CAQ Long Biên, Hà Nội: Bắt nhiều “đầu nậu” ma túy
“Đa phần các đối tượng buôn bán, vận chuyển heroin và ma túy tổng hợp bị phát hiện đều từ tỉnh ngoài kết nối với “chân rết” tại Hà Nội để tiêu thụ”, Đại tá Vũ Văn Hùng – Trưởng CAQ Long Biên thông tin về đặc điểm các đường dây, “đầu nậu” ma túy bị CAQ phát hiện, bắt giữ trong thời gian gần đây.
Cán bộ Đội CSĐT tội phạm về ma túy CAQ Long Biên
đấu tranh, dẫn giải đối tượng phạm tội về ma túy
Ngoài chuyên án bóc gỡ đường dây với 15 đối tượng giao dịch 6 kg ma túy dạng “đá” được khám phá hồi tháng 6 (liên quan đến Nguyễn Tiến Dũng, trú ở phường Việt Hưng, quận Long Biên – Báo ANTĐ đã có bài phản ánh); trong hơn 3 tháng gần đây, CAQ Long Biên phối hợp cùng lực lượng “141″, Trung đoàn CSCĐ, đã phát hiện, xử lý 4 vụ buôn bán, vận chuyển ma túy từ tỉnh ngoài về Hà Nội.
“Đầu nậu” hoạt động tinh vi nhất trong số các đối tượng bị bắt giữ là Trần Hạnh (44 tuổi, có 2 tiền án), quê quán Thái Nguyên. Nghiện ma túy nặng nên Hạnh thường nhận vận chuyển thuê ma túy từ các tỉnh biên giới về xuôi. Cuối tháng 7, Hạnh nhận “đơn đặt hàng” vận chuyển 1 “bánh” heroin từ bến xe Thái Nguyên với 2 mức giá; nếu đi Hòa Bình sẽ được trả công 140 triệu đồng, còn về Hà Nội sẽ được trả công 160 triệu đồng. Nhận “hợp đồng”, Hạnh rủ “bạn nghiện” là Nguyễn Quốc Toản, 25 tuổi, trú tại TP Thái Nguyên đi cùng, để bảo vệ “hàng”. Về đến địa phận Hà Nội, cặp đôi Hạnh – Toàn đã bị lực lượng CSCĐ phối hợp cùng CAQ Long Biên bắt giữ. Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Hạnh, CAQ Long Biên thu giữ lượng lớn ma túy tổng hợp và các dụng cụ để sử dụng ma túy.
Video đang HOT
Theo Trung tá Vương Quốc Huy, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về ma túy CAQ Long Biên, đối tượng vận chuyển, buôn bán ma túy về Hà Nội từng bị CAQ bắt giữ thường sử dụng xe khách khi về Hà Nội. Đây là tính toán có chủ đích, nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Trước đó, đối tượng buôn bán, vận chuyển đã kết nối, hẹn địa điểm gặp gỡ với “đầu nậu” tại Hà Nội. Khi gặp nhau, chỉ trong thời gian ngắn, giao dịch phi pháp đã hoàn tất. Vụ án 3 đối tượng Lương Văn Hiến, Khúc Nguyễn Hưng (cùng quê quán Lạng Sơn) và Đàm Văn Công, quê quán Cao Bằng vận chuyển, mua bán gần 145 gam ma túy tổng hợp là điển hình. Chỉ trong vòng 3 ngày, nhóm này đã tìm được đầu mối cung cấp ma túy bên Trung Quốc, nguồn tiêu thụ tại Hà Nội, và vận chuyển “hàng” về Hà Nội. Quá trình giao dịch số ma túy tổng hợp trị giá 35 triệu đồng tại 1 quán cà phê ở phường Ngọc Lâm, 3 “cửu vạn” ma túy đã bị CAQ Long Biên bắt giữ. “Chủ động nắm bắt, nhận định kịp thời các xu hướng và thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ma túy để có phương án đấu tranh hiệu quả” là chia sẻ của chỉ huy Đội CSĐT tội phạm về ma túy CAQ Long Biên.
Theo ANTD
Găng tay bệnh viện vấy máu, nhà hàng dùng chế đồ ăn
Từ vụ việc 1 "đầu nậu" tàng trữ gần 8 tạ găng tay y tế "bẩn" đã qua sử dụng bị Công an quận Long Biên (Hà Nội) phát hiện hồi trung tuần tháng 8, phóng viên lần theo đường đi của mặt hàng nguy hại này ngay trên địa bàn Hà Nội.
"Dùng lại cho... tiết kiệm"
Bất cứ ai cũng ngỡ ngàng khi được chứng kiến câu chuyện ghi tại phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, Hoàn Kiếm (Hà Nội). "Găng tay này bên "Tây" nó dùng 1 lần, còn bên ta tiết kiệm dùng lại cho đỡ... phí", một chủ hàng bán găng tay tại phố Hàng Khoai khẳng định.
Khi được hỏi về số găng tay đã qua sử dụng bày bán bên hiên cửa, "liệu có phải rác thải y tế tuồn ra từ bệnh viện hay không", người bán hàng chắc nịch: "Rác thải hay không chỉ cần giặt tẩy bằng hóa chất để dùng thì có sao. Người cần đồ rẻ có rẻ, ai cần đồ mới có mới, cả phố bán từ bao năm qua đã thấy ai bị bệnh tật gì đâu mà lo. Chú cứ mua thử một chục về mà dùng, loại này nhiều người mua lắm..."
Sau nhiều ngày tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng bán đồ bảo hộ lao động trên phố Hàng Khoai, phóng viên có thể khẳng định, đây là "vựa" găng tay cao su đã qua sử dụng, trong đó phần nhiều là găng tay rác thải y tế.
Trong vai người có nhu cầu hỏi mua với số lượng lớn về cho công nhân sử dụng, phóng viên được chủ hàng đon đả giới thiệu rành rọt. Hàng đã qua sử dụng "nhập" từ nước ngoài về giá 35.000 đồng/tá, còn hàng trong nước đã qua sử dụng chỉ 20.000 đồng/tá. Lý giải về hàng "nhập" và hàng nội, bà chủ cửa hàng khẳng định, hàng ngoại là của các trung tâm thí nghiệm, bệnh viện nước ngoài, họ sử dụng một lần rồi thải ra, sau đó, có "đường dây" đưa về nước ta. Còn hàng nội được thu mua lại của đầu nậu lấy ra từ một số bệnh viện, sau đó mang đến "đổ" cho cửa hàng.
Gần 1 tấn găng tay vẫn còn dính máu được CAQ Long Biên thu giữ. Ảnh: Đ.T
Thực tế, nhiều người dân khi mua găng tay không biết đó là rác thải y tế nhất là các chủ cơ sở tư nhân chế biến thực phẩm, lò mổ gia súc, gia cầm, chế biến hải sản. Mới đây, tổ công tác phường Yên Phụ, Công an quận Tây Hồ xử lý một cơ sở ngâm tẩm mực ôi thiu vào hóa chất để "biến" thành mực... trắng nõn. Cùng với tang vật thu giữ là mực, dung dịch tẩm ướp, còn có nhiều găng tay cao su giống như loại đang bày bán tại chợ Hàng Khoai. Nhiều chủ hàng lý giải những cơ sở phải sử dụng thường xuyên găng tay cao su nên mua rẻ sẽ giảm được chi phí. Hơn nữa, găng tay y tế, khi đeo cảm giác thật tay, dễ dàng thao tác.
Gieo rắc mầm bệnh
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra, sau vụ việc Công an quận Long Biên bắt giữ 8 tạ găng tay vẫn còn dính máu, liệu có sự cấu kết giữa nhân viên y tế và người có nhu cầu kinh doanh loại rác thải này. Về tính nguy hại của loại rác y tế này, ông Vũ Đức Khánh, nguyên Trưởng khoa Mắt, tai mũi họng Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trong y tế thường sử dụng 2 loại găng tay cao su: Thứ nhất là loại mỏng, các y tá, bác sỹ thường dùng vào việc tiêm, xét nghiệm; Loại thứ hai dày hơn dùng trong phẫu thuật, điều trị bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm... Theo quy định, những dụng cụ này chỉ sử dụng 1 lần là vứt bỏ, tiêu hủy.
Về hiện tượng rác thải y tế, trong đó có găng tay, bị tuồn ra ngoài, rồi được tẩy rửa và bán cho người có nhu cầu, ông Khánh khẳng định điều này đang diễn ra, do một số cá nhân ham lợi nhuận cũng như quy trình xử lý, quản lý chất thải y tế của nhiều cơ sở y tế còn lỏng lẻo. Ông Khánh cho biết, nếu găng tay còn dính máu thì người sử dụng lại rất có thể lây nhiễm bệnh nếu tay chân bị trầy, xước.
Trao đổi với phóng viên về hiện tượng kinh doanh găng tay "bẩn" ở phố Hàng Khoai, Thiếu tá Vũ Quốc Toản, Trưởng Công an phường Đồng Xuân cho biết:"Chúng tôi biết khu vực này chuyên bán các loại bảo hộ lao động trong đó có nhiều loại găng tay. Đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện và có đủ cơ sở khẳng định các cửa hàng này bán găng tay là sản phẩm từ rác thải y tế thì sẽ xử lý nghiêm".
Bỏ ngỏ việc kinh doanh găng tay "bẩn"
Ngày 11/9, phóng viên đã trao đổi qua điện thoại với chỉ huy Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 phụ trách địa bàn quận Hoàn Kiếm và các Đội QLTT cơ động số 1, số 14 về hiện tượng kinh doanh găng tay có dấu hiệu thẩm lậu từ các cơ sở y tế ra thị trường. Câu trả lời của chỉ huy các Đội này là chưa bao giờ kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh găng tay ở phố Hàng Khoai nói riêng, cũng như hiện tượng mua bán găng tay "bẩn" nói chung. Khẳng định các sản phẩm bày bán trên thị trường phải có nguồn gốc rõ ràng, và phải được kiểm tra, nhưng phía cơ quan QLTT cho rằng, trách nhiệm ấy không riêng lực lượng QLTT. Rõ ràng, lâu nay mặt hàng tiềm ẩn nhiều mầm bệnh này đang bị buông lỏng quản lý.
Theo An Ninh Thủ Đô
"Ông trùm" Dũng "mượt" và những trợ thủ đẹp trai được bao ăn ở, miễn phí sử dụng ma túy Trong thời gian dài, gần 20 đối tượng đã hình thành đường dây buôn ma túy tổng hợp xuyên quốc gia, liên tỉnh và tiêu thụ tại Hà Nội số lượng 6kg ma túy "đá", 2.800 viên ma túy tổng hợp và 50.000 viên hồng phiến. Chủ công bóc gỡ đường dây ma túy lớn này là CAQ Long Biên có sự phối...