Cập nhật từng phút: VKS đề nghị xử Luyện 18 năm tù
Từ khu vực thân nhân gia đình bị hại, nhiều người đã hô “tử hình Lê Văn Luyện”. Mặt Lê Văn Luyện lúc này vẫn lạnh tanh.
10h50: Lúc này, từ khu vực thân nhân gia đình bị hại, nhiều người đã hô “tử hình Lê Văn Luyện”. Mặt Lê Văn Luyện lúc này vẫn lạnh, không một chút xúc cảm.
Nghe lời biện hộ từ phía luật sư, người nhà nạn nhân đã phản ứng với mức án đề nghị 18 năm tù cho Lê Văn Luyện. “Tôi không cho rằng pháp luật không nghiêm mà do giáo dục không tốt”, luật sư Ngọc nói.
LS Ngọc tiếp tục đưa ra những thông tin về việc áp dụng luật hình sự đối với các đối tượng chưa đủ 18 tuổi. Có trường hợp chỉ thiếu có 1 ngày cũng không thể xử tử được. “Luyện phạm tội khi chưa phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lý. Pháp luật chúng ta không phải là giết người đền mạng mà chính là phải cảm hóa tội phạm. Luật pháp nước ta cũng phù hợp với công ước quốc tế khi không tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội”.
“Tôi thực lòng mong muốn trong phiên tòa này, Luyện phải thực sự ăn năn hối cải. Sau khi ra tù phải là một người có lương tri”.
10h34: Luật sư Nguyễn Bá Ngọc bào chữa cho Luyện cùng với luật sư Phạm Xuan Anh nói: “trước khi bào chữa, tôi xin bày tỏ sự chia sẻ của mình tới gia đình người nhà bị hại. Tôi hy vọng đau thương sẽ qua đi”. Luật sư Ngọc nói: “Bản luận tội của đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang là hoàn toàn xác đáng. Đây là hành vi cần phải trừng trị một cách nghiêm khắc. Theo luật định, hình phạt không quá 18 năm tù và đây không phải là trường hợp các biệt”.
10h24: Luật sư Phạm Xuân Anh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Lê Văn Luyện nói: “Tôi đồng tình với đề nghị của đại diện VKS. Tôi phân tích lý do: bị cáo sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân làm ăn lương thiện nhưng được nuông chiều, cái này do sự buông lỏng của gia đình. Đây là hậu quả tất yếu do các trò chơi trên mạng. Lê Văn Luyện là sự minh chứng cho điều này.
Vụ án xảy ra đã gây bức xúc cho mọi người. Tuy nhiên, do Luyện phạm tội khi chưa đầy 18 tuổi (17 tuổi 10 tháng 6 ngày) nên không bị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình và không chịu quá 18 năm tù”.
Video đang HOT
Đại diện Viện kiểm sát nhắc lại: Hành vi phạm tội của bị cáo Luyện được xác định là đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả lớn. Luyện được đại diện VKS đề nghị cho hưởng một tình tiết giảm nhẹ tội là thành khẩn khai báo. Bị cáo Nghi sang Trung Quốc đưa Luyện về, được hưởng tình tiết giảm nhẹ lập công chuộc tội.
Do thời điểm gây án, Luyện đang ở độ tuổi vị thành niên, đại diện VKS đề nghị HĐXX mức hình phạt 18 năm tù giết người, 18 năm cướp, 6 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt chung là 18 năm đối với Luyện, bồi thường 325 triệu đồng và trợ cấp nuôi cháu Bích với mức 1 triệu đồng/tháng. Các bị cáo khác như Miên, Hồng, Định, Nghi, Hợp, Lược lần lượt bị đề nghị phạt tù: 42 – 48 tháng, 24- 30 tháng tù, 18 – 24 tháng tù, 15 – 18 tháng treo, thử thách 36 tháng, 15 – 18 tháng tù và 9 – 12 tháng tù treo.
