Cậu bé 11 tuổi liệt toàn thân giành HCV Toán học trẻ quốc tế
Dù toàn thân bị bại liệt, nhưng cậu bé 11 tuổi này đã khiến nhiều người thán phục khi đoạt HVC giải Toán học trẻ quốc tế năm 2014.
Căn Căn đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông cũng như ban tổ chức khi ngồi xe lăn đến tham gia giải Toán học trẻ quốc tế được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 27/11/2014. Căn Căn năm nay mới 11 tuổi, là người gốc Hoa, sinh ra và lớn lên tại Santiago, Mỹ. Lần này, cậu bé đại diện cho nước Mỹ tới dự thi.
Khi Căn Căn đẩy xe lăn bước vào, ai cũng cảm thấy ngạc nhiên khi một cậu bé toàn thân bị liệt mà lại trở thành người đại diện cho cả một nước lớn tới tham gia tranh tài cùng các thần đồng toán học trẻ khác trên khắp thế giới.
Từ năm 1 tuổi, Căn Căn đã bị mắc chứng bệnh teo cơ tuỷ sống. Trung bình cứ 6.000 trẻ sơ sinh mới có 1 trẻ mắc bệnh này, và hầu hết chúng chỉ sống đến không quá 2 tuổi.
Những thần đồng, thiên tài mới được phát hiện trong năm 2014
Nhờ chỉ số IQ sánh ngang thiên tài lỗi lạc thế giới, có khả năng thiên bẩm… những bạn trẻ này nhanh chóng nổi tiếng và được mọi người coi như thần đồng.
Trong 11 năm qua, Căn Căn đã phải trải qua 4 cuộc phẫu thuật. Gần đây nhất là ca phẫu thuật cấy nẹp Titan chống đỡ cột sống vào tháng 4/2014. Sau cuộc phẫu thuật đó, cậu bé không thể cúi hay xoay trái, xoay phải được mà chỉ được ngồi cố định. Trước đây, bác sỹ từng dự đoán Căn Căn không thể sống quá 10 tuổi, nhưng Hoàng Huệ Hoa, mẹ cậu vẫn không chịu bỏ cuộc và cố gắng tìm đủ mọi cách để cứu con trai mình.
Thậm chí bà đã bỏ cả việc để ở nhà chăm sóc con, tự học cách massage, bấm huyệt, châm cứu. “Tôi chưa bao giờ rời khỏi Căn Căn quá 10 phút”, bà Hoàng tâm sự. Bà Hoàng làm đủ mọi thứ để con trai mình có được cuộc sống bình thường như bao bạn khác. Khi ở trường có những cuộc hoạt động ngoại khoá nào, bà cũng cố gắng để con trai mình đến tham dự.
Video đang HOT
Những nỗ lực này của bà Hoàng không hề vô ích. Tuy bị khuyết tật bẩm sinh, nhưng trí óc của Căn Căn vô cùng nhạy bén và phát triển vượt bậc. Cậu bé rất thích chơi cờ vua, xem quần vợt và nghe nhạc. Tài năng toán học của Căn Căn được phát hiện từ rất sớm, tuy mới chỉ là học sinh tiểu học nhưng cậu bé có thể giải được những bài toán của Trung học.
Trong cuộc thi Toán học Mỹ, Căn Căn đã cạnh tranh cùng rất nhiều đối thủ khác và lọt top 0,5% các thí sinh xuất sắc nhất. Trong cuộc thi Toán học trẻ quốc tế năm 2014, Căn Căn là thí sinh đặc biệt nhất trong tổng số 270 thí sinh tham dự.
Cộng đồng mạng tìm thân nhân cho bé gái bị bỏ rơi
Hiện đã có gần 1.400 lượt chia sẻ trên Facebook, hàng trăm cuộc điện thoại mỗi ngày nhưng cán bộ công an phường vẫn chưa tìm được người nhà bé gái.
Trong toàn bộ thời gian thi, bà Hoàng đều đứng cạnh và giúp đỡ con trai hoàn thành bài thi của mình trước sự giám sát của giám thị. Căn Căn không thể tự cầm bút chì để khoanh đáp án, lúc đó cậu chỉ tính toán trong đầu và đọc đáp án nhờ mẹ khoanh.
Điều đặc biệt, trong bài thi có rất nhiều bài toán và thuật toán khó, các thí sinh khác phải làm đi làm lại, tính toán kĩ càng ra nháp nhiều lần mới có thể có đáp án, nhưng Căn Căn chỉ hoàn toàn tính nhẩm. Thời gian thi kéo dài gần hết cả buổi chiều nên khi vừa thi xong, bà Hoàng đã nhanh chóng cho con mình thư giãn để lấy lại sức.
