Cặp song sinh mồ côi dân tộc Vân Kiều vào Đại học
Hồ Văn Thang và Hồ Văn Thiếc (20 tuổi) sinh ra ở xã Mò Ó, huyện Đkrông, tỉnh Quảng Trị, bên đại ngàn Trường Sơn. Lúc hai anh em Thang, Thiếc mới sinh, nhà nghèo mẹ lại thiếu sữa nuôi con. Mấy anh phải địu hai em út đi xin sữa ở nhà có trẻ nhỏ cho bú nhờ.
Khó khăn vật chất là thế, tai họa lại còn giáng xuống ngôi nhà tranh. Năm 2001 ba mất vì bị căn bệnh ung thư quái ác. Một thời gian, do sức khỏe yếu mẹ cũng bỏ chúng mà đi. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, gánh nặng lại tiếp tục đè lên 5 anh em trong bộn bề khốn khổ.
Bản làng năm ấy có 10 học sinh vượt rừng học chữ. Do nhà nghèo, trường xa nên chúng lần lượt bỏ lớp lên rẫy cùng bố mẹ. Thang và Thiếc đang học lớp 3, vì không có tiền đi học nên cũng phải ở nhà làm rẫy khi mới lên 9 tuổi.
Ngoài giờ học hai anh em còn trồng trọt để kiếm thêm thu nhập.
Video đang HOT
Những mùa rẫy làm Thang và Thiếc nhớ lớp kinh khủng, những lần đi ngang qua lớp học thấy bạn bè làm toán, học văn khiến cho chúng càng thèm được cầm bút. “Nhà nghèo nên từ khi ba mất chúng mình phải ở nhà đi lấy củi bán giúp mẹ mua gạo, những đêm nghĩ đến con chữ hai anh em nhớ lớp lắm, học tiếng Kinh thú vị nên cứ muốn học thôi”, Thang ngậm ngùi nhớ lại.
May mắn thay, trong một lần Đội công tác xã hội tỉnh Thừa Thiên- Huế có chuyến tình nguyện lên xã Mò Ó, nghe ước mơ học chữ của Thang, Thiếc, các anh chị trong đoàn cảm động nên đã làm đơn xin cho hai anh em chuyển vào trại trẻ mồ côi để có điều kiện đến trường.
Hay tin có thể được học lại, đang đi lấy củi thuê, hai anh Thang em vui mừng chạy về xã theo Đoàn công tác xã hội về TP. Huế để tiếp tục học lớp 4.
Thang kể: “Năm đó, mình đang đi củi thuê, thằng Thiếc đang đi bắt ốc thì được tin được anh chị trong Đội công tác xã hội làm đơn cho vào trại trẻ mồ côi nên mừng quá chạy về gói bộ áo quần theo họ xuống phố. Dù xa gia đình nhớ lắm nhưng đã hứa học xong sẽ về nhà nên ai cũng ủng hộ”.
Sau khi chuyển vào Trại trẻ mồ côi Chi Lăng, TP. Huế hai anh em đã được Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân tiếp nhận và cho hai cậu bé mồ côi làm thủ tục nhập học.
Dưới “mái nhà mới”, cũng như bao đứa trẻ khác, Thang và Thiếc được chu cấp toàn bộ sách vở, tiền học và xe đạp để đến trường. Chính những động lực ấy đã thôi thúc cặp song sinh mồ côi người dân tộc Vân Kiều cố gắng gấp 2, 3 lần chúng bạn. Những năm học cấp 1, cấp 2, cấp 3 hai anh em đều đạt học lực khá, giỏi. Thang làm lớp trưởng suốt những năm đi học ở Huế. Ngoài những giờ lên lớp, anh em Thang còn phụ giúp các mẹ làm việc nhà, làm vườn cùng với các bạn trong trung tâm.
Mùa thi Đại học 2010, Thang và Thiếc đã đậu vào trường Đại học Nông lâm Huế. Thang đạt 14 điểm trúng tuyển vào ngành Công nghiệp và công trình nông thôn, Thiếc đỗ vào ngành Chăn nuôi thú y – hệ Cao đẳng.
“Khi nhận được tin đậu đại học mình mừng quá, cảm giác sung sướng lạ kỳ.Ước mơ đến giảng đường đã thành sự thật. Mình thấy bản làng còn nghèo quá, dân mình quanh năm lên rẫy đốn củi, làm nương theo cách canh tác lạc hậu nên bản thân mình cảm thấy áy náy lắm. Chọn nghề thú y mục đích của mình là sau này về bản bày cách cho dân chăn nuôi có hiệu quả”, Thiếc chia sẻ.
Tin Thang và Thiếc đỗ đại học đã lan nhanh đến xã Mò Ó. Biết hai đứa con mồ côi của bản đỗ đại học ở thành phố, người dân Mò Ó ai cũng vui mừng, họ vui vì chính hai em là những người đầu tiên trong xã đỗ đại học.
Cô Nguyễn Thị Kim Dung, Phó giám đốc trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân cho biết: “Thang và Thiếc là hai học sinh ngoan hiền. Mặc dù mồ côi cả ba mẹ nhưng các em đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn cố gắng học tập thi đỗ đại học. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện hết sức cho các em học hành”.
