ), coi chừng em bé đang bị stress hoặc mẹ căng thẳng quá mức.
Thai được 8 tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Tuy nhiên, những cử động này nhẹ và khối lượng thai quá nhỏ nên các thai phụ chưa thể cảm nhận. Thông thường người mẹ bắt đầu cảm thấy cử động của thai khi bầu vào khoảng 3-4 tháng. Các bà mẹ sinh con rạ (con thứ) đã có kinh nghiệm nên nhận ra dấu hiệu của thai máy sớm hơn chị em lần đầu mang thai.
Những thai phụ có thành bụng dày sẽ khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá nhiều hay quá ít cũng làm thay đổi khả năng cảm nhận. Cảm nhận đầu tiên về thai máy thường nhẹ nhàng, giống như tôm búng, cá quẫy, có cái gì nhúc nhích trong bụng. Về sau thai càng lớn sẽ cảm nhận rõ hơn cử động đạp, quẫy của bé.
Cử động thai máy là dấu ấn đặc biệt, cho người mẹ cảm nhận rõ ràng mầm sống hiện hữu trong cơ thể. Cảm nhận thai máy không chỉ giúp thai phụ gia tăng cảm xúc tích cực, mà việc chia sẻ nên cảm xúc này với chồng càng làm tăng thêm sự gắn bó gia đình. Người ta thường ví von rằng "Cảm xúc khi nhận được cử động thai cũng giống như cảm nhận của cặp nghệ nhân cùng sáng tạo sản phẩm và nhận ra sản phẩm đó đã thành hình và phát triển tốt".
Theo www.phunutoday.vn
Chàng trai suýt mất chân vì tắc động mạch chi Nam thanh niên 24 tuổi ở Long An vào viện khám do chân đau nhức không đi lại được. Kiểm tra và chụp CT scan mạch máu chân phải tại Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM), bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tắc hoàn toàn nhiều động mạch chân phải. Chàng trai được can thiệp nội mạch với kỹ thuật chụp...