Và cuối cùng, sự nỗ lực của cả hai mẹ con đã được đền đáp. Căn Căn vị trí thứ 3 trong số 270 thí sinh và đoạt huy chương vàng giải toán học trẻ quốc tế.
Khi được hỏi lý do sang Mỹ định cư, bà Hoàng cho hay, ở Trung Quốc sẽ không thể có một chiếc xe lăn nào hiện đại như xe của Căn Căn đang sử dụng, nó được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ cho căn bệnh của em.
Hơn nữa, ở Trung Quốc những người bị khuyết tật như Căn Căn rất khó xin học và không có nhiều điều kiện để phát triển lành mạnh như những đứa trẻ khác. Chính vì vậy bà đã quyết định sang Mỹ định cư.
Hiện Căn Căn đã trở thành thần tượng của không ít các bạn bè khác, đặc biệt là những trẻ em bị khuyết tật.
Theo Zing
Cậu học trò làm trụ cột gia đình từ năm 10 tuổi
Suốt hơn 7 năm qua, em Lê Thanh Truyền (hiện học lớp 12 A8, trường THPT Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) phải một mình nuôi người cha nằm liệt một chỗ cùng người em nhỏ.
Tuổi thơ đã phải sớm làm "người lớn"
Trong căn nhà nằm sâu cuối xóm Mỹ Lộc, thôn An Trường, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, cậu thiếu niên gầy còm, cân nặng chỉ trên dưới 40 kg Lê Thanh Truyền buồn bã nhớ về người cha vừa mất.
Em Truyền bên con bò mua từ tiền vay để vỗ béo kiếm lời, lấy tiền làm lộ phí đi thi kì tuyển sinh đại học sắp tới.
Cuối năm 2013, sau một thời gian dài nằm liệt giường, ông Tùng đã ra đi. Ngày cha mất, Truyền tất tả cùng hàng xóm láng giềng lo an táng cho cha mình. "Bà con cũng có, nhưng có lẽ do ba em mắc bệnh phong nên từ khi phát bệnh đến khi mất và cho cả đến bây giờ, ít ai đến thăm tụi em lắm", Truyền tâm sự.
Theo lời kể của cha Truyền là ông Lê Thanh Tùng lúc còn sống, thì khi ra Huế làm thợ mộc, ông đã gặp và cưới bà Đào Thị Nhỏ, rồi đưa về sống trong căn nhà nhỏ này do ông bà để lại.
Truyền và em trai là Lê Phù Sa (sinh 1998) lần lượt ra đời trong cảnh nghèo khổ, túng thiếu. Nghe cha kể thì mẹ bỏ đi khi Truyền được gần 2 tuổi. Cũng một vài lần Truyền có hỏi lý do tại sao, nhưng cha chỉ im lặng. Và cũng không hiểu sao, chưa bao giờ Truyền thấy cha đi tìm mẹ lần nào.
Thương cha cực khổ nên ngay từ những ngày đầu bước vào tiểu học, Truyền đã tập nấu cơm, chăn bò, nấu cám heo, cắt lúa... Đến khi Truyền lên lớp 6 thì ông Tùng mắc bệnh phong.
Dù đã chạy chữa khắp nơi nhưng do phát hiện bệnh trễ nên chỉ một thời gian sau đó, ông Tùng phải nằm liệt một chỗ. Gánh nặng mưu sinh của gia đình và chăm sóc cha đè nặng lên vai của Truyền. Khi đó em mới hơn 10 tuổi.
Để nuôi sống cả gia đình, trừ những lúc đến trường, Truyền cáng đáng tất cả mọi việc, từ cơm nước cho gia đình, chuyện đồng áng, thuốc thang và chăm sóc cho cha. Hồi đầu, do chưa quen nên đêm lên giường đi ngủ, tay chân Truyền mỏi nhừ, nặng như chì - Truyền nhớ lại.
Vừa đi học, vừa lo mọi việc trong gia đình, một ngày của Truyền bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc lúc gần nửa đêm. Trước khi ngủ, Truyền lại "lập trình" thời gian biểu cho ngày hôm sau. Truyền bảo, em không có nhiều thời gian, nên phải sử dụng thời gian sao cho hiệu quả nhất. Tham công, tiếc việc nên nhiều bữa việc nhiều làm không hết, Truyền lại ao ước giá như một ngày dài hơn 24 tiếng.
