Cậu bé 8 tuổi có vệt đen bất thường trên cổ, đi khám mới biết là do bị tiểu đường
Vì ông bà nội quá chiều chuộng trong việc ăn uống nên cậu bé Tiểu Hiếu đã phải đối mặt với tình trạng nồng độ đường trong máu tăng cao khi chỉ mới có 8 tuổi.
Tiểu Hiếu (8 tuổi) là một cậu bé đang sống tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Dù chỉ mới 8 tuổi nhưng Tiểu Hiếu đã sở hữu số cân “khủng” là 38kg. Cũng bởi Tiểu Hiếu sống chung với ông bà nội, bố mẹ đi làm xa nên cậu thường được ông bà cưng chiều, cho ăn uống vô tư mà không để ý tới chuyện cân nặng.
Trong một lần về thăm con, mẹ Tiểu Hiếu phát hiện thấy trên cổ con trai mình xuất hiện vệt đen loang lổ bất thường. Ban đầu, mẹ Tiểu Hiếu nghĩ có thể là do ông bà chưa tắm rửa sạch sẽ cho cậu. Tuy nhiên, khi đưa con vào tắm lại, dù kỳ cọ đến mấy cũng không thể gột sạch được vệt đen này. Lo sợ đây không phải là dấu hiệu bình thường, mẹ Tiểu Hiếu đã đưa con trai vào bệnh viện kiểm tra.
Tại đây, khi mới nhìn qua thấy phần cổ và vùng da nách của Tiểu Hiếu có vệt đen, bác sĩ đã chẩn đoán nhầm, cho rằng cậu bé đang mắc bệnh gai đen. Nhưng khi kiểm tra tới nồng độ đường trong máu, bác sĩ rất bất ngờ khi Tiểu Hiếu đang ở giai đoạn tiền thân của bệnh tiểu đường.
Chia sẻ từ bác sĩ cho biết, những vệt tối đen trên cổ của Tiểu Hiếu là dấu hiệu cho thấy nồng độ insulin trong cơ thể cậu quá cao. Khi đó, nó sẽ kích hoạt các thụ thể insulin trong da, từ đó làm bệnh phát triển và khiến sắc tố da thay đổi, gây ra các vùng tối màu ở cổ, nách, háng.
Tại sao Tiểu Hiếu chỉ mới 8 tuổi mà đã mắc bệnh tiểu đường?
Sau khi được thông báo kết quả bệnh của con, mẹ Tiểu Hiếu vô cùng xót xa cho sức khỏe cậu con trai. Lúc này, ông bà nội mới thú thận nguyên nhân khiến Tiểu Hiếu mắc bệnh tiểu đường là do quá nuông chiều cậu bé. Ông bà vì muốn cháu trai lớn nhanh, khỏe mạnh hơn nên thường làm gà rán, thịt kho, cá rán… để Tiểu Hiếu ăn. Thêm nữa, cứ mỗi chiều bà nội đón Tiểu Hiếu đi học về lại thường dúi vào tay cháu một lon nước ngọt để uống giải nhiệt.
Bà nội Tiểu Hiếu chia sẻ: “Tôi biết việc uống nước ngọt nhiều không hề tốt cho sức khỏe nhưng cháu tôi lại cứ đòi mua. Trong thâm tâm tôi nghĩ đơn giản là cho cháu mình uống một chút sẽ không sao cả”. Nhưng chính sự nuông chiều của ông bà nội đã khiến Tiểu Hiếu tăng cân vù vù rồi mắc phải bệnh tiểu đường lúc nào không hay.
Trẻ mắc tiểu đường sớm sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe gì?
Video đang HOT
Xác suất mắc bệnh tiểu đường ở những đứa trẻ béo phì cao gấp 3 lần so với người bình thường. Bên cạnh đó, trẻ béo phì còn phải đối mặt với tình trạng huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, bệnh về đường tiêu hóa, viêm túi mật… Ngoài ra, trẻ bị thừa cân cũng dễ bị đau khớp chi dưới, ngáy khi ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ, dậy thì sớm…
Vậy bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho con trẻ?
- Chủ động cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, bao gồm cả xét nghiệm tiểu đường.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
- Với những trẻ đã mắc bệnh tiểu đường, phụ huynh nên giáo dục cho trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại xung quanh và tích cực vận động, ăn uống lành mạnh hơn.
Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện khác lạ, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Source (Nguồn): Sohu/Helino
Cách lựa chọn thực phẩm thông minh ở người bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn uống lành mạnh là một biện pháp quan trọng để kiểm soát tiền tiểu đường và tiểu đường typ 2. Biết cách lựa chọn thực phẩm sẽ là chìa khóa để quản lý bệnh và ngăn ngừa biến chứng...
