‘Cát tặc’ rầm rộ trở lại: Chính quyền than khó!
“Cát tặc” ngang nhiên hút cát giữa ban ngày khiến cho hàng nghìn mét vuông đất trồng trọt của người dân bị trôi sông. Thế nhưng, chính quyền có vẻ bất lực trước nạn cát tặc khiến người dân phải tự bảo vệ mình bằng cách canh chừng, ném đá đuổi tàu.
Người dân thôn Mai Châu, xã ại Mạch xót xa chỉ về nơi đất sạt lở. Ảnh: Trần Hoàng
Ghi nhận tại khu vực đất bãi thuộc thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội, trên trục đường giao thông duy nhất kết nối những hộ gia đình xóm bãi sinh sống phía ngoài đê là những đụn cát lớn, xe tải ra vào liên tục khiến bụi mù đường.
Cách đó không xa là hàng nghìn mét vuông cây ăn quả của người dân, một bên là cây, một bên là dốc sâu hoắm do sạt lở. Anh Cao Xuân Tiến cho biết, khu đất bãi này là đất trồng cây lâu năm của hơn 20 hộ dân trong thôn. Trồng bưởi diễn, trồng chuối cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều người. Thế nhưng vài năm trở lại đây, chủ tàu cát cũng là người dân địa phương liên tục hút cát, khiến một diện tích lớn đất trôi xuống dòng sông, cùng với đó là mồ hôi nước mắt của hàng chục hộ dân.
Bức xúc, các hộ dân đã có đơn kêu cứu gửi đi khắp nơi, từ xã, huyện, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát giao thông đường thủy… nhưng nếu có dừng thì chỉ 1- 2 tuần sau đó thì đâu lại vào đấy. Đến mức người dân phải tự bảo vệ đất đai của mình bằng cách thay nhau trông, thấy tàu vào cùng hò hét ném đá đuổi tàu. Nhưng được vài bữa thì không có sức mà làm.
Hoạt động hút trộm cát gây sạt lở đất nông nghiệp cũng đang diễn ra rầm rộ tại xã Cẩm Đình và xã Phương Độ (huyện Phúc Thọ).
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, tại hai xã này ngay giữa ban ngày thường xuyên xuất hiện 2 tàu hút cát hoạt động, tiếng máy nổ rầm rầm cả một góc sông. Việc hút cát khiến khu vực bãi bồi giữa sông Hồng của người dân bị sạt lở nghiêm trọng.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng bất lực?
Ngày 15/10, UBND xã Cẩm Đình có Báo cáo nhanh khẳng định: Từ tháng 6/2018, UBND xã và các ban ngành đoàn thể xã Cẩm Đình đã có nhiều báo cáo gửi lên cấp trên phản ánh về tình trạng khai thác cát trái phép giữa địa phận xã Cẩm Đình và xã Phương Độ. Cấp trên đã vào cuộc làm việc với UBND xã. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các tàu cuốc, tàu hút vẫn hoạt động bình thường và không có dấu hiệu chuyển biến. Báo cáo này cũng chỉ tiếp tục đề nghị huyện có biện pháp xử lý dứt điểm để nhân dân yên tâm làm ăn sinh sống.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vương Ngọc Chi, Chủ tịch UBND xã Đại Mạch (huyện Đông Anh) lại cho rằng sạt lở vẫn diễn ra dù không có việc hút cát. Tuy nhiên, ông Chi cũng phải nhìn nhận “việc hút trộm cát khiến cho tốc độ xói lở nhanh hơn”. UBND xã chỉ đạo Công an xã kiểm tra, xử lý bằng nhiều biện pháp, ngay chính ông Chi cũng đã xuống tận nơi để xây cọc bê tông ngăn không cho xe tải to đi ra bãi lấy cát. Nhưng chỉ sau 1 đêm là cọc bê tông bị đập bỏ, còn việc hút cát vẫn diễn ra, chính quyền hết sức vất vả xử lý.
Theo lãnh đạo xã, năm 2017 xã đã có báo cáo Cảnh sát đường sông, Cảnh sát môi trường về xử lý, nhưng đối tượng lái thuyền bỏ chạy, chỉ bắt giữ được ống hút cát. Còn công an đồn Kim Chung thì không có thẩm quyền lên tàu nên rất khó khăn. “Chúng tôi khẳng định không có chuyện chính quyền bao che, bảo kê”, ông Chi nói.
Để giải quyết dứt điểm, UBND huyện lại “đẩy quả bóng trách nhiệm” về phía xã. Cụ thể, UBND huyện cho biết đã có văn bản yêu cầu xã thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép của bà Vương Thị Thanh.
ầu tháng 5/2018, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đối với một số địa phương, trong đó có Hà Nội về xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác cát, sỏi. Theo đó, chỉ tính riêng đợt cao điểm từ tháng 6 đến hết tháng 8 năm 2018, CATP Hà Nội đã kiểm tra, bắt giữ 52 vụ khai thác cát trái phép, tạm giữ 57 phương tiện tàu thuyền và tịch thu hàng nghìn mét khối cát. Mặc dù vậy tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Hồng đoạn qua địa bàn Hà Nội vẫn không được ngăn chặn triệt để.
HIỂU MINH
Theo TPO
Cát tặc ngang nhiên lộng hành trên sông Đồng Nai: Ai bảo kê?
Sau một thời gian lắng dịu, hiện nay tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai diễn biến phức tạp đáng báo động. Người dân sinh sống trên đảo Ông Cồn (xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) lo ngại trước tình trạng hút cát rầm rộ gây sạt lở nghiêm trọng ven sông Đồng Nai.
Khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai ngày càng tinh vi. Ảnh: Nam Phong
Theo tìm hiểu, hiện nay tình trạng khai thác cat trái phép có biểu hiện diễn biến phức tạp, với nhiều hình thức tinh vi hơn. Các đối tượng khai thác cát "lén lút" đưa phương tiện ra ngoài khu vực được cấp phép để hút cát hoặc đưa phương tiện không được cấp phép vào khu vực mỏ được cấp phép nhằm "che mắt" lực lượng chức năng. Không những thế, trên các phương tiện còn trang bị cả ống nhòm để theo dõi, cảnh giới.
Là người dân sống lâu năm ven sông Đồng Nai, ông Võ Văn P. (ngụ ấp 2, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch) cho biết: "Hằng đêm từ 0 giờ đến 2 giờ sáng, là thời điểm các thuyền hút cát trái phép hoạt động rầm rộ nhất. Khi nghe tiếng máy nổ từ các ghe hút cát, tôi rọi đèn phát hiện nhiều người cùng các phương tiện đang hút cát từ lòng sông lên, tôi lập tức báo cho chính quyền. Sau đó, lực lượng công an, dân quân xuống thì các đối tượng nhanh chóng điều khiển phương tiện chạy qua bên kia sông thuộc địa phận TP.HCM. Tình trạng này cứ lặp đi, lặp lại trong thời gian dài khiến nhiều diện tích vườn nhà tôi đã bị sạt lở xuống sông", ông P. cho hay.
Nhiều diện tích đất bị sạt lở nghiêm trọng do tình trạng khai thác cát. Ảnh: Nam Phong
Nhiều hộ dân sống tại đây cũng cho biết, mặc dù đã nhiều lần kiến nghị chính quyền có biện pháp ngăn chặn, nhưng tình trạng hút cát vẫn diễn ra ngang nhiên. "Tôi và bà con ở đây vẫn tiếp tục kiến nghị chính quyền các cấp cần có biện pháp mạnh để chặn đứng việc hút cát trái phép. Nếu không ngăn chặn được nạn hút cát trái phép thì không bao lâu nữa đất vườn và kể cả căn nhà đang ở của tôi cùng nhiều hộ dân khác có nguy cơ bị sạt lở xuống sông", Bà H. một người dân sống ven sông Đồng Nai thuộc địa bàn xã Đại Phước lo lắng.
Từ phản ánh của người dân, phóng viên báo Bảo vệ pháp luật đã xâm nhập và ghi nhận nhiều điều "bất thường" tại khu vực cảng SP-ITC (dân địa phương gọi là Cù Lao ông Cồn, hay còn gọi cù lao xã Đại Phước). Đứng trong đất liền từ Cồn này nhìn ra thì một bên là Cục cảnh sát Thủy đoàn III, bên kia là cảng SP-ITC, tuy nhiên điều lạ là khu vực khai thác cát cách không xa 2 vị trí cơ quan quản lý trên.
Liệu có tình trạng "bảo kê" cho hoạt động khai thác cát trái phép tại đây?. Ảnh: Nam Phong
Tiếp đó, khoảng 23 giờ ngày 11/10 nhóm phóng viên dùng thuyền áp sát khu vực khai thác cát và ghi nhận khu vực tại đây có 2 chiếc sáng cạp. Một chiếc đang trong tư thế chuẩn bị hoạt động biển số bị che khuất chiếc còn lại mang biển kiểm soát SG-3284 hì hục kéo những gầu cát đưa lên sà lan, tiếng máy nổ gầm rú. Khi nhóm "cát tặc" phát hiện chúng tôi, lập tức những chiếc vỏ lãi xuất hiện áp theo và mở đèn pin quan sát. Chúng tôi cất giấu phương tiện quay phim nhưng những chiếc ghe này vẫn bám sát theo sau ghe cho đến khi chúng tôi rời khỏi khu vực này. Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết việc quay phim, ghi hình ở đây rất nguy hiểm cả dưới nước lẫn trên bờ đều luôn có "bảo kê" sẵn sàng chống trả khi phát hiện khả nghi. Buổi tối là vậy, nhưng vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng thì cũng chiếc xáng cạp này lại múc đất lên sà lan nhằm che mắt người dân và lực lượng chức năng.
Theo tìm hiểu, khu vực dọc sông Đồng Nai địa bàn xã Đại Phước có nhiều điểm thu mua cát hình thành, trở thành đường dây khép kín tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, mua bán cát dễ dàng. Thiết nghĩ cần có sự phối hợp thanh tra liên ngành của cac cơ quan ban ngành để có hướng giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác cát trái phép tại khu vực này.
Để làm rõ những hành vi khai thác cát tại khu vực nêu trên, phóng viên đã liên hệ với UBND huyện Nhơn Trạch và Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đồng Nai, nhưng chưa nhận được câu trả lời từ các cơ quan này. Liệu có tình trạng "bảo kê" hay "lờ" đi để nhóm đối tượng ngang nhiên khai thác cát? Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến quý bạn đọc.
Nam Phong
Theo baovephapluat
Xử phạt 40 triệu đồng vụ hút cát "cứu lúa, cho dân xây chuồng bò" UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) vừa ra quyết định xử phạt ông Rơ Châm Pyir (làng Pôk, xã Ia Khươl) với số tiền 40 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và tịch thu 320m3 cát khai thác trái phép. Trước đó, Dân Việt đã có bài phản ánh: "Khai thác cát lậu để cứu lúa, lấy...