Cặp song sinh là thủ khoa và á khoa trường trung học
Hai chị em song sinh Janette Briseno và Judith Briseno, 17 tuổi, tốt nghiệp với điểm số 3,94 và 3,95/4, trở thành á khoa và thủ khoa trường Mesquite, bang Texas.
Giữa tháng 6, Janette và Judith cùng nhau tốt nghiệp trung học trong bối cảnh nước Mỹ đang giãn cách xã hội. Hai chị em là người gốc Tây Ban Nha, sinh cách nhau một phút. Họ coi việc điểm tốt nghiệp chỉ chênh nhau 0,01 cũng là định mệnh. “Chúng tôi rất thân nhau. Trong học tập, hai chị em cạnh tranh với nhau nhưng rất lành mạnh và thân thiện”, Judith nói.
Ngay từ năm nhất, hai chị em đã xác định mục tiêu học tập nghiêm túc. Ngoài thời gian tại trường trung học Masquite, các cô gái còn tham gia hoạt động ngoại khóa của Hiệp hội danh dự quốc gia, Câu lạc bộ giải tích và lãnh đạo cấp cao, đồng thời đăng ký khóa học vượt cấp (AP).
“Thật mừng khi có chị em của mình ở cạnh và cùng hoàn thành các mục tiêu đề ra. Tôi rất vui vì đạt được thành tích này cùng Judith”, Janette nói.
Video đang HOT
Janette Briseno và Judith Briseno. Ảnh: Good Morning America.
Hiệu trưởng Gerald Sarpy đánh giá cặp sinh đôi là đại diện “tuyệt vời và xứng đáng” cho trường cùng những học sinh chăm chỉ, biết tận dụng cơ hội. “Sau ba năm trung học, các em thật sự đã trưởng thành hơn, không chỉ về mặt học thuật mà cả trong tính cách, suy nghĩ. Chúng tôi tự hào vì những gì các em đã làm. Kết quả Janette và Judith giành được hoàn toàn xứng đáng”, thầy Gerard nói.
Judith cho biết em và Janette là những người nhập cư không đầy đủ giấy tờ cần thiết. Điều này đặt ra thách thức cho hai chị em nếu muốn nhận hỗ trợ tài chính khi học đại học, dù cả hai mang quốc tịch Mỹ. Sắp tới, cặp song sinh dự định theo học Đại học Texas A&M, đặt mục tiêu theo đuổi ngành Y và trở thành bác sĩ.
Tốt nghiệp mùa Covid-19
Không lễ hội trường, cũng không tiệc chia tay thời cắp sách đến trường, nhiều chàng trai cô gái tuổi mười tám không được diện phục trang sang trọng lên nhận bằng tốt nghiệp trung học. Đây là hiện thực những ngày cuối niên học này tại nhiều nước châu Âu.
Tại Đức, các trường đã mở cửa trở lại từ tháng 5, nhưng tùy bang và tiểu bang. Khoảng 4 tuần nữa sẽ kết thúc năm học, trường chỉ chú trọng dạy môn cơ bản, bỏ các giờ thể dục thể thao. Trẻ đi học phải đeo khẩu trang, cha mẹ hầu như ngày nào cũng phải ký vào giấy xác nhận con khỏe mạnh, không bị tiêu chảy và sốt.
Chị Kim Oanh và con gái dự lễ tốt nghiệp trung học của Minh Quang ở thành phố Malm, Thụy Điển
Cụ thể, ở tiểu bang Sachsen, các lớp học chia đôi, nửa lớp đi học tuần này thì tuần sau nghỉ để nửa lớp còn lại học tiếp. Chị Phạm Thị Thu Hiền có 3 con đang học lớp 4 (tiểu học), lớp 8 và lớp 12 (hệ trung học) kể: "Thương con trai quá, vì năm nay cháu tốt nghiệp lớp 12. Thông thường, lễ tốt nghiệp trung học được tổ chức rất lớn, các con diện trang phục rực rỡ như thi hoa hậu vậy. Bộ comple cho con mẹ đã sắm, mẹ cũng tự chuẩn bị váy áo đẹp để dự ngày quan trọng trong cuộc đời con. Nhưng hôm nay truyền hình đưa tin có thành phố tại Đức bị nhiễm lại Covid-19, một người chết, các trường ở thành phố đó lại đóng cửa. Chẳng biết cả nước Đức có làm lại cách ly từ đầu không nữa".
