Cậu bé 13 tuổi treo cổ tự tử vì không hoàn thành bài tập về nhà, lá thư tuyệt mệnh là thứ khiến cha mẹ đau lòng hơn cả
Do không thể chịu nổi áp lực học tập, cậu bé 13 tuổi ở Malaysia đã chọn cách tự giải thoát vô cùng dại dột.
Hầu hết chúng ta đã trải qua cảm giác chết chìm trong áp lực, đó có thể là học tập hoặc công việc. Tóm lại, sẽ thật đau lòng khi phải chứng kiến ai đó tự làm mình tổn thương vì áp lực cuộc sống.
Mới đây, một cậu bé 13 tuổi ở George Town, Penang, Malaysia, đã treo cổ tự tử sau khi không thể hoàn thành bài tập về nhà.
Theo trang tin NST, mẹ của cậu bé tội nghiệp đã nhận được cuộc gọi phàn nàn về việc không hoàn thành bài tập về nhà từ giáo viên. Sau đó, người mẹ đã la mắng con thậm tệ.
“Con không thể làm hết được!”, cậu bé nói với mẹ rồi xin phép đi tắm rồi vào làm tiếp (Ảnh minh họa)
Sau khi quở trách, người mẹ đã yêu cầu con trai làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, cậu bé vẫn không thể hoàn thành bài vở trong khoảng thời gian mà mẹ yêu cầu.
“Con không thể làm hết được!”, cậu bé nói với mẹ rồi xin phép đi tắm rồi vào làm tiếp.
Video đang HOT
Sau cả tiếng đồng hồ không thấy con trai trở lại từ nhà tắm, còn người cha vẫn nghe thấy tiếng nước chảy. Gõ cửa không thấy ai trả lời, người cha bèn phá cửa nhà tắm và phát hiện ra cảnh tượng kinh hoàng: Chú bé 13 tuổi đã treo cổ tự tử bằng khăn tắm.
(Ảnh minh họa)
Ngay sau đó, người cha đã cố gắng hô hấp nhân tạo cho con trai trong khi hàng xóm gọi xe cứu thương. Thế nhưng, những nỗ lực đó vẫn trở thành vô nghĩa.
Cậu bé xấu số được xác nhận tử vong vào lúc 10:55 tối khi trên đường đến bệnh viện.
Các cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy, cậu bé không bao giờ thực sự quan tâm đến việc học, thậm chí rất yếu về học thuật. Bên cạnh đó, cậu luôn phàn nàn với bố mẹ về việc có quá nhiều bài tập về nhà khiến đầu óc luôn căng thằng.
Điều đau lòng nhất chính là, cảnh sát đã tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh, trong đó nói rằng cậu rất biết ơn mẹ vì đã chăm sóc mình trong 13 năm qua.
Đây chắc chắn là cú sốc lớn các bậc phụ huynh, những người luôn mong mỏi con cái có thể khôn lớn và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, áp lực tưởng như tích cực ấy lại vô tình khiến trẻ rơi vào bế tắc và tìm đến những cách tự giải thoát dại dột.
Theo W.O.B/Helino
Hồng Kông: Bài tập về nhà khiến trẻ căng thẳng
Kết quả từ một cuộc khảo sát cho thấy, hầu hết học sinh (HS) tiểu học ở Hồng Kông đều dành hơn một giờ/ngày cho việc làm bài tập về nhà (BTVN). Trong đó, có gần 4% trẻ em vùng lãnh thổ này phải mất tới 4 giờ đồng hồ hoặc hơn cho công việc tương tự.
Trẻ em Hồng Kông gặp nhiều áp lực khi không có thời gian giải trí
Bùng nổ tranh cãi
Những con số thống kê trên đã trở thành một mồi lửa châm ngòi cho phản ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia tại Hồng Kông. Nhiều người cho rằng, các tổ chức GD tại vùng lãnh thổ này cần để trẻ nhỏ được tận hưởng nhiều thời gian rảnh hơn.
"Trẻ em cần nhiều thời gian giải trí hơn", Tiến sĩ Phyllis Chan Kwok-ling, Trưởng khoa Tâm thần trẻ em và Vị thành niên tại Bệnh viện Queen Mary ở Pok Fu Lam nhận định. Bà Phyllis chia sẻ, thường xuyên khuyên các bậc phụ huynh rằng, chỉ nên cho trẻ làm BTVN trong khoảng thời gian dưới 1 giờ đồng hồ; đồng thời khẳng định, cha mẹ không nên cho con nhỏ học thêm hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác để lấp đầy thời gian rảnh rỗi của trẻ.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 7 - 12/2018 có sự tham gia của 2.038 phụ huynh và 18 đại diện từ các trường tiểu học Hồng Kông. Theo đó, 98% phụ huynh trong cuộc khảo sát có con đang theo học bậc tiểu học từ 6 - 8 tuổi và 97% phụ huynh có con từ 9 - 11 tuổi, cho biết trẻ phải mất ít nhất một giờ để hoàn thành BTVN mỗi ngày. Cũng theo kết quả từ cuộc khảo sát, khoảng 3% - 4% HS tiểu học Hồng Kông mất tới 4 giờ hoặc nhiều hơn để làm xong khối lượng bài tập được giao.
Chia sẻ với truyền thông, Lily Li Xiaowu (33 tuổi) cho biết, con gái 8 tuổi của cô thường mất tới hơn 2 giờ/ngày để làm BTVN. "Con gái tôi có ít nhất 8 BTVN mỗi ngày và thậm chí, khối lượng bài vở của nó còn nhiều hơn vào cuối tuần. Tôi cảm thấy vô cùng đau lòng khi phải chứng kiến con bé quá căng thẳng do số lượng bài tập khổng lồ mà nó phải làm", bà mẹ trẻ cho biết.
