Cắt điện không thông báo sẽ bị phạt tù tới 2 năm từ ngày 1/7
Tội Vi phạm các quy định về cung ứng điện quy định người cắt điện không có căn cứ, không thông báo theo quy định, trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 150 triệu đồng, phạt tù đến 2 năm.
Ảnh minh họa
Theo điều 199 Bộ luật hình sự 2015 (tội Vi phạm các quy định về cung ứng điện) có hiệu lực từ ngày 1/7: Người nào cắt điện không có căn cứ, không thông báo theo quy định; từ chối cung cấp điện không có căn cứ; trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 150 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Dấu hiệu phạm tội trong trường hợp này được xác định đã gây thương tích hoặc gây thương tổn cho sức khỏe của một người với tỷ lệ 31-60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị xóa án tích mà còn vi phạm.
Trường hợp làm chết người, gây thương tổn sức khỏe cho một người từ 61% trở lên hay gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng sẽ bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm.
Video đang HOT
Mức phạt tù có thể từ 3 đến 7 năm nếu hành vi cắt điện không có căn cứ, không thông báo theo quy định; từ chối cung cấp điện không có căn cứ; trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng của người có trách nhiệm bị xác định làm chết từ 2 người trở lên, gây thiệt hại tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên…
Ở hình phạt bổ sung, người bị kết tội có thể còn bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm.
Hải Bình
Theo VNE
"Đinh tặc" và nửa tỉ đồng
Điều 270 dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) có quy định đang gây tranh cãi: Người nào cố ý đặt, rải đinh hoặc vật sắc nhọn trên đường bộ thì bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Nếu tái phạm nguy hiểm, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù đến 12 năm, phạt tiền 500 triệu đồng".
Tranh cãi chủ yếu xoay quanh mức phạt 500 triệu đồng.
Đây là mức rất cao, được các nhà làm luật đưa ra sau thời gian dài quan sát thực tiễn. Theo đó, rất nhiều ý kiến cho rằng mức phạt hiện hành theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP không đủ sức răn đe hành vi rải đinh vì quá thấp, chỉ 5-7 triệu đồng, do vậy phải tăng mạnh.
Phạt tiền nặng tay ắt khiến ai cũng sợ nhưng không hẳn triệt tiêu được ý đồ tội phạm, bởi chúng ta đã thấy rất nhiều đối tượng dù biết giết người thì sẽ bị tử hình nhưng vẫn sát nhân, biết trộm cướp là ở tù song vẫn ra tay... Cũng đã có một số "đinh tặc" phải đi tù, không ít kẻ bị bắt quả tang và ăn đòn nhừ tử, vậy mà nạn rải đinh nào có giảm.
Và nữa, thường thì "bần cùng sinh đạo tặc", "đinh tặc" cũng vậy, đói ăn vụng túng làm càn, nên lấy tiền đâu mà đóng phạt, những 500 triệu đồng?! Bắt quả tang rải đinh đã khó, khi lập hồ sơ xử lý mà không thi hành án được, đơn giản chỉ vì "đinh tặc" không tiền, thì luật pháp sẽ mất uy.
Mức phạt cao hay thấp cũng chỉ là xử lý phần ngọn, vì sự vụ đã xảy ra rồi, thậm chí gây hậu quả rất nghiêm trọng rồi, đồng tiền khi ấy không còn mấy ý nghĩa. Yêu cầu cao nhất đối với luật pháp là phải có tác dụng ngăn chặn hành vi vi phạm từ đầu. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế không phải muốn là được, không chỉ khó đối với nạn "đinh tặc" mà "cẩu tặc" hay tai nạn giao thông cũng thế.
Chống rải đinh mà chỉ chăm chăm phạt "đinh tặc" thì không ổn. Phải xem lại vì sao chống mãi mà không hiệu quả. Đó là vì trước nay chưa giao nhiệm vụ cho lãnh đạo địa phương. Sắp tới, trung ương nên giao cho tỉnh, thành; tỉnh, thành giao xuống huyện, quận; huyện, quận giao cho xã, phường và phân cấp thật rõ kèm theo đó là các hình thức chế tài cụ thể. Người đứng đầu địa bàn có quyền tổ chức tuần tra, theo dõi, bắt giữ và phối hợp với cơ quan chuyên trách có thẩm quyền để xử lý. Ai để xảy ra "đinh tặc" (hay "cẩu tặc" và những dạng tội phạm tương tự) trên địa bàn do mình quản lý thì phải chịu trách nhiệm với cấp trên. Trách nhiệm dù nặng nề hơn nhưng để giữ "ghế", người được trao "ấn kiếm" ắt biết mình phải làm gì!
Cách làm này đã được vận dụng nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở nước ta. Địa phương nào để tai nạn giao thông tăng liên tục cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) thì lãnh đạo nơi ấy bị phê bình, kỷ luật. Cách đây không lâu từng có một chủ tịch UBND tỉnh xin thôi chức vì lý do kể trên.
Tất nhiên, không dễ có giải pháp tối ưu song phải gắn trách nhiệm nhà chức trách vào thì công việc mới "chạy"; còn không thì dù có cả "rừng" luật cũng chịu thua.
An Quý
Theo_Người lao động
Chuyển hình phạt tiền sang án tù có dễ thực hiện? Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã đề xuất giảm hình phạt tù, hạn chế hình phạt tử hình, tăng cường các hình phạt không phải tù, hiện đang có nhiều luồng ý kiến. Theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Hình sự hiện hành, phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít...