Cắt giảm biên chế giáo viên – bài toán khó của địa phương

Theo dõi VGT trên

Dân số tăng, giáo viên thiếu, nhưng nhiều địa phương không thể tuyển mới, ngược lại phải cắt giảm 10% biên chế giáo dục.

Tại phiên Giải trình về thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày 24/9, đại biểu Quốc hội liên tục chất vấn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về tình trạng thừa thiếu giáo viên, việc thực hiện chính sách cắt giảm 10% biên chế.

Đến tháng 8, cả nước thiếu 75.970 giáo viên các cấp so với định mức giáo viên/lớp theo quy định, 29 tỉnh đề nghị bổ sung 40.440 biên chế sự nghiệp giáo dục. Trong khi đó, các địa phương vẫn song song phải thực hiện chủ trương giảm 10% biên chế hưởng lương theo Nghị quyết Trung ương số 19 năm 2017. Đây là một bất cập được nhiều đại biểu chỉ ra.

“Hà Nội mỗi năm tăng 20.000 học sinh, năm dân số vàng này tăng lên tới 70.000. Chúng tôi rất khó khăn nếu không tăng biên chế giáo viên, chưa nói đến phải thực hiện chủ trương cắt giảm biên chế”, Phó chủ tịch thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý nói.

Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau – ông Trần Hồng Quân cho biết, mỗi năm địa phương tăng 10.000 dân số cơ học. Tỉnh làm rất quyết liệt vấn đề hệ số giáo viên/lớp nhưng biên chế vẫn theo đà đi lên. Việc phải thực hiện chủ trương giảm biên chế ngành giáo dục như “đánh đố” với tỉnh.

Cắt giảm biên chế giáo viên - bài toán khó của địa phương - Hình 1

Đại biểu TP HCM Phan Thị Bạch Tuyết chất vấn lãnh đạo Bộ Nội vụ về mâu thuẫn giữa chủ trương giảm biên chế giáo dục với thực tiễn thiếu giáo viên. Ảnh: Sỹ Điền.

Đại diện tỉnh Đồng Nai, TP HCM đồng tình rằng trong tình hình học sinh tăng nhanh khiến thiếu giáo viên, việc giảm biên chế là mâu thuẫn với thực tế, gây khó khăn cho địa phương.

“Tinh giản biên chế trong giáo dục phải có lộ trình, không thể cào bằng. Tôi kiến nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, giao cho các tỉnh thành đang tự chủ ngân sách được quyền quyết định biên chế viên chức của giáo dục trong điều kiện ngân sách có thể tự cân đối. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu giáo viên hiện nay mà không phải chờ để xin các đồng chí giải quyết từng năm, từng trường hợp cụ thể”, đại biểu đoàn TP HCM Văn Thị Bạch Tuyết nói.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đánh giá, số lượng giáo viên còn thiếu là quá lớn, sẽ dẫn đến phải hợp đồng giảng dạy. Giáo dục cần một quá trình để giáo viên theo dõi tâm lý, đánh giá chất lượng học tập từ đó mới có biện pháp uốn nắn, dạy dỗ đúng cách. Trong khi hợp đồng giáo viên có thời hạn không ổn định, có người năm trước/học kỳ trước được dạy năm sau/học kỳ sau bị buộc nghỉ, nên không thể theo sát học sinh để phát triển các em. Chất lượng giáo dục vì thế không được đảm bảo.

Các đại biểu đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục nêu quan điểm và hướng giải quyết bài toán thiếu giáo viên, nhưng vẫn phải giảm biên chế này.

Cắt giảm nhân viên phục vụ, giáo viên phải đủ

Video đang HOT

Giải trình chất vấn, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, đây là hệ lụy của các chính sách từ trước năm 2015. Thời điểm đó, Bộ Nội vụ không được tham gia vào quyết định biên chế sự nghiệp của địa phương mà toàn quyền thuộc về UBND các tỉnh. Việc định mức biên chế khi đó không có sự rà soát nhu cầu thực tế nên thiếu phù hợp, điểm này có phần trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng dân số cơ học giữa các địa phương cũng là nguyên nhân khiến thừa thiếu giáo viên cục bộ.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Nội vụ được giao thẩm định tổng biên chế sự nghiệp của các địa phương nhưng không duyệt cho từng ngành cụ thể. Khi Bộ thống nhất tổng định mức, địa phương sẽ được quyền phân bổ chỉ tiêu cho các ngành có nhu cầu.

