CapitaLand ra mắt Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững năm 2030
CapitaLand vừa công bố Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững đầu tiên với các mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn đến năm 2030.
Được biết, kế hoạch này tập trung vào ba chủ đề chính nhằm thúc đẩy nỗ lực phát triển bền vững theo các giá trị về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), cho phép Tập đoàn tạo ra tác động tích cực lớn hơn cho môi trường và xã hội.
Chủ đề 1 – Xây dựng khả năng phục hồi danh mục đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn lực
CapitaLand đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng, bao gồm giảm 78% (Mục tiêu là tương đối so với năm 2008 được xem là cơ sở so sánh) cường độ phát thải carbon đến năm 2030. CapitaLand cũng tìm cách giảm cường độ tiêu thụ năng lượng tại các dự án đang vận hành xuống 35% và tăng tỷ lệ tổng tiêu thụ điện từ các nguồn tái tạo lên 35% đến năm 2030.
CapitaLand cũng đã vạch ra các mục tiêu khác liên quan đến môi trường trong Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững mới, trong đó bao gồm việc giảm 45% cường độ tiêu thụ nước cho các dự án đang vận hành. Các mục tiêu mới bao gồm đạt được tỷ lệ tái chế 25% tại các dự án đang vận hành và chuyển 75% chất thải xây dựng ra khỏi bãi chôn lấp. Những mục tiêu này bổ sung vào mục tiêu hiện tại của CapitaLand là phủ xanh toàn bộ danh mục đầu tư toàn cầu của Tập đoàn đến năm 2030.
CapitaGreen – Tòa tháp văn phòng cao tầng ở Singapore sở hữu nhiều tính năng sáng tạo thân thiện với môi trường. Tòa nhà đã đạt được chứng nhận cấp Bạch kim cho Giá trị Xanh của Bộ Xây dựng Singapore
Chủ đề 2 – Thiết lập nên các cộng đồng phát triển và có khả năng thích nghi cao với những thay đổi trong tương lai
CapitaLand sẽ tiếp tục áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với các hoạt động làm tổn hại đến sự an toàn và phúc lợi của khách hàng và nhân viên tại tất cả các dự án của Tập đoàn. Bên cạnh đó, CapitaLand sẽ tác động tích cực đến chuỗi cung ứng và củng cố mối quan hệ làm việc với khách hàng để tạo được ảnh hưởng tích cực đến hoạt động bền vững của đối tác.
Video đang HOT
Đồng thời, CapitaLand sẽ triển khai chương trình cho thuê xanh cho tất cả khách thuê tại các dự án và khu vực hoạt động của Tập đoàn đến năm 2030. Chương trình cho thuê xanh khuyến khích khách thuê thực hiện các tính năng thân thiện với môi trường, đồng thời áp dụng các phương pháp hoạt động bền vững hơn tại gian hàng của mình.
Chương trình là một phần trong hoạt động trọng tâm của CapitaLand nhằm hợp tác làm việc với khách hàng để hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng của đối tác.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Chủ đề 3 – Thúc đẩy đổi mới và hợp tác bền vững
Để đảm bảo hoạt động bền vững xuất sắc trên toàn cầu, CapitaLand sẽ thúc đẩy hợp tác sâu hơn với các đối tác của mình. CapitaLand cũng sẽ tận dụng công nghệ và sự đổi mới để nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ và cải thiện an sinh của khách hàng.
Trong thập kỷ tới, CapitaLand đặt mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính bền vững gắn liền với hiệu quả hoạt động ESG để liên tục thúc đẩy các sáng kiến ESG trong công ty. Đến năm 2030, CapitaLand dự định đảm bảo 6 tỷ đô la Singapore thông qua nền tảng phát triển tài chính bền vững như các khoản vay liên kết bền vững, các khoản vay xanh và trái phiếu xanh.
Ngoài ra, CapitaLand sẽ đẩy mạnh hỗ trợ đổi mới để triển khai các giải pháp bền vững tiên tiến tại các dự án của Tập đoàn. Hoạt động khai mạc của chương trình này sẽ khơi nguồn cho những đổi mới trên quy mô toàn cầu nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với nhu cầu kinh doanh như đã nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững của CapitaLand.