Khao khát vươn lên
Giấu nỗi đau buồn vào tận đáy lòng, Truyền lại tiếp tục thay cha mẹ để lo cho em. "Giờ chỉ còn lại 2 anh em. Đứa em nay cũng đã lớn rồi, cũng cần nhiều thứ nữa, cho nên phải cố gắng thôi anh ạ", Truyền giãi bày.
Chăm sóc đàn gà để bán lấy tiền chuẩn bị cho Tết cổ truyền Ất Mùi 2015.
Nhà Truyền có 1,5 sào ruộng, mỗi năm trồng lúa được 2 vụ, được khoảng 700 kg lúa khô, đủ ăn được 6 tháng, còn lại phải mua thêm. Thức ăn hàng ngày là tiền công đi làm thuê kiếm được, rồi tiền học bổng do một doanh nghiệp cho mỗi tháng 1 triệu đồng... để dành đi chợ.
Truyền tự đề ra qui định là mỗi ngày mua 10.000 đồng thức ăn, hôm nào sang thì 20.000 đồng. Với số tiền này, hôm thì Truyền mua cá xay 5.000 đồng, số còn lại mua rau về nấu canh; hôm thì mua da, mỡ heo và rau về xào, hoặc cá vụn... "Nhiều bữa, mấy cô bán ở chợ thấy tội nên cho thêm", Truyền kể.
Ngoài ra để cải thiện bữa ăn, Truyền còn nuôi gà. Chỉ tay vào đàn gà hơn 20 con đang thơ thẩn kiếm mồi trong vườn, Truyền cho biết, ngoài trứng để ăn và cho ấp để gầy thêm đàn, một nửa số gà này sẽ bắt bán để mua sắm đồ đạc cho 2 anh em trong ngày Tết cổ truyền sắp tới.
Truyền kể, cách đây không lâu, Phù Sa thủ thỉ rằng thèm thịt gà. Thương em nhưng lại nghĩ con gà nếu bán cũng được trên 150.000 đồng, đủ đi chợ gần nửa tháng nên Truyền đành khất và hẹn nó lứa sau lớn sẽ làm thịt một con. Vậy mà nó giận, phải dỗ cả tuần mới chịu nguôi ngoai.
Dù sống trong cảnh nghèo túng và phải làm quần quật để nuôi gia đình, nhưng Truyền vẫn chăm chỉ học hành. Suốt từ năm lớp 2 đến nay, Truyền luôn là học sinh tiên tiến và giỏi. Riêng năm lớp 9 và năm lớp 11, được trường cử đi thi học sinh giỏi, Truyền đều đoạt giải nhì cấp tỉnh môn sinh học.
Nói về ước mơ của mình, Truyền không giấu giếm: "Em dự tính tốt nghiệp THPT, sẽ thi vào đại học Y Dược TP. HCM". Để có tiền đi thi, vào đầu năm 2014, Truyền đã nhờ một người anh họ vay giúp 30 triệu đồng để mua 2 con bò về vỗ béo kiếm lời. Truyền nhẩm tính, đến đầu năm tới sẽ bán bò, sau khi trả tiền vay, cũng lãi được 5-7 triệu đồng. Truyền sẽ để lại cho em Phù Sa 1-2 triệu đồng, số còn lại cũng đủ lộ phí đi thi.
"Em chỉ sợ rớt, chứ nếu đỗ thì em cũng sẽ cố gắng tìm việc vừa làm, vừa học cũng được. Em chỉ lo nhất là nếu đi học xa, không ai lo cho thằng Phù Sa. Từ ngày ba mất, tính nó trầm hẳn. Gần như khi học xong trở về, em nó chỉ thui thủi một mình, không muốn tiếp xúc với ai, đặc biệt là người lạ".
Nói đến đó, Truyền bỗng chuyển hướng dự định: "Có thể em sẽ chọn thi một trường ở trong tỉnh, để có thời gian còn chăm nom em".
Theo Minh Phú/Báo Phụ nữ TP.HCM
Nhịn đói để nuôi ước mơ con chữ Lê Thị Cẩm Tiên (lớp 10A2 trường THPT Long Thới, Nhà Bè) đi bộ về nhà sau buổi học sáng. Nắng trưa gay gắt, bóng dáng gầy guộc của cô đổ thành những vệt dài xiêu vẹo xuống đường. Nhịn đói đi học Đó là cảnh tượng quen thuộc gần nửa tháng nay, kể từ khi chiếc xe đạp, tài sản có giá...