Theo VTC
Lê Vân: Cô gái Việt ở Harvard
Nguyễn Lê Vân, Người đẹp thanh lịch, niềm tự hào của thế hệ thứ hai người Việt ở Ba Lan ngày nào, nay đã là sinh viên năm thứ tư của Đại học Harvard, Mỹ.
Câu chuyện về danh hiệu Người đẹp thanh lịch ở Ba Lan với Nguyễn Lê Vân như một kỷ niệm vui của thời thiếu nữ.
"Cả lớp cười, chỉ mình Vân không cười"
Tháng 12/2004, khi đang học lớp 10 Trường THPT Kopernik tại Warsaw, Ba Lan, Vân giành danh hiệu Người đẹp thanh lịch cộng đồng, cuộc thi do báo Quê Việt và các đoàn thể người Việt tại Ba Lan tổ chức. Vân bảo: "Lúc đó em mới 17 tuổi. Lúc đầu các bạn gái hơi ngượng và không muốn tham gia. Bố em lại là thành viên hoạt động nhiều trong cộng đồng, nên mới bảo "con đi thi đi vì đang... thiếu thí sinh". Khi vào thi, mẹ giúp chọn phấn son, làm đầu tóc. Vui lắm vì em chưa bao giờ lên sân khấu làm người mẫu như thế".
Không lâu sau ngày đó, báo chí của người Việt ở Ba Lan, ở các nước Đông Âu rộ lên tin tức về Người đẹp thanh lịch ngày nào giành được học bổng của trường đại học danh tiếng Harvard.
Chuyện nhiều người biết là Vân thừa hưởng gene của dòng họ có truyền thống nghiên cứu khoa học. Bác Vân là GS. VS Nguyễn Văn Hiệu. Khi sang Ba Lan, cô con gái đầu lòng Lê Vân của vợ chồng kỹ sư Nguyễn Đức Vượng - Lê Thị Kim Ánh mới 5 tuổi. Và cô bé trưởng thành trong hành trình gian khổ để hòa nhập cộng đồng.
Chị Kim Ánh kể rằng khi mới sang, Vân và mẹ không biết tiếng Ba Lan. Hai mẹ con nhiều khi phải đánh vật với quyển từ điển. "Cháu sang học mẫu giáo. Có rất nhiều chuyện xảy ra. Như khi tôi đến đón cháu, cô giáo bảo: cô kể chuyện cười cả lớp cười, riêng mỗi mình Lê Vân không cười. Tôi rất lo, phải xin truyện của cô, về tra từ điển để dịch, kể cho cháu nghe trước. Dần dần khi vượt qua được khó khăn ban đầu, cháu tiến bộ rất nhanh. Sau đó luôn đạt kết quả cao nhất trường". Từ tiểu học lên trung học, kết quả học tập của Vân lúc nào cũng dẫn đầu.
Luôn tìm lối đi riêng
Vân có lúc làm Phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam ở Havard. Vân nói: "ở Harvard, sinh viên gốc Việt rất nhiều, mỗi năm khoảng chừng chục người, phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Vì thế, nên Hội Sinh viên Việt Nam ở Harvard là một tổ chức đông đảo, các chức danh cũng được bầu luân phiên, hoạt động rất sôi nổi."
Mỗi dịp Tết, hội tổ chức biểu diễn văn nghệ, làm món ăn Việt Nam cho sinh viên trong trường đến tham dự, rồi cùng hội sinh viên các nước khác tham gia trong những hoạt động chung như Tuần văn hóa châu Á. Lê Vân tham gia giúp đội trong sở trường của mình là dàn dựng các điệu múa dân tộc: múa sạp, múa nón.
Luôn tự tìm cho mình được lối đi riêng, trong cộng đồng sinh viên Harvard ấy, Nguyễn Lê Vân đã giành được học bổng duy nhất đi Nhật Bản học tiếp năm thứ 3 tại Đại học Tokyo, ngành kinh tế lượng và toán ứng dụng. Vân nói, có thể mình được chọn một phần vì đề tài nghiên cứu về kinh tế vĩ mô của Nhật Bản trong giao thương với châu Á.
Bây giờ, Vân trở về Mỹ hoàn thành nốt năm cuối ở Harvard. Nguyễn Lê Vân nói vui, so với nhiều bạn ở Harvard, vốn chỉ ngủ ngày 3 - 4 giờ/ngày, thời gian còn lại là học và học, thì cô vẫn ngủ nhiều hơn. Ngành học của Vân có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Vì thế, Vân không phải chỉ thuần túy là mơ ước về làm việc ở Việt Nam giúp ích cho đất nước mà làm được một cái gì đó thiết thực có liên quan đến Việt Nam, đến các nước nghèo. "Mình vẫn ước mơ, công việc sau này mình làm không chỉ có ý nghĩa cho mình . Nếu qua công việc mà Vân đạt được kết quả như làm thay đổi dù chỉ hai, ba người hay tới hai, ba chục người, với mình đó cũng là một kiểu thành công rồi", Vân nói.
Theo Đất Việt
Cô bé mồ côi đậu 2 ngành đại học Cha bỏ đi từ khi em còn trong bụng mẹ. Mẹ lâm bệnh nặng nên bà ngoại đón em về nuôi, nhưng rồi đến năm 2006 thì bà qua đời. Nước mắt khóc bà chưa khô thì 4 tháng sau người thân yêu nhất - mẹ em cũng lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Côi cút về nhà người dì ở, cũng...