Về việc giảm biên chế giáo dục, theo ông Thăng, Nghị quyết 39 (năm 2015) của Chính phủ về tinh giảm biên chế, cho phép y tế, giáo dục nếu tăng giường bệnh, học sinh có thể tăng biên chế, tuy nhiên kết luận số 17 (năm 2017) của Bộ Chính trị không còn ngoại lệ nào. “Kể cả giáo dục có tăng trường lớp, tăng học sinh thì vẫn phải tinh giảm biên chế”, Thứ trưởng Nội vụ nói và giải thích cái cần giảm ở đây là biên chế hưởng lương ngân sách chứ không riêng về giáo viên.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định việc nói giáo dục cũng phải giảm 10% biên chế là không đúng. Tỷ lệ giảm này là tổng biên chế sự nghiệp, còn địa phương tự cân đối mức giảm của từng ngành. Theo đó, giáo dục, y tế có thể giảm 5% nhưng mức cắt giảm của các ngành khác phải tăng lên, sao cho tổng là 10. “Trường hợp cá biệt phải tăng biên chế giáo dục hay các ngành khác, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ là tổng hợp ý kiến và trình Chính phủ quyết định”, ông Thăng nói.

Cắt giảm biên chế giáo viên - bài toán khó của địa phương - Hình 2

Thứ trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng giải trình vấn đề thiếu giáo viên và giảm 10% biên chế giáo dục. Ảnh: Sỹ Điền.

Câu trả lời của Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng được một số đại biểu cho là không thỏa đáng. Bà Phan Thị Bạch Tuyết (đoàn TP HCM) phân tích, biên chế của giáo dục và y tế chiếm tỷ lệ rất lớn, còn các ngành khác chỉ 5-10% tổng biên chế sự nghiệp của địa phương. Do đó, muốn đạt được mức giảm 10% hàng năm thì chỉ có thể giảm ở hai ngành có tỷ lệ lớn nhất. “Làm sao mà cắt hết viên chức ở các ngành khác để bù qua cho ngành giáo dục. Ý kiến này của Thứ trưởng, tôi thấy hoàn toàn không phù hợp”, bà Tuyết nói.

Đồng tình với ý kiến cắt giảm biên chế giáo dục hiện nay gây khó khăn cho địa phương, nhưng Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết “vẫn phải thực hiện Nghị quyết 19 về tinh giảm biên chế”. Hướng giải quyết được ông đề xuất là tập trung giảm ở bộ phận phục vụ còn giáo viên phải đảm bảo đủ để giảng dạy cho học sinh. Ngoài ra, cần tăng cường tính chủ động cho địa phương có năng lực để tự giải quyết bài toán nhân sự.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng giáo dục được xác định là quốc sách, là lĩnh vực thuộc trách nhiệm nhà nước khi yêu cầu phổ cập giáo dục. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến biên chế nhà giáo do đó cần có tính đặc thù, lấy số lượng học sinh làm tiêu chuẩn để xác định chỉ tiêu, bố trí giáo viên. Hai Bộ Giáo dục và Nội vụ cần thống nhất trong việc giải quyết bài toán biên chế ngành giáo dục, có sự rà soát nhu cầu thực tế để tham mưu Chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp.

Việc giao quyền cho một số địa phương có năng lực được tự giải quyết bài toán nhân sự ngành giáo dục, xử lý các văn bản quy phạm chồng chéo hoặc mâu thuẫn về xác định biên chế giáo viên, các bộ ngành cần xem xét giải quyết.

Quỳnh Trang

Theo Vnexpress

Tinh giản biên chế máy móc là nguyên nhân khiến thiếu giáo viên?

Học sinh tăng mạnh theo từng năm trong khi giáo viên thiếu nghiêm trọng nhưng lại bị cắt giảm biên chế 10% mỗi năm.

Đáng lo là, từ năm học 2019-2020 sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong khi cả nước đang thiếu 40.000 giáo viên.

Tinh giản biên chế máy móc là nguyên nhân khiến thiếu giáo viên? - Hình 1

Thiếu giáo viên kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. (Ảnh: P.V)

Mỗi năm cắt giảm 10% biên chế giáo viên

Tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên với sự tham dự trả lời trực tiếp của lãnh đạo Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội (ĐBQH) tổ chức ngày 24/9, nhiều đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các địa phương đồng loạt lên tiếng chất vấn về việc trường lớp tăng, học sinh tăng mạnh theo từng năm trong khi giáo viên thiếu nghiêm trọng nhưng lại phải cắt giảm biên chế 10% mỗi năm.

Ông Chu Lê Trinh (đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) nêu: Tình trạng thừa/thiếu giáo viên xảy ra trên cả nước kéo dài nhiều năm, đến nay chưa có giải pháp khắc phục, gây bất cập trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, hiện đang thiếu trên 40.000 giáo viên. Thiếu giáo viên sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2019-2020 như thế nào?

Vấn đề tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên cũng có nhiều bất cập, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận) phản ánh: Theo báo cáo, các tỉnh đề xuất số biên chế đề nghị bổ sung là 40.447 giáo viên.

Do thiếu số lượng lớn giáo viên đã dẫn đến việc phải hợp đồng giáo viên để dạy. Giáo viên dạy theo tiết học. Có giáo viên được 35.000đ/tiết học, số tiền này tùy từng cấp học. Tính ra mỗi tháng họ chỉ được 1-2 triệu đồng/tháng. Giáo viên này 3 tháng hè không có lương.

Rõ ràng chính sách này rất bất cập so với giáo viên biên chế và nhất là giáo viên biên chế lâu năm mức lương rất cao. Chính điều này dẫn đến hiện tượng các trường muốn khống chế chỉ tiêu biên chế chỉ ký hợp đồng giáo viên.

Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng: Việc các địa phương có chỉ tiêu biên chế nhưng vẫn tuyển dụng hợp đồng là trách nhiệm của địa phương. Về việc địa phương đề nghị bổ sung 40.447 giáo viên nhưng Bộ Nội vụ phải thẩm định lại xem đề nghị đó có hợp lý hay không?.

"Bây giờ để cho các địa phương, các bộ, ngành đề nghị biên chế thì tôi dám chắc sẽ ào ạt. Nghị quyết 39 của Chính phủ năm 2015 về tinh giản biên chế gắn với đổi mới cơ cấu, đối với giáo dục và y tế có tăng giường bệnh, tăng học sinh thì có thể tăng biên chế nhưng phải kiểm soát chặt chẽ. Nhưng đến kết luận số 17 của Bộ Chính trị năm 2017 thì không có ngoại lệ. Kể cả giáo dục có tăng học sinh, tăng trường lớp thì vẫn tinh giản biên chế. Giảm biên chế ở đây là giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước...", ông Thăng lý giải.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ dù viện dẫn nhiều văn bản hiện hành nhưng không giải tỏa được bức xúc này.

Bà Mỹ Hương tiếp tục đề nghị: "Tôi mong rằng lãnh đạo Bộ quan tâm đến địa phương, tháo gỡ vấn đề này. Các tỉnh đều mong thống nhất cơ chế tuyển dụng cũng như chính sách thụ hưởng của các giáo viên được hợp đồng để tránh tình trạng mỗi nơi hợp đồng một kiểu gây thiệt thòi cho giáo viên".

Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có chế độ chính sách ổn định để giáo viên yên tâm làm việc đúng chuyên môn nghiệp vụ chứ không phải theo mùa vụ hay tiết học.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đồng tình với ý kiến của bà Mỹ Hương về cách thức hợp đồng với giáo viên hiện nay dẫn đến tình trạng hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng bất ngờ, hay việc hợp đồng theo tiết dạy...

"Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chất lượng GD-ĐT. Chúng tôi không đồng tình với cách tuyển như thế này", ông Nhạ khẳng định.

Theo ông Nhạ, số lượng giáo viên mầm non, tiểu học thiếu rất nhiều do 3 năm gần đây không tăng biên chế, Bộ Nội vụ không giao cho các địa phương, các địa phương phải căn chỉnh, co kéo mới sinh ra cơ chế hợp đồng. Ông đề nghị phải giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Còn về tuyển dụng, sử dụng giáo viên, ông Nhạ cũng cho rằng: Theo phân cấp của chính quyền địa phương, ngành GD-ĐT chỉ tham mưu, còn chủ trì vẫn là ngành nội vụ.

"Gần đây chúng tôi có tham mưu cho Chính phủ và Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 115, nâng lên một bước, nghĩa là ngành GD-ĐT chủ động về mặt kế hoạch còn việc tuyển dụng, sử dụng, bố trí G giáo viên vẫn là ngành nội vụ. Tới đây chúng tôi cũng chỉ đạo ngành GD-ĐT ở địa phương phải chủ động hơn nữa trong đề xuất tuyển dụng giáo viên. Tuy nhiên vẫn vướng ở chỗ là sử dụng nhưng không được trực tiếp chủ trì tuyển dụng. Đây là vấn đề chưa khắc phục được" - ông Nhạ nêu thực tế.

2 bộ chưa phối hợp chặt chẽ

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, đặt vấn đề: "Quan điểm của chúng ta giáo dục là quốc sách, không hiểu Bộ Nội vụ đánh giá "quốc sách" là như thế nào? Và nếu trong trường hợp các quy định đều nói rằng y tế, giáo dục đều cắt giảm 10% như các ngành khác thì không đáp ứng được thực tế. Quan điểm của Bộ Nội vụ về vấn đề này như thế nào? Hay đánh giá chung đều là viên chức nên "cắt" như nhau khi Nhà nước gọi giáo dục là quốc sách và dành 20% ngân sách cho giáo dục?".

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, việc giảm 10% biên chế là giao cho địa phương giảm trên tổng biên chế sự nghiệp chứ không phải giảm riêng ngành giáo dục. Việc giảm biên chế như thế nào địa phương phải có trách nhiệm. Trong đó, giáo dục, y tế có thể chỉ giảm 5%, các ngành khác giảm hơn 10%, để làm sao tổng số là 10%. Còn trường hợp cá biệt phải tăng biên chế cho giáo dục, y tế hay các ngành khác thì nhiệm vụ của Bộ Nội vụ tổng hợp lại, có ý kiến trình Chính phủ, Thủ tướng quyết định.

Đại biểu Phan Thị Bạch Tuyết (TP.HCM) cũng không đồng tình với trả lời của Thứ trưởng Thăng và cho rằng, giáo viên không thể giống những biên chế khác. Cả hai bộ chưa phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề đặt ra với tình trạng thiếu giáo viên hiện nay./.

Theo vov

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lý do H'Hen Niê giấu kín bạn trai suốt 7 nămLý do H'Hen Niê giấu kín bạn trai suốt 7 năm
13:13:44 02/02/2025
Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?
14:09:47 02/02/2025
Đối đầu với Trấn Thành mùa tết, số phận phim 'Nụ hôn bạc tỷ' ra sao?Đối đầu với Trấn Thành mùa tết, số phận phim 'Nụ hôn bạc tỷ' ra sao?
13:17:06 02/02/2025
Bức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn côngBức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn công
14:07:48 02/02/2025
Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?
15:42:41 02/02/2025
Hoa hậu Thiên Ân: Tôi dành dụm để mua nhà vào năm 2026Hoa hậu Thiên Ân: Tôi dành dụm để mua nhà vào năm 2026
12:48:31 02/02/2025
Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi
15:20:56 02/02/2025
Vụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quanVụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quan
13:33:43 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Haaland đã đúng về 'hiện tượng' Marmoush

