Cắt chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm
“Nếu việc xây dựng định mức không thay đổi thì nhân sự của Vụ Kế hoạch – tài chính có thể sẽ phải thay đổi”. Câu nói trên của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa dứt, cả hội trường ồ lên.
Lần đầu tiên vị tư lệnh ngành giáo dục bày tỏ quyết tâm như thế – tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2013 các trường, các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT được tổ chức ngày 27/12.
Ngày 27/12, Bộ Giáo dục – đào tạo đã đưa ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng dư thừa nhân lực ngành sư phạm, đẩy sinh viên kinh tế và tài chính ra trường rơi vào cảnh không có việc làm.
Tại đây, Bộ GD-ĐT đã cấp tập đưa ra nhiều giải pháp để giải bài toán dư thừa nhân lực của ngành sư phạm và nguy cơ thất nghiệp đối với SV kinh tế, tài chính.
“Nếu việc xây dựng định mức không thay đổi thì nhân sự của Vụ Kế hoạch – tài chính có thể sẽ phải thay đổi”. Câu nói trên của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa dứt, cả hội trường đã ồ lên, khi lần đầu tiên vị tư lệnh ngành giáo dục bày tỏ quyết tâm như thế.
Biểu đồ cơ cấu nhóm ngành đào tạo hệ chính quy ĐH, CĐ năm 2012 (Nguồn: Bộ GD-ĐT). Ảnh: nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2012 Đồ họa: vĩ cường – Ảnh: Như Hùng
Đồng tình với phương án ngân sách chi cho đào tạo dựa trên đầu ra, không áp cào bằng đầu vào như hiện nay, ông Luận giao nhiệm vụ cho Vụ Kế hoạch – tài chính phải xây dựng được định mức kinh tế – kỹ thuật cụ thể, tính toán chi phí đào tạo thực tế của các ngành, làm cơ sở để cấp ngân sách cho các trường dựa trên đầu ra đạt chuẩn.
Trường nào cũng có ngành kinh tế
Trong hơn 60 trường ĐH, CĐ, ĐH thành viên… trực thuộc Bộ GD-ĐT, quy mô đào tạo nhóm ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng chiếm hơn 1/4 so với tổng chỉ tiêu, nhưng ở toàn hệ thống các trường ĐH, CĐ hiện có thì tỉ lệ này lên đến 37,4%. Đó là kết quả thống kê được ông Nguyễn Ngọc Vũ, vụ trưởng Vụ Kế hoạch – tài chính, công bố ngay từ đầu hội nghị.
Video đang HOT
Đào tạo dư thừa, chạy theo nhu cầu bề nổi của người học, nhóm ngành kinh tế – quản trị kinh doanh chen chân trong hầu khắp các trường ĐH, từ trường vốn chuyên ngành kỹ thuật, nông nghiệp đến cả những trường vốn xuất thân chỉ đào tạo… giáo viên. Quy mô phình ra trong khi đội ngũ không đáp ứng, tỉ lệ giảng viên/SV tại nhiều trường khối kinh tế ở mức quá cao so với quy định đào tạo chuẩn. Có trường ĐH kinh tế – kỹ thuật chỉ có chưa đầy 300 giảng viên mà quy mô đào tạo lên đến hàng vạn SV chính quy, trong đó chủ yếu SV thuộc nhóm ngành kinh tế.
Bên cạnh việc “nói không” với mở ngành mới, trường mới gắn mác ngành kinh tế – kế toán – quản trị kinh doanh, nỗi lo về đào tạo vượt quá nhu cầu được nhắc đến nhiều tại hội nghị thuộc ngành sư phạm và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục. Do tình trạng thừa giáo viên diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, nên việc cắt giảm chỉ tiêu sẽ được thực hiện liên tục từ năm 2013 đến những năm tiếp theo trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ nhà giáo hiện nay so với nhu cầu.
Trong những năm gần đây, thí sinh không còn mặn mà với ngành sư phạm, nhưng thực tế chỉ tiêu đào tạo ngành này vẫn chiếm đến trên 14% so với tổng chỉ tiêu ở các trường trực thuộc bộ. Một biện pháp mạnh tay sẽ được thực hiện ngay trong năm 2013 là cắt giảm đến 1/5 chỉ tiêu của ngành sư phạm. Từ 20.000 tân SV của năm 2012, năm 2013 bộ đã “áp” sẵn con số chỉ tuyển mới 16.000 tân SV ĐH ngành sư phạm. Ở hệ CĐ, ngành này cũng bị giảm 10% với định mức tuyển mới là 2.900.