Ông Lee Chee Koon, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn CapitaLand cho biết: “Tại CapitaLand, tính bền vững là cốt lõi trong hoạt động của tổ chức và gắn liền với mọi giai đoạn phát triển của dự án, từ quá trình đầu tư đến khâu vận hành. Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững của CapitaLand sẽ là hoạt động chiến lược tập trung vào các lĩnh vực mà chúng tôi có thể tạo ra tác động tích cực lớn nhất, cũng như theo đuổi tăng trưởng kinh doanh một cách có trách nhiệm.”
CapitaLand Việt Nam là một đơn vị kinh doanh chiến lược của tập đoàn CapitaLand tại Việt Nam, một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á. Sau hơn 25 năm hoạt động tại Việt Nam, danh mục đầu tư của tập đoàn bao gồm 2 dự án phức hợp, gần 8.600 căn hộ chất lượng, 2 khu bán lẻ và hơn 7.000 căn hộ dịch vụ tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hội An, Đà Nẵng, Bình Dương, Cam Ranh, Nha Trang và Vũng Tàu.
Phát triển nông nghiệp bền vững: Nhìn từ hệ thống trang trại bò sữa Vinamilk
Vinamilk không chỉ hướng đến các giải pháp để nâng tầm ngành chăn nuôi bò sữa về quy mô, năng suất và công nghệ mà còn hướng đến tương lai chăn nuôi bền vững với hạt nhân là hệ thống các trang trại bò sữa trên cả nước.
Đặt "chăn nuôi bền vững" ở tầm chiến lược
Theo báo cáo mới nhất, Vinamilk hiện là doanh nghiệp sở hữu hệ thống trang trại bò sữa (TTBS) chuẩn quốc tế lớn nhất Châu Á về số lượng, với 12 trang trại trong nước đang hoạt động theo các chuẩn Global G.A.P và Organic EU. Ngoài ra, 3 dự án trang trại khác của Vinamilk đang được phát triển tại Việt Nam và Lào, dự kiến trong một đến hai năm tới sẽ đóng góp thêm 20.000 con bò sữa vào tổng đàn bò Vinamilk quản lý hiện nay là 150.000 con.
Quy mô lớn và kế hoạch phát triển sắp tới đòi hỏi doanh nghiệp này một sự đầu tư ở tầm chiến lược cho vấn đề quản lý hệ thống theo định hướng "phát triển bền vững". Đặc biệt, khi ngành nông nghiệp, chăn nuôi nói chung vẫn đang đối mặt với những thách thức về năng suất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, quỹ đất suy giảm và tình trạng ô nhiễm đất và nguồn nước.
Trong báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk năm 2019, Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết: "Vinamilk sẽ đẩy mạnh hơn nữa các chương trình về phát triển bền vững, thiết lập bộ phận chuyên môn về Kinh tế tuần hoàn, nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để không chỉ đưa Vinamilk vào top 30 công ty sữa lớn của thế giới mà còn là công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất của khu vực."
Hiện thực hóa chiến lược phát triển trang trại xanh, bền vững này, Vinamilk đã và đang vận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trên toàn bộ hệ thống trang trại, với các chương trình cụ thể như: Quản lý nguồn đất bền vững, canh tác nông nghiệp tiên tiến, năng lượng xanh và tái tạo, quản lý chất thải và biến thành tài nguyên...
Vòng tuần hoàn xanh tại các trang trại
Tại TTBS Vinamilk Tây Ninh (diện tích 685ha và quy mô đàn hơn 8.000 con), đồng cỏ cây cối xanh mát, không có mùi chất thải khó chịu và những dãy chuồng bò sạch sẽ, mát mẻ. Để tạo được môi trường chăn nuôi lý tưởng như "resort" này, Vinamilk đã đầu tư hơn 1.200 tỷ để xây dựng và trang bị các công nghệ hiện đại của Nhật, Mỹ, Châu u... như: hệ thống làm mát, vệ sinh chuồng trại tự động, công nghệ thu gom xử lý chất thải Biogas...