Haaland đã đúng về 'hiện tượng' Marmoush

Sao thể thao

18:05:33 02/02/2025
Tiền đạo người Ai Cập mang đến làn gió mới cho Man City, giúp đội bóng của Pep Guardiola chuyển mình sang lối chơi trực diện hơn, phá vỡ những khuôn mẫu cũ và tạo nên một nhịp điệu công hoàn toàn mới.
Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sao âu mỹ

18:04:35 02/02/2025
Kanye West và Taylor Swift là kẻ thù không đội trời chung , nhưng nam rapper lại có hành động đặc biệt vốn trước đây chỉ dành cho vợ cũ Kim Kardashian.
Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận chuyện tình cảm hiện tại sau 2 năm công khai bạn trai: "Sợ yêu nha"

Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận chuyện tình cảm hiện tại sau 2 năm công khai bạn trai: "Sợ yêu nha"

Sao việt

18:01:57 02/02/2025
Có nuôi thì ở nhà cho khoẻ, chứ có ai mà cày tới xuyên Tết không nè , hoa hậu Đại dương 2014 Đặng Thu Thảo chia sẻ.
Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?

Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?

Sao châu á

17:48:21 02/02/2025
Kim Woo Bin tiết lộ không có kế hoạch nào trong năm nay, khiến cộng đồng mạng đặt nghi vấn về mối quan hệ giữa anh và Shin Min Ah
Israel có Tổng Tham mưu trưởng quân đội mới

Israel có Tổng Tham mưu trưởng quân đội mới

Thế giới

17:29:14 02/02/2025
Sau lễ bổ nhiệm, ông Halevi bày tỏ tin tưởng người kế nhiệm Eyal Zamir sẽ dẫn dắt IDF vượt qua những thách thức phía trước đồng thời cam kết hoàn thành việc bàn giao quyền chỉ huy IDF một cách chuyên nghiệp và hiệu quả trong những tuần ...
Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Lạ vui

16:47:15 02/02/2025
Herbert và Zelmyra Fisher (sống ở bang Bắc Carolina, Mỹ) là cặp đôi chung sống với nhau lâu nhất thế giới, họ làm vợ chồng trong 86 năm 290 ngày.
4 con giáp đào hoa nhất năm Ất Tỵ

4 con giáp đào hoa nhất năm Ất Tỵ

Trắc nghiệm

15:18:23 02/02/2025
Năm mới Ất Tỵ 2025 dự báo đem đến nhiều vận may và điều mới mẻ cho 12 con giáp, trong đó có những tuổi đặc biệt có vận đào hoa nở rộ.
Ba không khi ăn hạt bí

Ba không khi ăn hạt bí

Sức khỏe

14:46:57 02/02/2025
Bằng cách ăn vừa đủ, bảo quản đúng cách và chọn phương pháp chế biến lành mạnh, bạn có thể tận hưởng lợi ích của hạt bí một cách tốt nhất mà không gặp phải những rủi ro tiềm ẩn.
Chồng đi dép lê, mặc đồ bộ bị coi thường cho đến khi vợ lộ diện, netizen: Anh này chắc chắn là đại gia

Chồng đi dép lê, mặc đồ bộ bị coi thường cho đến khi vợ lộ diện, netizen: Anh này chắc chắn là đại gia

Netizen

14:22:20 02/02/2025
Mới đây trên mạng xã hội Douyin (tương tự TikTok ở Việt Nam) một cặp vợ chồng đang viral với những clip chỉ vài giây, quay vẻ bề ngoài của cả hai.
Chiếc váy dài thanh lịch, sang trọng nhất dành cho năm mới 2025

Chiếc váy dài thanh lịch, sang trọng nhất dành cho năm mới 2025

Thời trang

14:19:52 02/02/2025
Để tìm ra chiếc váy dài thanh lịch và sang trọng nhất dành cho mọi dịp trong những ngày đầu năm mới 2025, chúng ta không thể quên nhắc đến những kiểu dáng cổ điển timeless bậc nhất là váy sơ mi, váy chữ A
Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

Tin nổi bật

14:01:44 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế sẽ bị phạt nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.