Cắt chế độ bồi dưỡng của giáo viên dạy Thể dục trực tuyến là chưa đúng
Dù dạy trực tuyến, giáo viên môn Giáo dục thể chất vẫn được hưởng chế độ bồi dưỡng mỗi tiết dạy và hưởng chế độ trang phục theo quy định.
Ngày 27/01, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng tải bài viết “Dạy học trực tuyến, có giáo viên Thể dục, Giáo dục quốc phòng bị dừng chi chế độ” của tác giả Ánh Dương đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc là giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng cả nước.
Trong bài viết đã thông tin việc “một số giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng an ninh bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh, thầy cô tạm thời bị dừng bồi dưỡng chế độ giờ giảng trong quá trình dạy học trực tuyến”.
Trong bài viết, cũng có nêu ý kiến tác giả Ánh Dương cho rằng việc không chi trả phụ cấp bồi dưỡng 1% cho giáo viên là chưa đúng.
Người viết còn nhận được ý kiến của một số bạn bè, đồng nghiệp là giáo viên Giáo dục thể chất, họ cho biết, trong thời gian dạy trực tuyến họ cũng không được chi trả tiền bồi dưỡng 1% mỗi tiết dạy và cũng không được cấp chế độ đồng phục theo quy định.
Người viết xin tiếp tục nêu các căn cứ pháp lý để khẳng định rằng việc các trường không chi tiền phụ cấp, bồi dưỡng cho mỗi tiết dạy và cả trang phục của giáo viên Giáo dục thể chất là chưa đúng quy định hiện hành.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo điện tử VietnamNet.
Tại Điều 3, Điều 4 Quyết định 51/2012/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao có quy định cụ thể:
” Điều 3. Chế độ bồi dưỡng
Chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành.
Chế độ bồi dưỡng bằng tiền không áp dụng đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao trong các cơ sở giáo dục thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.”
Về chế độ trang phục cho giáo viên môn Giáo dục thể chất được quy định tại Điều 4 dưới đây:
” Điều 4. Chế độ trang phục
1. Đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao dạy chuyên trách môn thể dục, thể thao được cấp 02 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 02 đôi giầy thể thao/năm, 04 đôi tất thể thao/năm, 04 áo thể thao ngắn tay/năm.
2. Đối với giáo viên, giảng viên dạy kiêm nhiệm (giáo viên dạy môn học khác dạy kiêm nhiệm môn thể dục, thể thao) được cấp 01 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 01 đôi giày thể thao/năm, 02 đôi tất thể thao/năm, 02 áo thể thao ngắn tay/năm.
Video đang HOT
Trang phục thể thao do Việt Nam sản xuất, phù hợp với khí hậu từng vùng, miền.[...]“
Quy định về kinh phí và phương thức chi trả được quy định tại Điều 5 như sau:
” Điều 5. Kinh phí và phương thức chi trả
1. Nguồn kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quyết định này được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Đối với các cơ sở giáo dục được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí chi trả do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
b) Đối với các cơ sở giáo dục tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí chi trả được bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
c) Đối với các cơ sở giáo dục tư thục: Căn cứ vào nguồn thu hợp pháp để vận dụng thực hiện các chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục quy định tại Quyết định này.
2. Phương thức thực hiện:
a) Chế độ bồi dưỡng bằng tiền được chi trả cùng với thời điểm chi trả tiền lương hằng tháng;
b) Chế độ trang phục được cấp 1 lần/năm vào thời điểm đầu năm học.”
Từ những căn cứ pháp lý trên, người viết cho rằng giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất được hưởng chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền, được tính bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành và được chi trả cùng thời điểm chi trả tiền lương hằng tháng mà không quy định trực tuyến hay trực tiếp, đó là tiền bồi dưỡng cho mỗi tiết giảng thực hành mà không phải là tiền bồi dưỡng ngoài trời.
Vì vậy, giáo viên môn Giáo dục thể chất vẫn được hưởng chế độ bồi dưỡng mỗi tiết dạy và hưởng chế độ trang phục theo quy định trên mà không phải hưởng chế độ khi dạy ngoài trời như một số hiểu lầm của cán bộ quản lý trường học.