Cũng theo LiLy, mong muốn bây giờ của cô chỉ đơn giản là, trường học có thể cắt giảm bớt khối lượng BTVN cho HS, nhằm giúp trẻ có thể hoàn thành hết công việc được giao trong vòng một giờ và không phải chịu quá nhiều nhiều áp lực nữa. "Chỉ có như vậy, con gái tôi mới có thể có được chút thời gian rảnh để ra ngoài chơi đùa, kể cả chỉ cần nửa tiếng cũng đủ rồi", Lily nhấn mạnh.
Ý kiến chuyên gia
Ông Christopher Yu Wing-fai, Giám đốc của Tổ chức phi lợi nhuận Viện Giáo dục Gia đình Hồng Kông, khẳng định việc hầu hết trẻ em thành phố dành nhiều thời gian để làm BTVN mỗi ngày là điều không mấy ngạc nhiên. "Kể cả khi giáo viên chỉ giao một bài tập cho mỗi môn học, HS cũng sẽ mất kha khá thời gian để có thể hoàn thành xong tất cả", ông Christopher nhấn mạnh.
Cũng theo vị giám đốc này, một số trường học tại Hồng Kông đã đề cập tới việc giao cho trẻ ít BTVN hơn. Tuy nhiên, ý kiến này nhanh chóng bị các bậc phụ huynh bác bỏ với lo sợ rằng, nếu không có nhiều bài tập, con cái của họ có thể sẽ không nhớ được kiến thức trên lớp và không có cơ hội rèn luyện kỹ năng. Nói về vấn đề này, ông Christopher cho biết, "đây là một vòng luẩn quẩn".
Giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận nhận định, thay vì tập trung vào việc chỉ quan tâm con phải dành bao nhiêu thời gian để hoàn thành BTVN, các bậc cha mẹ nên hiểu rõ các loại bài tập nào nên được giao cho trẻ. "Tất nhiên trẻ sẽ cảm thấy càng có ít BTVN càng tốt, nhưng một điều quan trọng không kém nữa chính là chất lượng. Nếu giao BTVN nhằm giúp HS ôn tập những kiến thức mới được học trên lớp và có thể cho giáo viên nhận thấy đâu là khuyết điểm mà trẻ cần khắc phục, thì điều đó là việc làm hoàn toàn có ý nghĩa", ông khẳng định. Tuy nhiên, ông Christopher cũng nhấn mạnh, các trường học không nên bắt trẻ làm những bài tập chỉ tập trung vào việc học thuộc lòng.
Cũng theo kết quả của cuộc khảo sát, trẻ em Hồng Kông chỉ có trung bình khoảng 80 phút để giải trí mỗi ngày, chưa kể thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Trước những con số này, nữ Tiến sĩ Phyllis Chan Kwok-ling khẳng định, trẻ em thực sự cần có nhiều thời gian hơn để thư giãn và phát triển.
Nữ Trưởng khoa Tâm thần trẻ em và Vị thành niên này cũng khẳng định, thời gian rảnh sẽ giúp trẻ có được quyền tự do trong việc đưa ra quyết định nên làm gì, từ đó giúp trẻ phát triển sự sáng tạo. Bà Chan cho rằng, các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện cho con có nhiều thời gian giải trí hơn, ít ra là đạt mức thấp nhất trong số 10 mục, được soạn thảo trong "Đặc quyền Trẻ em Hạnh phúc" do nhóm nghiên cứu của nữ tiến sĩ này tại Bệnh viện Queen Mary lập ra.
Theo đặc quyền nói trên, trẻ em từ 5 -12 tuổi nên dành từ 10 - 12 giờ/ngày để ngủ; đồng thời, nên có nhiều thời gian rảnh và hòa mình với thiên nhiên hơn. Ngoài ra, cha mẹ nên duy trì mối quan hệ tốt với con cái, tránh làm trẻ có những căng thẳng không cần thiết. Bên cạnh đó, bà Chan cũng kêu gọi Phòng Giáo dục Hồng Kông đưa ra hướng dẫn tới các trường về vấn đề giao BTVN và bài kiểm tra cho HS.
Phát biểu với truyền thông, người phát ngôn của Phòng Giáo dục cho biết, Ủy ban Giáo dục tại gia - Hội đồng gồm lãnh đạo, nhà giáo và phụ huynh, đã có nhiều biện pháp thúc đẩy các trường học và phụ huynh áp dụng "Đặc quyền Trẻ em Hạnh phúc". Bên cạnh đó, đại diện phát ngôn cũng khẳng định, chính quyền Hồng Kông đã đưa ra các chương trình dành riêng cho việc thúc đẩy sức khỏe tinh thần ở trẻ và tăng cường khả năng đối phó của các em trong những tình huống khó khăn.
Vân Huyền
Theo SCMP
Dạ thưa thầy, vì không đi học thêm ạ! Chính sức ép "vô hình" về điểm số, tạo áp lực học trò phải đi học thêm. Cu Tũn đi học về, chân sáo chạy vào chào ông, ghé tai kể ông nghe chuyện bạn Ngọc A. bị điểm thấp. Sáng nay, thầy toán (thầy dạy môn toán) vào lớp, hớn hở, tươi cười: "Bài kiểm tra toán 15 phút hôm trước, thầy...