Cất bằng đại học làm công nhân: Không thể bình thường
“Cất bằng đại học làm công nhân cũng là việc làm” – nhận định này của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 19/11 gây xôn xao.
Xin giới thiệu ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và người trong cuộc về vấn đề tranh cãi này:
TS Hoàng Ngọc Vinh (vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT):
Chất lượng đào tạo có vấn đề
Cất bằng đại học đi làm công nhân không thể là vinh quang, thậm chí nếu coi là bình thường cũng không ổn. Đó chỉ là minh chứng đầy đủ và chua xót cho tình trạng nhân lực cung vượt quá cầu và chất lượng đào tạo đang thật sự có vấn đề.
Đào tạo trình độ cử nhân phải để người tốt nghiệp có tri thức, kỹ năng, phẩm chất làm được những công việc tương ứng trình độ đào tạo, chứ không phải để làm công nhân. Sự bất bình thường này đến từ nhiều nguyên nhân. Khi nguồn cung trình độ ĐH vượt quá cầu thì doanh nghiệp sẽ “mua” sức lao động dưới giá trị của nó.
Sự ưu tư của người trẻ tại ngày hội tư vấn việc làm.
Thực tế, những doanh nghiệp làm ăn chuyên nghiệp luôn có cơ chế tuyển dụng minh bạch, rõ ràng. Lực lượng lao động có trình độ là chìa khóa cho sự cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhờ đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, hiệu quả.
Trái lại, không ít doanh nghiệp chỉ chú trọng tuyển dụng lao động phổ thông, trả lương thấp, trình độ công nghệ mức độ trung bình, ít có sáng tạo đổi mới.
Nhưng cũng phải nói rằng nếu việc làm có sẵn mà doanh nghiệp không tuyển được theo yêu cầu thì các cơ sở giáo dục phải nghiêm túc xem xét lại chất lượng đào tạo của mình và Nhà nước cần có cơ chế tài chính phù hợp để giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo.
Video đang HOT
Không ít ý kiến cho rằng để tránh lãng phí tiền bạc của gia đình, đầu tư của xã hội, công sức, trí tuệ và thời gian của chính người học không thì phải hạn chế ngay quy mô giáo dục ĐH.
Song thực tế, tỉ lệ lao động trong độ tuổi có trình độ ĐH của Việt Nam còn rất thấp so với thế giới. Ai đó nói chúng ta “thừa thầy, thiếu thợ” cũng không thật chuẩn.
Thực tế, chúng ta mới chỉ có khoảng 6% người lao động có trình độ ĐH và trên ĐH, trong khi đó có đến trên 84% lao động chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Ở các nước công nghiệp phát triển, tỉ lệ việc làm đòi hỏi trình độ ĐH và trên ĐH vào khoảng trên 30% (Hoa Kỳ dự báo năm 2020 sẽ là 35%).
Lao động tốt nghiệp ĐH có thể xem là vốn rất quý của quốc gia cần phải được khai thác hiệu quả. Đối với các trường ĐH, bên cạnh đổi mới chương trình, cần có học phần về khởi sự kinh doanh (hay khởi tạo doanh nghiệp) để người tốt nghiệp có thêm năng lực tạo dựng doanh nghiệp và lập nghiệp, vừa tạo việc làm cho bản thân và cho người khác.
Điều này cũng đòi hỏi Chính phủ có chính sách hỗ trợ về vốn cho những người tốt nghiệp ĐH muốn trở thành doanh nhân.
Ngoài ra, phải nâng cao hiệu quả dự báo và thông tin thị trường lao động. Bộ Lao động – thương binh và xã hội phải chịu trách nhiệm để đưa ra những tín hiệu thị trường lao động, giúp các trường, người học định hướng cho mình.
Riêng với Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, để thúc đẩy phân luồng sớm, phân luồng đúng, chúng tôi đang chỉ đạo các trường phải làm mọi cách nâng cao tính hấp dẫn của chương trình đào tạo, sắp xếp trình tự các học phần để ngay năm thứ nhất người học đã có thể được học kỹ năng nghề nghiệp.
Các sở GD-ĐT tổ chức hợp tác giữa các trường chuyên nghiệp trên địa bàn với trường THPT để đào tạo kỹ năng trong giáo dục hướng nghiệp, tạo cho học sinh có kỹ năng, sớm quen với môi trường giáo dục chuyên nghiệp… Bộ cũng có trách nhiệm tổng kết thực tiễn, đưa kinh nghiệm hay ở một số địa phương về phân luồng để phổ biến cho toàn hệ thống.