Các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn
Rau
Rau là một phần không thể thiếu được trong một chế độ ăn lành mạnh. Rau cung cấp các nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời, có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân và các vấn đề về lượng đường trong máu.
Thế nhưng, không phải tất cả các loại rau đều an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường vì một số loại có GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm) cao. Ví dụ, khoai tây luộc có GI là 78 (cao). Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn rau có chỉ số GI thấp để tránh tăng đột biến lượng đường trong máu. Một số loại rau có GI thấp nên thêm vào thực đơn mua sắm hàng ngày bao gồm: Xà lách xanh, bông cải xanh, súp lơ, bí đao, măng tây, ớt đỏ, rau diếp, cà tím, ớt, rau bina...
Các loại đậu
Các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng... rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp chất đạm, chất xơ ăn kiêng, chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng cao. Trong khi đó, chỉ số về đường huyết của đậu lại thấp nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Trái cây
Trái cây có thể có hàm lượng đường cao, nhưng chúng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Các loại trái cây sau đây bổ sung vững chắc vào chế độ ăn uống của bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường loại 2, do chỉ số đường huyết thấp (GI) và tải lượng đường huyết (GL) thấp như: Mận, tất cả các loại quả mọng, cam, đào, cà chua, bưởi, táo, quả lê, quả mơ, anh đào...
Các loại ngũ cốc
Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt. Vì các loại ngũ cốc này bị phá vỡ từ từ, ít có khả năng gây đột biến lượng đường trong máu như carbohydrate tinh chế, do đó dễ quản lý lượng đường trong máu hơn. Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn giúp no lâu hơn và nhiều chất hơn so với carbs chế biến.
Sữa
Các sản phẩm sữa có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm canxi và protein. Một số nghiên cứu cho rằng sữa có tác động tích cực đến việc tiết insulin ở một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các loại sữa và sản phẩm từ sữa có thể dùng như: Phô mai, sữa ít béo, sữa chua ít béo hoặc không béo...
Thịt, gia cầm và cá
Các loại cá như cá hồi và cá ngừ là nguồn protein tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn các loại thịt cá sau: Ức gà, cá hồi, cá mòi, cá ngừ và các loại cá béo khác, trứng...
Nước chấm, gia vị
Rất nhiều hương liệu và nước sốt có thể là tuyệt vời cho những người cố gắng quản lý lượng đường trong máu. Sau đây là một số lựa chọn mà người mắc bệnh tiểu đường có thể chọn: Giấm, dầu ô liu, mù tạc, gia vị thảo mộc...
Nước sốt thịt nướng, sốt cà chua, và một số loại salad trộn cũng có thể có nhiều chất béo, đường hoặc cả hai, vì vậy hãy nhớ kiểm tra nhãn trước khi mua.
Người mắc bệnh tiểu đường kèm các bệnh khác cần lưu ý
Ở một số người mắc bệnh tiểu đường mắc kèm một số bệnh khác như bệnh về thận và tim mạch... Trong một số trường hợp, nhu cầu ăn kiêng giữa tất cả các điều kiện này thay đổi rất ít.
Những người bị cả tăng huyết áp và bệnh tiểu đường có thể tuân theo một kế hoạch ăn kiêng tương tự với những người chỉ bị tiểu đường. Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp cũng nên giảm lượng natri (tìm kiếm thực phẩm có lượng natri tháp), tránh hoặc hạn chế cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine, tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Những người mắc bệnh béo phì và tiểu đường nên tuân theo các quy tắc thực phẩm giống như những người chỉ bị tiểu đường: Tránh thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa; chú ý đến lượng thực phẩm ăn vào, đặc biệt là thực phẩm có chứa carbs, chất béo hoặc cả hai; hạn chế ăn muối để giúp tránh các biến chứng do huyết áp cao; lựa chọn tốt nhất là tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm trái cây, rau, protein nạc và carbohydrate giàu chất xơ.
Những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh celiac (không dung nạp gluten), bên cạnh chế độ ăn của người bệnh tiểu đường còn cần tránh các thực phẩm có chứa gluten như các sản phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen, vì cơ thể họ không thể xử lý gluten có trong các sản phẩm này.
Thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh
Những người mắc bệnh tiểu đường typ 2 nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe nói chung và thực phẩm gây biến động lượng đường trong máu quá cao. Chúng bao gồm: Carbohydrate tinh chế, đường (bánh kẹo, kem, bánh ngọt), chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chế biến thực phẩm tại nhà thường là lựa chọn tốt nhất vì sẽ tránh được các loại đường đượng thêm vào có trong nhiều thực phảm chế biến sẵn.
Theo SK&ĐS
Có 4 dấu hiệu này sau khi ăn, chứng tỏ lượng đường trong máu quá cao, cần cẩn trọng trước khi quá muộn Lượng đường trong máu cao là một dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Chúng ta đều biết rằng bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng đường huyết do cả 2 lý do là...