Tài liệu tham khảo: Quyết định 51/2012/QĐ-TTg
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Món quà Tết bất ngờ của cô giáo Cao Thị Xuyến
Cô Xuyến cho rằng giáo viên phải tạo không khí lớp học thân thiện, vui vẻ, gần gũi, cởi mở và đối xử công bằng với tất cả học sinh.
"Em bất ngờ nhận được món quà Tết, món quà vô giá thầy ạ, đọc xong, bao nhiêu mệt nhọc nó tan biến hết, chỉ còn lại yêu thương và thấy mình cần có nhiều trách nhiệm hơn với nghề nghiệp.
Trong trường em, nhiều cô giáo khác cũng xứng đáng nhận những món quà vô giá như thế này. Lời cảm ơn chân thành, sự ghi nhận của phụ huynh với những cống hiến, hi sinh của giáo viên, là động lực cho chúng em vượt khó, khi dạy trực tuyến với học sinh lớp 1.
Em cảm ơn phụ huynh, lãnh đạo nhà trường, đã đồng hành, giúp chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".
Đó là chia sẻ của cô giáo Cao Thị Xuyến, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 A3, Trường Tiểu học Quang Trung, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi đồng nghiệp chia sẻ về bài viết của phụ huynh có tên Như Hảo trên mạng xã hội cho cô đọc.
Như Hảo là phụ huynh của em Lam Phương, lớp 1 A3, Trường Tiểu học Quang Trung, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã viết: "Cảm ơn cô giáo Xuyến đã hết lòng truyền đạt kiến thức, dạy dỗ, uốn nắn con! Cảm ơn Cô đã cho nội của con hiểu thêm rất nhiều về nghề giáo viên tiểu học.
Nghề, mà ngoài kiến thức chuyên môn, người giáo viên cần phải có những phẩm chất và kỹ năng: ân cần, dịu dàng, dỗ dành, kiên nhẫn, tỉ mỉ... hiểu sâu sắc tâm lý độ tuổi thì mới gieo thành công những con chữ đầu đời cho học trò".
Cô giáo Cao Thị Xuyến, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 A3, Trường Tiểu học Quang Trung, thành phố Vũng Tàu. (Ảnh: NVCC)
Làm sao mà cô giáo Cao Thị Xuyến nhận được lời cảm ơn "có cánh" của phụ huynh khi dạy trực tuyến?
Nói về kinh nghiệm khi dạy trực tuyến, cô giáo Cao Thị Xuyến chia sẻ: "Đầu giờ học, em luôn khởi động bằng các trò chơi vui nhộn, tạo không khí hào hứng cho học sinh.
Trong giờ học, tổ chức nhiều hình thức và phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh: trò chơi, thảo luận nhóm, kể chuyện, sắm vai...
Thiết kế bài dạy PowerPoint bằng các hình ảnh sinh động, đẹp mắt để tạo chú ý cho học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm tiết học, tạo cơ hội cho học sinh được tương tác nhiều.
Chấm bài thường xuyên và kịp thời, dùng lời nhận xét nhẹ nhàng mang tính động viên, kèm theo các biểu tượng yêu thương như: trái tim, mặt cười, con thú cưng để thưởng cho các em.
Nghỉ giải lao giữa giờ cho học sinh nghe nhạc, nói chuyện giao lưu tự do. Liên hệ với phụ huynh để phối hợp dạy dỗ các em hiệu quả.
Luôn tạo không khí lớp học thân thiện, vui vẻ, gần gũi, cởi mở và đối xử công bằng với học sinh. Dành thời gian để trò chuyện thân tình với học trò, những câu chuyện vui, nụ cười trìu mến của cô sẽ giúp cô trò gắn bó và tình cảm hơn.
Thường xuyên trao đổi, phối hợp với các cô giáo bộ môn để rèn nề nếp và chấn chỉnh kịp thời những hành vi ảnh hưởng đến chất lượng tiết học.
