Cậu bé 8 tuổi thành CEO trẻ nhất nước Anh nhờ 3 điều mẹ dạy
Jenk (hiện 12 tuổi) đã duy trì được công ty của mình 4 năm qua nhờ sự động viên của mẹ.
Jenk Oz (London) được coi là CEO trẻ tuổi nhất nước Anh đang phát triển một nền tảng kỹ thuật số. Đây là công ty truyền thông mang đến thông tin giải trí dành cho trẻ em từ 8-15 tuổi.
Ý tưởng xuất phát khi Jenk thường xuyên chia sẻ với mẹ những hoạt động ngoại khóa ở trường qua email. Nhiều người quan tâm tới việc cậu đang làm nên Jenk muốn đưa những thông tin này vào một hệ sinh thái nhiều người xem được. Cậu đã thành lập công ty từ khi 8 tuổi.
Trung bình mỗi năm Jenk kiếm được khoảng 50.000 bảng (khoảng 1,3 tỷ đồng). Ảnh: Telented Ladies.
Bà Carmen Greco (55 tuổi, London) đã truyền cảm hứng để con trai tạo nên nền tảng này. “Jenk lúc đấy không thực sự quan tâm đến kinh doanh nhưng luôn có ý tưởng đặc biệt. Điều duy nhất tôi làm là gợi ý để con hiện thực hóa ý tưởng đó”, bà Carmen nói.
Người mẹ này từng là CEO của một ngân hàng lớn ở New York, sau đó đồng sáng lập một công ty thiết bị y tế.
Theo bà Carmen, muốn con thành công, bên cạnh con phải luôn có người cố vấn. Những người có sự nghiệp tốt sẽ giúp chúng muốn lắng nghe hơn.
Video đang HOT
Trong mọi việc, thất vọng không chỉ mang lại sức mạnh trong tâm hồn mà còn giúp con trai của bà có thể thành công hơn về lâu dài. Bà Carmen luôn khuyến khích con đón nhận những thông tin phản hồi mang tính xây dựng ngay cả khi nó làm con phật ý. Điều đó giúp Jenk tìm ra chân lý và kiến thức.
Còn trong sự nghiệp, bà đề cao Jenk phải suy nghĩ khác biệt với những người khác. Điều này sẽ cho phép con tạo không gian cho riêng mình trong bước đường con đi. Và không có gì quý hơn trở thành người tiên phong trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Bà Carmen hạn chế tối đa việc giúp đỡ con trai trong cách vận hành công ty. Ảnh: Talented Ladies.
Nhiều người châm chọc rằng Jenk không có tài năng, tất cả chỉ từ một tay người mẹ. Đáp lại những lời đàm tiếu đó, cậu đã duy trì công ty được 4 năm qua, tự mình đi gặp đối tác. Jenk đã phỏng vấn nhiều người nổi tiếng trên thế giới.
Nền tảng của Jenk Oz có khoảng 100.000 người theo dõi trên mạng xã hội. Hiện tại công ty có 10 nhân viên làm việc toàn thời gian.
“Tôi luôn phải vật lộn để cân bằng mọi thứ, nhưng vẫn chỉ là đứa nhóc thích xem phim cùng gia đình, tán gẫu với bạn bè, chơi nhạc. Và quan trọng nhất là không bao giờ bỏ bê việc đến trường”, Jenk nói.
Trọng Nghĩa (Nguồn: Talented Ladies)
Theo VNE
Có nên chỉ khen thưởng vào cuối năm học?
Đa số các trường học hiện nay đều áp dụng hình thức khen thưởng cuối kỳ hoặc cuối năm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sự khen thưởng ngay vào cuối tháng hay sau mỗi hoạt động ngoại khóa có giá trị động viên hơn nhiều.
Khen thưởng cuối năm - Động viên hay áp lực?
Vào cuối mỗi kỳ hay năm học, những em có thành tích học tập xuất sắc, giỏi đều các môn sẽ nhận được phần thưởng và giấy khen với danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Trong khi đó, các học sinh chỉ xuất sắc ở một môn học, có cố gắng trong học tập, làm việc tốt, biết giúp đỡ người khác hoặc có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó như văn nghệ, thể thao,... lại không được khen thưởng. Điều này khiến các em không có động lực để phấn đấu, cảm thấy thua kém bạn bè và vô tình tạo áp lực cho học sinh.
Vinh danh từng mặt & kịp thời sẽ giúp học sinh thêm động lực phấn đấu
Bên cạnh đó, việc chỉ khen thưởng cuối năm, cuối kỳ hoặc tại các phong trào văn nghệ, giải đấu thể thao, cuộc thi học thuật cố định trong năm khiến cho vinh danh thiếu đi tính kịp thời, ít nhiều giảm bớt giá trị động viên, khích lệ. Trong khi các em đã cố gắng rất nhiều nhưng không được động viên đúng lúc, dễ gây ra tâm lý chán nản, không muốn tiếp tục.
Để khen thưởng thực sự có ý nghĩa
Vinh danh chỉ thực sự tích cực và mang lại hiệu quả khi nó thể hiện đúng ý nghĩa động viên, khích lệ. Vì vậy, thay vì chỉ khen thưởng những học sinh giỏi toàn diện trong học tập, nhà trường có thể xem xét việc tuyên dương từng mặt, tốt mặt nào, khen mặt đó. Điều này sẽ khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện của học sinh. Giúp các em thấy rằng môi trường giáo dục hoàn toàn bình đẳng và mọi lỗ lực dù ở bất cứ lĩnh vực nào đều xứng đáng được ghi nhận. Từ đó tạo không khí thi đua sôi nổi và cạnh tranh lành mạnh trong nhà trường.
Không những thế, việc khen thưởng từng mặt còn tạo cơ hội cho học sinh phát huy những thế mạnh, năng khiếu của bản thân và thành công trên lĩnh vực mà các em yêu thích.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên tổ chức vinh danh thường xuyên hơn, chẳng hạn khen thưởng trong các đợt tổng hết tháng, quý, cuối mỗi hoạt động phong trào hay sinh hoạt ngoại khóa. Vinh danh đúng lúc không chỉ giúp động viên học sinh kịp thời mà còn thể hiện rằng nhà trường luôn đồng hành cùng những nỗ lực học tập và thành quả của các em.
Hình thức khen thưởng cũng có thể đa dạng hơn với các tặng phẩm như cúp, kỷ niệm chương hay biểu trưng vinh danh thay cho phần thưởng truyền thống, vừa có giá trị kỷ niệm lâu dài, vừa luôn tạo được sự hào hứng và thích thú cho học sinh mỗi khi được vinh danh.
Hình thức khen thưởng mới lạ sẽ luôn giữ được sự hào hứng, thích thú cho học sinh
Doãn Phong
Theo vietnamnet
Nghỉ hè, đừng ôm sách đến trường nữa! Sắp đến kỳ nghỉ hè, các bạn trẻ không phải học trên trường. Tuy nhiên, đây là thời điểm thích hợp để 'học' những kỹ năng mới, tham gia dự án cộng đồng, đi thực tập, tham gia trại hè... học mà chơi. Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM xây nhà tình nghĩa cho người dân khó khăn tại tỉnh Tây Ninh...