Ông Nguyễn Trường Giang – phó vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính – cho hay bên cạnh biện pháp hành chính, để giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế cần có sự phối hợp của biện pháp tài chính. “SV kinh tế – tài chính phải chấp nhận mức học phí cao. Ví dụ học phí tính đủ là 10 triệu đồng, SV bình thường chỉ phải đóng 4 triệu đồng, còn lại được hỗ trợ, nhưng riêng với SV kinh tế sẽ phải đóng đủ mức 10 triệu đồng”.
Không biết gì về giáo dục lại đi học quản lý giáo dục
Không chỉ bất cập đào tạo theo nhóm ngành, sự vô lý trong phát triển quá nhanh trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (ThS, TS) cũng khiến chất lượng tấm bằng sau ĐH không tương xứng với tên gọi của trình độ đào tạo cao. Năm 2012, trong hệ thống các trường trực thuộc bộ, chỉ tiêu đào tạo TS tăng 34%, ThS tăng 14%. Ông Nguyễn Ngọc Vũ thừa nhận việc tăng quy mô đào tạo TS, ThS trong khi đội ngũ giảng viên có trình độ TS, PGS, GS chưa tăng với tỉ lệ tương ứng về số lượng và chuyên ngành đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo sau ĐH của các trường trực thuộc bộ và toàn ngành nói chung.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định việc giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh ThS, TS để nâng cao chất lượng sẽ được bắt đầu ngay từ bây giờ với ngành đào tạo cán bộ quản lý giáo dục như một cách “làm gương từ trong nhà”. “Không thể có chuyện người chẳng biết gì về giáo dục lại đi học về quản lý giáo dục, làm ThS, TS. Rất lạ và rất buồn là cuối cùng họ lại có được bằng khá, giỏi. Sợ rằng với tình trạng này, nếu không điều chỉnh, ngành giáo dục không những không mạnh lên mà còn bị yếu đi” – ông Luận băn khoăn.
Bộ GD-ĐT cũng công bố sẽ rất chặt chẽ trong việc mở phân hiệu cho các trường ĐH. Hiện một số trường đang trình đề án thành lập phân hiệu như Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Thái Nguyên…, nhưng việc xem xét sẽ chỉ thực hiện sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ. Theo ông Nguyễn Ngọc Vũ, từ nay đến năm 2015 bộ chỉ giải quyết những hồ sơ, đề án thành lập trường đã có đồng ý chủ trương của Thủ tướng, không giải quyết việc thành lập mới các trường, giữ ổn định quy mô đào tạo đến năm 2020. Như vậy, trong năm 2013 số lượng các trường trực thuộc Bộ GD-ĐT sẽ không thay đổi.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2012 – Ảnh: Như Hùng
Sẽ xử lý hiệu trưởng…
Trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết việc dừng mở ngành mới, trường mới đối với các ngành kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh sẽ được thực hiện một cách toàn diện. “Ở các trường có truyền thống đào tạo các ngành này như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại…, bộ sẽ không can thiệp yêu cầu cắt giảm chỉ tiêu, nhưng sẽ giám sát rất chặt việc xác định chỉ tiêu tương xứng với năng lực đội ngũ thực tế” – ông Luận nói.
Theo ông Luận, trong đợt kiểm tra 30 trường ĐH, CĐ vừa qua về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều trường sai phạm, trong đó có những trường sai phạm rất nghiêm trọng về việc xác định vượt chỉ tiêu so với số lượng giảng viên có thể đảm bảo chất lượng đào tạo.
“Mọi năm, phương án xử lý chỉ là xử phạt hành chính các trường. Trường xác định vượt chỉ tiêu cùng lắm bị phạt 80-100 triệu đồng. Các trường bất chấp việc chịu phạt vì nếu tuyển được nhiều SV sẽ có thêm khoản thu, bị phạt nhưng vẫn có lãi. Năm nay, lần đầu tiên bộ sẽ xử lý cá nhân hiệu trưởng bên cạnh việc thu phạt hành chính thông thường” – ông Luận nhấn mạnh.
Theo Ngọc Hà (Tuổi trẻ)
Ngành GD đạt nhiều thành tích đáng kể trong năm học 2011-2012
Năm học 2011-2012 có nhiều thành tích nổi bật của các đội tuyển HS giỏi tham gia thi Olympic khu vực và quốc tế ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Đặc biệt, lần đầu tiên đoàn Việt Nam đoạt giải Nhất tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF).
Kết quả này được ghi nhận tại hội nghị Tổng kết năm học 2011 - 2012 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 Sơ kết phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực diễn ra hôm nay 5/8 tại TP Cần Thơ.
Đến dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương. Về phía ngành giáo dục có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, các Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và lãnh đạo ngành GD-ĐT 63 tỉnh thành trong cả nước.
Hội nghị Tổng kết năm học 2011 - 2012 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 diễn ra hôm nay 5/8 tại TP Cần Thơ. (Ảnh: Gdtd)
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã báo cáo tổng kết năm học 2011-2012. Cụ thể năm học này có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia: Có thêm 402 trường mầm non nâng tổng số lên 2.828 trường đạt 21% tăng 2,1% so với năm học trước. Cấp tiểu học có thêm 445 trường, nâng tổng số lên 7.130/15.273 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 46,68%. THCS có thêm 493 trường, nâng tổng số đạt chuẩn quốc gia lên 2.748 trường đạt 25,31%. THPT có 378 trường đạt 14,20% tăng 86 trường so với năm học 2010-2011.
Cũng trong năm học vừa qua, toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Có 99,75% số trường tham gia phong trào, xây dựng mới 10.546 nhà vệ sinh nâng tẩng số lên 62.434 công trình vệ sinh, số cây xanh được trồng trong năm học này là 1.766.076 cây nâng tổng số lên 7.454.427 cây xanh.
Số học sinh bỏ học giảm dần theo từng năm: Năm học 2011-2012 còn 88.305 học sinh (HS), giảm 90.034 HS so với năm trước là 178.339 HS, giảm 11.034 HS so với năm học 2009-2010. Năm học vừa qua cũng có 25.389 câu lạc bộ HS được thành lập, giúp các em rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, một trong những thành tựu đáng kể nhất là giáo dục mầm non (GDMN) trong năm qua đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Chẳng hạn như, tỉ lệ trẻ được ăn bán trú ở nhà trẻ đạt 91% và mẫu giáo đạt 76,8% chương trình giáo dục mầm non mới được thực hiện ở 13.229 trường, đạt trên 98%, trong đó trẻ 5 tuổi học chương trình mới và học 2 buổi/ ngày đều tăng so với năm học trước...
Đến nay 100% tỉnh, thành phố đã phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 của địa phương trong đó có 9 tỉnh đăng ký hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi trong năm 2012. Hiện nay, cả nước có 3 tỉnh đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Ông Hiển nói: "Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng cao thêm một bước qua việc thực hiện chương trình GDMN mới. Thành quả đó là sự quan tâm của Đảng và nhà nước, ban ngành Trung ương, địa phương và sự nỗ lực vượt bật của các thầy cô giáo và HS ở các trường".
Năm học 2011-2012 có nhiều thành tích nổi bật của các đội tuyển HS giỏi tham gia thi Olympic khu vực và quốc tế ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Đặc biệt, lần đầu tiên đoàn Việt Nam đoạt giải Nhất tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF). Kết quả của các em HS Việt Nam ở hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học toàn cầu mở ra một hướng mới về phương thức dạy và học.
Phát biểu tại hội nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết có: 38/63 Phó chủ tịch các tỉnh, thành phố tham dự hội nghị. Phó thủ tướng cũng hoan nghênh báo cáo của ngành giáo dục.Phong trào thi đua trường học học sinh thân thiện, đi đúng hướng và đồng tình cao, đổi mới giảng dạy trong trường, trong khi chương trình, sách giáo khoa không đổi, vì thế phong trào này là công cụ để nâng cao hiệu quả giáo dục, trong khi chờ thay đổi chương trình mới.
Cũng theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân năm học qua, các địa phương đã làm khá tốt việc thực hiện giáo dục văn hóa dân tộc, rèn luyện thân thể và ý chí của học sinh thông qua các môn võ cổ truyền dân tộc. Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng các bộ tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho HS và quan tâm xây dựng chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới 2012-2013, các địa phương cần sử dụng ngân sách hiệu quả hơn, huy động nguồn lực xã hội và thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp tốt hơn, trong điều kiện kinh phí nhà nước hạn hẹp. Đi đôi đó cần phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội chăm lo cho giáo dục. Như Hà Tĩnh - địa phương đã xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên vững mạnh, bằng cách đưa ra chính sách khuyến khích là giáo viên chuyển sang quản lý sẽ phụ cấp thêm 20%. Hay tỉnh Hòa Bình, lãnh đạo địa phương biết chính xác từng trường như thế nào hằng tháng, lãnh đạo tỉnh đều họp giao ban một lần về giáo dục. Trung ương tiếp tục ban hành, hoàn chỉnh hệ thống văn bản về giáo dục, đào tạo đầy đủ hơn Nghị quyết về đổi mới toàn diện giáo dục...
Phạm Tâm
Theo dân trí
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Chấm thanh tra thi tốt nghiệp với tỉnh có tỷ lệ đỗ cao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã khẳng định như vậy trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 8/7 về chống gian lận trong thi cử. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận. Trả lời câu hỏi về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của nhiều tỉnh năm nay cao đột biến với tỷ lệ gần 100%, Bộ...