Cứ thế, vừa học, vừa chơi, chơi mà học, tự do nhưng nề nếp, cả cô, trò, phụ huynh cũng cảm thấy không áp lực, tiết dạy trực tuyến mới đạt hiệu quả như mình mong muốn".
Cô giáo Cao Thị Xuyến đã nhiều năm liền đạt danh hiệu Giaó viên dạy giỏi cấp Thành phố, công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Là giáo viên có nhiều năm dạy lớp 1, cô Xuyến chia sẻ kinh nghiệm khi dạy trực tiếp "Giáo viên nên xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt nghiêm túc ngay từ đầu năm học.
Để học sinh tự giác, vui vẻ chấp hành, nề nếp cho học sinh được rèn luyện thông qua khen thưởng kịp thời, kỉ luật công bằng, phê bình tế nhị.
Em nào làm tốt thì thưởng bằng những món quà nhỏ: bút chì, thước kẻ, gôm, kẹo... Em nào chưa ngoan thì nhắc nhở khéo léo, nhẹ nhàng, tế nhị.
Chúng ta phải bao dung và chấp nhận học sinh phạm lỗi, tùy từng em mà giáo viên có biện phạm uốn nắn phù hợp.
Trong giảng dạy, phải nhiệt tình, tận tâm với các em, học sinh lớp 1rất nhạy cảm, biết được tấm lòng của giáo viên với mình, với công việc qua vài tiết học, luôn kiên trì giảng giải, để giúp các em hiểu bài tại lớp.
Thiết kế bài giảng sinh động, ngắn gọn, súc tích, để học sinh dễ nhớ, lôi cuốn, trong từng tiết học. Giao bài tập trong chương trình mà các em đã học, không giao nâng cao đánh đố học sinh.
Cư xử đúng chuẩn mực nhà giáo, nhưng không quá nghiêm khắc, phải luôn gần gũi, quan tâm, vừa dạy vừa dỗ, đến tất cả các em.
Dành cho các em tình thương vô tư, không phân biệt đối xử, yêu thương các em thật lòng, luôn tạo không khí lớp học thân thiện, vui vẻ.
Phong thái dạy học vui vẻ, tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ nhiều. Ân cần, nhẹ nhàng, vui tính, hài hước.
Phải tôn trọng và lắng nghe học sinh chia sẻ, có tấm lòng bao dung, thấu hiểu tâm lý học sinh.
Bản thân luôn kiên trì, nhẫn nại, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, nỗ lực tìm tòi phương pháp dạy sinh động, có hiệu quả để vận dụng vào việc giảng dạy, sao cho học sinh tiếp thu bài một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và vận dụng vào thực tế cuộc sống".
Cô Vũ Thị Việt Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung, vui vẻ nói về đồng nghiệp của mình: "Cô giáo Cao Thị Xuyến là giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt huyết với nghề, được đồng nghiệp tin cậy, phụ huynh, học sinh yêu mến.
Dạy trực tiếp cô Cao Thị Xuyến đã nhiệt tâm, dạy trực tuyến càng nhiệt tâm hơn, tâm huyết của cô Xuyến được phụ huynh ghi nhận, đánh giá cao, là niềm tự hào của bản thân và cả nhà trường chúng tôi.
Cô giáo Vũ Thị Việt Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung thành phố Vũng Tàu. (Ảnh: NVCC)
Thành công của nhà trường, bắt đầu và dựa trên đóng góp của mỗi thành viên, tôi cảm ơn cô Cao Thị Xuyến nói riêng, tập thể sư phạm nhà trường nói chung, đã và đang vì học sinh trường Tiểu học Quang Trung".
Có những kết quả chỉ có thể có được bằng tâm huyết nghề nghiệp và tình yêu thương học trò trong quá trình dạy học, đó là sự tin tưởng, yêu mến, lời cảm ơn chân thành của phụ huynh, học sinh, đó là món quà vô giá của thầy cô giáo.
Giảm áp lực cho giáo viên khi dạy trực tuyến Trong gần 2 năm qua, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống, trong đó, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Học sinh không được đến trường, các trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến, kế hoạch học tập bị đảo lộn... khiến giáo viên, học sinh gặp...