Có thể nói, Biogas là điểm sáng đáng ghi nhận trong nỗ lực triển khai kinh tế tuần hoàn của Vinamilk, giúp việc biến chất thải gia súc thành phân bón cho cây trồng, đồng cỏ, vừa tạo khí metan để đun nóng nước, giúp vệ sinh thiết bị hay thanh trùng sữa bê. Bên cạnh đó, công nghệ gom và xử lý phân GEA giúp tuần hoàn và tái sử dụng nước thải cũng được Vinamilk triển khai áp dụng rộng rãi.Còn tại Đà Lạt, trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên của Việt Nam do Vinamilk xây dựng thì được doanh nghiệp này được đầu tư phát triển để đảm bảo mô hình chăn nuôi thân thiện với môi trường đúng chuẩn Organic Châu u. Đất đai đã được "nghỉ" 3 năm để trả về trạng thái tốt nhất. Khu đồng cỏ cung cấp thức ăn cho bò sữa đạt chuẩn hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Tại đây, mọi hoạt động canh tác, chăn nuôi đều được tính toán đến yếu tố "giảm thiểu tác động đến môi trường".
Kết quả thử nghiệm của việc sử dụng pin năng lượng mặt trời tại Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt đã giúp giảm đáng kể chi phí và lượng CO2 thải ra môi trường, với tổng điện năng tái tạo đạt 58.954 kWh. Được biết, Vinamilk sẽ triển khai mở rộng dự án năng lượng này trên diện rộng trong lộ trình 5 năm tiếp theo.
Đối với nguồn đất, một tư liệu quan trọng trong nông nghiệp cần tính toán phương án khai thác đất có trách nhiệm và hiệu quả. Ngoài chủ động đánh giá rủi ro về nguồn đất, Vinamilk có các chương trình quản lý bền vững, tối đa hóa chất lượng thông qua các hoạt động như chăn nuôi hữu cơ, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào canh tác đất, luân canh cây trồng... Chỉ trong vòng 3 năm từ 2016 đến 2019, tổng diện tích đồng cỏ chăn nuôi hữu cơ của Vinamilk đã tăng gấp 10 lần. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác nông nghiệp theo công nghệ Nhật Bản cũng được ứng dụng tại một số trang trại, nhờ đó điều hòa pH trong đất tốt hơn, tăng lượng dinh dưỡng, hữu cơ trong đất.
Theo lộ trình, trong thời gian tới, Vinamilk sẽ đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED, triển khai các công nghệ tiết kiệm năng lượng, ứng dụng phần mềm quản lý để tối ưu hóa thời gian, hiệu quả hoạt động của máy móc trong trang trại và mở rộng phạm vi sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời... Các chương trình hành động này sẽ dựa trên nguyên tắc đầu tư xanh, khai thác có trách nhiệm, sử dụng hiệu quả và giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng khi thích hợp.
Hiện Việt Nam đang đứng thứ 6 Châu Á, thứ 2 ASEAN về sản lượng sữa và thứ 4 về năng suất của đàn bò. Để tiếp tục phát triển và đưa ngành sữa tiến gần hơn với sự phát triển chăn nuôi bò sữa trên thế giới, thì nông nghiệp bền vững là định hướng tất yếu của tương lai. Trong đó, rất cần vai trò sự chủ động và sự đầu tư nghiêm túc của những doanh nghiệp tiên phong để tạo động lực cho sự phát triển của toàn ngành.
Chăn nuôi Phú Sơn ước tính có lãi 53 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, Chăn nuôi Phú Sơn đã thực hiện 89% kế hoạch doanh thu và vượt 77% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra. HĐQT CTCP Chăn nuôi Phú Sơn (UPCoM: PSL) vừa công bố Nghị quyết thông qua kết quả kinh doanh trong quý 2 và ước tính phương hướng hoạt động trong quý 3 sắp tới....