Cậu bạn sinh năm 2002 chia sẻ 3 nguyên tắc tối thiểu khi gửi mail xin việc: Nghe xong chỉ có tấm tắc!
Đôi khi 1 chi tiết nhỏ có thể thay đổi cả 1 kết quả lớn!
Mới đây cậu bạn Trịnh Quốc Vương (2002) đã có 1 bài đăng rất hữu ích cho Gen Z về “3 điều tối thiểu khi viết email phỏng vấn”. Đây có thể nói là 1 phần thiết yếu mà ai cũng nên nắm được trước khi bắt đầu tìm kiếm công việc, bởi lẽ điều đầu tiên tuyển dụng nhìn thấy ở bạn chính là chiếc email. Không biết những điều này thì coi như lỗ ráng chịu!
Trịnh Quốc Vương
Mặc dù tuổi còn khá ít nhưng những chia sẻ của Quốc Vương đã nhận được rất nhiều tán thành và gật gù của netizen. Theo đó có 3 điều quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua đó là:
1. Không nên im lặng sau buổi phỏng vấn
Một chi tiết nhỏ cũng có thể thay đổi được kết quả đúng. Việc gửi thư cảm ơn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn là điều mà nhiều bạn trẻ thường xuyên bỏ quên nhất, và đây cũng được xem là 1 điểm cộng lớn nếu bạn biết áp dụng.
Video đang HOT
“Hôm nọ, Tony đi cà phê với Mr John, giám đốc 1 công ty ở Bình Dương. John nói tao phỏng vấn tuyển nhân viên, có 3 ứng viên đều đạt tiêu chuẩn. Tao chờ coi ai gửi thư cám ơn thì sẽ nhận, vài dòng “cám ơn đã dành thời gian phỏng vấn tôi” như là một phép lịch sự, dù không có bắt buộc. Chờ miết không thấy đứa nào gửi. Nên đành phải phỏng vấn tiếp” (trích TRÊN ĐƯỜNG BĂNG – Tony buổi sáng).
Thư cảm ơn là không bắt buộc nhưng nó thể hiện sự chỉn chu, biết trước biết sau, kỹ càng, lịch sự. Có thể kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm bạn yếu nhưng nếu có nó biết đâu các bạn sẽ vượt qua được vòng phỏng vấn.
2. Nếu thấy không phù hợp với CLB hay doanh nghiệp. Hãy chủ động xin không tham gia phỏng vấn
Nếu không hợp với CLB, hãy chủ động xin không tham gia. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc và phép lịch sự tối thiểu. Đứng trên phương diện của người phỏng vấn, các bạn sẽ thấy sao nếu đến giờ phỏng vấn nhưng không thấy ứng viên đâu?
3. Hãy đặt tên email thật chuyên nghiệp
Đối với email cá nhân, không nên dùng với những cái tên như vuongdeptrai@gmail.com, vuongchuacony@gmail.com… Mà hãy đặt với cái tên trông thật “đứng đắn”, ví dụ email nên dùng: TQVuong.work@gmail.com. Điều này cũng là 1 điểm quan trọng chí mạng mà nhiều các bạn nên nắm, bởi nó sẽ đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn.
Nói về lý do tại sao lại chia sẻ những điều này, Quốc Vương cho biết:
“Mình đã từng được phỏng vấn các bạn sinh viên năm nhất, năm hai xin vào CLB ở trường đại học nơi mình đang học. Nhưng mình nhận thấy, 3 chi tiết rất nhỏ với độ sát thương cao nhưng hầu hết các bạn sinh viên rất yếu và hầu như là không có. Nên mình chia sẻ những điều này mong nó sẽ giúp ích cho các bạn trẻ”, Quốc Vương chia sẻ.
Qua đó chúng ta càng thấy được sự quan trọng của một chiếc email phỏng vấn. Nếu có 1000 đơn nộp, và nhà tuyển dụng lấy 100 đơn để phỏng vấn – chưa cần biết học vấn, kiến thức, kĩ năng của bạn như thế nào, họ chỉ cần nhìn cái tên email như bên trên là bạn đã bị loại ngay từ vòng gửi xe rồi. Vì thế hãy chuẩn bị cho mình một cái tên email chuyên nghiệp nhé.
Đang phỏng vấn xin việc thì lỡ tay rót tràn ly nước ra bàn, nữ ứng viên có cách XỬ LÝ hết sức lươn lẹo nhưng được khen: IQ vô cực
Dù có phần lươn lẹo một chút đấy nhưng trong tình thế cấp bách thế kia, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để xử lý thông minh đến vậy.
Hẳn bạn đã từng nghe qua các câu hỏi tuyển dụng kỳ quặc của các công ty lớn trên thế giới. Chẳng hạn câu hỏi của Công ty du lịch Topdeck ở London: Nếu bạn là một loại hoa quả thì bạn muốn làm loại nào, tại sao?; hay câu hỏi chức vụ quản lý người tiêu dùng của Công ty điện thoại di động Blackberry: Nếu bạn được dùng bữa tối với 3 diễn viên nam không còn sống thì bạn sẽ chọn ai?
Trên thực tế, phỏng vấn tuyển dụng ngày nay không chỉ là kiểu đánh giá trình độ thông thường, nhiều nơi còn hỏi ứng viên một số câu hỏi rất lạ tưởng như không liên quan gì đến công việc.
Thật ra điều này nhằm đánh giá khả năng phản ứng tại chỗ, kỹ năng giao tiếp, tư duy logic, cách bạn phản ứng dưới áp lực và sự thích ứng của người ứng tuyển. Không chỉ trả lời câu hỏi phỏng vấn mà cách bạn xử lý các tình huống bất ngờ tại buổi phỏng vấn cũng là một "câu trả lời" để nhà tuyển dụng đánh giá và quyết định có lựa chọn hay không.
Mới đây, một tình huống tuyển dụng được chia sẻ nhận về nhiều sự yêu thích của cư dân mạng. Cụ thể, trong buổi phỏng vấn, cô gái không may rót tràn ly nước ra bàn. Khi được HR hỏi: "Lo lắng à", ứng viên nữ nhanh trí trả lời: "À không, em chỉ muốn chứng tỏ cho mọi người thấy em luôn làm mọi thứ vượt ra ngoài kỳ vọng".
cre: insight mất lòng
Tất nhiên, đây chỉ là màn pha trò hài hước và thông minh chứ chẳng ai làm việc "vượt kỳ vọng" mà lại "hư bột hư đường" thế cả. Có điều dù có phần lươn lẹo một chút đấy nhưng trong tình thế cấp bách thế kia, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để xử lý thôn minh đến vậy. Dưới phần bình luận, cư dân mạng đều để lại lời khen "IQ vô cực" cho màn đối đáp thú vị này.
Phỏng vấn xin việc là thử thách đầu tiên bạn cần phải vượt qua khi bước chân vào một công việc mới. Không có bí kíp nào giúp bạn chắc chắn sẽ nhận được công việc đó 100%. Điều đó tùy thuộc vào kỹ năng mềm, trình độ chuyên môn của bạn. Tuy nhiên, thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn xin việc sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Trong bối cảnh nền kinh tế dịch chuyển sang hướng kinh tế dịch vụ, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến những ứng viên có khả năng biết tạo dựng mối quan hệ, nhanh chóng thích nghi với môi trường cũng như luôn sáng tạo, ứng biến để giải quyết vấn đề. Những người giỏi về kỹ năng mềm thường có khả năng nhạy bén trong công việc, nhận thức được tình huống và luôn tạo được những kết quả tích cực.
Cô gái chỉ ra kiểu người 99% sẽ bị nhà tuyển dụng loại thẳng tay, dân mạng "vỗ mặt": Hoá ra mình toàn trượt vì nguyên nhân này! Nguyên nhân tạch tuyển dụng mà cô gái này đưa ra nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Xin việc là một hành trình gian nan và đôi khi cũng... mắc cười. Bởi không chỉ cần ứng viên chuẩn bị kĩ càng, cố gắng show hết năng lực của bản thân mà đôi khi việc trúng/ tạch lần tuyển dụng hay không cũng...