Pieter, con trai lớn của chị Hiền, đang học Trường Christianweiser Gymnasium thuộc vùng Zittau. Lớp cuối cấp có khoảng 100 học sinh đã chuẩn bị chương trình bế giảng rất công phu. Riêng Pieter học đàn clavia suốt 5 năm qua, dự kiến chơi hai bản nhạc đặc biệt cho lễ tốt nghiệp ngày 4-7-2020. Nhưng Pieter vừa thông báo với mẹ rằng trường quyết định hủy tổ chức lễ tốt nghiệp rồi.
Quy định hiện tại cho phép tụ tập không quá 50 người và phải đảm bảo giãn cách xã hội 1,5m. Zittau là làng nhỏ, không dễ tìm được hội trường to để tổ chức lễ tốt nghiệp lớn cho các con. Vì sức khỏe chung, đành vậy. Chị Hiền dự định làm bữa tiệc gia đình nhỏ chúc mừng con. Con có thể mời một vài bạn thân dự. Và quan trọng nhất là chúc Pieter có kết quả thi tốt vào ĐH chuyên về chế tạo máy móc ngay tại Zittau.
Ở châu Âu, lễ tốt nghiệp trung học (tương đương lớp 12) được coi trọng và tổ chức lớn hơn cả lễ tốt nghiệp đại học. Bởi không phải học sinh nào cũng đủ sức hoặc muốn lên tiếp đại học. Tháng 9 tới, các em sẽ thực sự chia tay nhau, người học tiếp, người vào thẳng thị trường lao động. Cùng lứa tuổi với Pieter, nhưng Minh Quang học Trường Bladin International School ở thành phố Malm (Thụy Điển) đã có lễ tốt nghiệp trung học vui vẻ, ấm áp, xúc động trong phạm vi nhỏ ngày 5-6 vừa qua.
Thụy Điển cũng đóng cửa các trường trung học, đại học trong 3 tháng cao điểm dịch Covid-19 hoành hành tại châu Âu và hủy các kỳ thi quốc gia. Riêng khối mẫu giáo, tiểu học vẫn đi học bình thường. Tháng 6 hàng năm là mùa người Thụy Điển tổ chức lễ tốt nghiệp tưng bừng cho học sinh. Student kostym được các cửa hàng bày bán sẵn, giá khoảng 250 USD/bộ. Đây là kiểu đồng phục chuyên cho lễ tốt nghiệp trung học với 3 màu chủ đạo xanh, vàng và trắng - cũng là màu cờ Thụy Điển.
Chị Trần Kim Oanh, mẹ của Minh Quang, kể: "Nếu không có Covid-19, các gia đình còn tổ chức sự kiện tốt nghiệp lớp 12 của con to như tiệc cưới. Họ mời nhiều khách dự, bắn pháo hoa tưng bừng, coi như lễ trưởng thành của con. Nhưng năm nay, các hoạt động này đều phải hỏi ý kiến thành phố. Nhà trường phải làm đúng luật. Quy định cấm tụ tập quá 50 người nên trường tổ chức tốt nghiệp trong phạm vi lớp thôi. Lớp Minh Quang chỉ có 15 học sinh, hôm tốt nghiệp 3 em bị ốm cũng không được đến dự. Các thầy cô dùng khuỷu tay chạm vào nhau thay cho việc ôm hôn chúc mừng. Lễ diễn ra quy mô nhỏ nhưng các con rất vui vì không khí long trọng".
Đối với nhiều người gốc Việt ở châu Âu, sống sót qua đại dịch đã là phúc lớn. Bởi vậy, có hay không có lễ tốt nghiệp, quy mô lớn hay nhỏ, niềm hạnh phúc nhất của những người mẹ lúc này vẫn là được nhìn thấy con bước sang trang mới của cuộc đời.
Hành trình từ cậu thiếu niên vô gia cư đến thủ khoa phổ thông khiến nhiều người ngưỡng mộ Dù có hoàn cảnh khó khăn, Martin Folsom, 18 tuổi vẫn nỗ lực không ngừng và tốt nghiệp với số điểm cao nhất lớp. Từ khi còn nhỏ, Martin Folsom, 18 tuổi, đến từ Jacksonville, Florida và mẹ, bà Melva thường xuyên sống trong tình trạng 'màn trời chiếu đất'. Hiểu được những khó khăn mà mình phải đối mặt, Folsom cố gắng...