PGS.TS Lê Hữu Lập (nguyên phó giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông):
Ra trường phải có 1 n
Nếu nói cất bằng ĐH đi làm công nhân là bình thường với cái lý làm việc gì cũng là vinh quang như phát biểu của bộ trưởng thì xin hỏi đầu tư học ĐH làm gì? Học ĐH 4-5 năm để đi làm công nhân thì quả là sự lãng phí cả về thời gian và tiền bạc của gia đình và xã hội.
PGS.TS Lê Hữu Lập.
Không có công cụ nào đo đếm sự chán nản, thất vọng ở một người đã trường kỳ trên giảng đường mấy năm trời, rốt cuộc lại phải đi làm công việc không cần mất nhiều thời gian học hành đến thế.
Không khó để nhận ra bất cập lớn trong thị trường lao động hiện nay là lao động có trình độ đang tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Nhà nước chưa có các chính sách đủ mạnh để thu hút lao động có chất xám về làm việc tại các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu lao động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước.
Anh La Văn Ngọ (thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường ĐH Giao thông vận tải. Năm 2013, La Văn Ngọ từng là nhân vật “thủ khoa thất nghiệp” được bộ trưởng Bộ GTVT tuyển dụng đặc cách.
Tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, ngoài kiến thức chuyên môn về lý thuyết, chúng tôi bố trí cho sinh viên được tăng cường thời gian thực hành, thực tập, gắn với thực tế. Sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm và tiếng Anh trước khi tốt nghiệp. Sinh viên ra trường phải có 1 n, trong đó có 1 bằng đại học và n chứng chỉ, kỹ năng, trong đó có cả các chứng chỉ chuyên sâu về ngành nghề đào tạo.
Theo Ngọc Hà – Quang Phương/Báo Tuổi trẻ
Hơn 1220 thẻ sinh viên, bằng Đại học... "gửi" ở tiệm cầm đồ
Công an thành phố Thanh Hóa mới tiến hành kiểm tra hành chính 2 cơ sở kinh doanh cầm đồ, phát hiện hàng nghìn thẻ sinh viên, bằng Đại học và nhiều tài liệu, tang vật liên quan đến hoạt động tín dụng bất hợp pháp tại đây...
Hai cở cơ sở kinh doanh cầm đồ mà cơ quan Công an thành phố Thanh Hóa tiến hành kiểm tra là tại phố Quang Trung, phường Đông Vệ và xã Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa của Công Ty TNHH SAIGON.NET.
Cơ sở cầm đồ chủ yếu cho sinh viên.
Qua kiểm tra, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an thành phố Thanh Hóa đã phát hiện 2 cơ sở kinh doanh cầm đồ của Công Ty TNHH SAIGON.NET có biểu hiện cho học sinh, sinh viên các trường Đại học và Trung cấp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay, cầm cố tài sản với lãi xuất từ 5.000đ/triệu/ngày.
Sau một thời gian theo dõi và lập chuyên án đấu tranh, trưa ngày 11/11, Công an thành phố Thanh Hóa tiến hành kiểm tra hành chính đối với 2 cơ sở nêu trên.
Được biết, Công ty này do Vũ Hoài Sơn (SN 1971), ở phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa làm Giám đốc.
Tang vật cơ quan chức năng thu giữ được.
Tại 2 cơ sở nêu trên, lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ 1.225 thẻ sinh viên, chứng minh thư nhân dân, giấy phép lái xe, đăng ký xe; 17 bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng; 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 3 CPU máy vi tính và 42 cuốn sổ sách, tài liệu ghi chép hoạt động của Công ty này có liên quan đến hoạt động tín dụng bất hợp pháp.
Hiện, Công an thành phố Thanh Hóa đang tiến hành xác minh, điều tra, mở rộng vụ án.
Trần Lê
Theo Dantri
Bằng đại học sai chính tả Bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi của 18 sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh trường ĐH Tây nguyên mới nhận hôm 10/10 bị ghi sai chính tả. Theo đó, dòng tiếng Anh ở chỗ xếp loại tốt nghiệp ghi thừa một chữ "r" (verry good thay vì very good). Chưa hết, chỗ ghi ngày tháng năm cấp bằng cũng được chính...