10h15: Viện kiểm sát cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo Luyện là đặc biệt nghiêm trọng nên phải nhận mức án nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật. Riêng bị cáo Nghi đã có hành vi dẫn Luyện từ Trung Quốc trở về nên viện kiểm sát đề nghị tòa áp dụng hình thức giảm nhẹ là lấy công chuộc tội.
Tuy nhiên, do Luyện phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nên mức phạt cao nhất chỉ là 18 năm tù.
10h05: Đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang cho rằng lời khai của Luyện là phù hợp với lời khai tại cơ quan công an. Có đủ cơ sở kết luận Luyện phạm tội giết người với các tình tiết tăng nặng: giết người, giết trẻ em, giết người một cách man rợn và giết người để thực hiện hành vi phạm tội khác.
Đứng nghe bản luận tội của Viện kiểm sát, Lê Văn Luyện cúi đầu im lặng, hai tay đan vào nhau.
9h49: Tòa kết thúc phần xét hỏi, bước sang phần tranh luận với phần trình bày quan điểm luận tội của Viện kiểm sát.
9h49: Chủ tọa hỏi Lê Văn Luyện: “bị cáo đã nghe gia đình bị hại yêu cầu bồi thường 1,63 tỷ, trợ cấp cháu Bích suốt đời, bị cáo có suy nghĩ thế nào về ý kiến này?”. “Bị cáo đồng ý bồi thường”.
9h43: Bà Đinh Thị Nhi trả lời câu hỏi của luật sư phía bị hại: “Tôi thường trông nhà cho em tôi. Tôi hay ở đó và thấy: em rể tôi đeo túi lên tầng 2 và sáng mang xuống bày hàng. Nhưng sau khi vụ án xảy ra lại không thấy đâu nữa. Cáo trạng không đưa tình tiết cái túi này vào”.
Bà Nhi mô tả chiếc túi màu “trắng nhờ nhờ và có kẻ ô”. Chủ tọa hỏi: “bà có chứng cứ nào để chứng minh có cái túi đó?”. “Tôi căn cứ cứ”.
Theo Giáo Dục VN
Vì sao tôi sợ Lê Văn Luyện hơn Nguyễn Đức Nghĩa?
Sáng 10/1, tại phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện người nhà bị hại cùng hàng nghìn người dân theo dõi vô cùng phẫn nộ, uất ức, nhiều người không kìm nổi cảm xúc liên tục gào thét đòi tử hình Lê Văn Luyện để đòi lại công bằng. Tuy nhiên càng căm phẫn Luyện bao nhiêu thì đáp lại "cơn bão" đó Luyện càng tỏ ra dửng dưng, lạnh lùng hơn bao giờ hết.
Mặc dù phiên tòa chưa chính thức kết thúc nhưng dường như bất kể ai cũng nhận thức được rằng bản án mà Luyện phải đối mặt cao nhất cũng chỉ 18 năm tù theo khung pháp lý hiện hành của pháp luật Việt Nam vì Lê Văn Luyện chưa đủ tuổi vị thành niên khi gây án.
Cả nhà kêu gào đòi tử hình Lê Văn Luyện để đòi lại công bằng
Theo TS Nhà giáo ưu tú, Th.S Trần Đức Thìn - nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội thì mức phạt cao nhất dành cho Luyện không quá 18 năm tù.
Đây cũng là nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy giáo dục là nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
Nếu đánh giá thuần túy về mặt xã hội, mức án đó không gọi là tương xứng với tội ác mà Luyện đã gây ra. Bởi xã hội người ta đòi hỏi cao hơn thế. Nếu xét về hành vi man rợ như vậy, thì mức án lên đến tử hình mới đúng.
Nhưng khi xử án, tòa án cũng căn cứ vào quy định của luật pháp chứ không căn cứ vào dư luận xã hội, căn cứ vào những cảm nhận của chúng ta về những vấn đề xã hội được. Vậy cho nên không thể áp dụng tử hình với Luyện.
Tinh thần thượng tôn pháp luật, tôi cho rằng không tử hình Luyện là đúng, nhưng với Luyện bản án nào mới là thích đáng? Tội ác kinh hoàng của Lê Văn Luyện khiến cho người ta nhớ đến kẻ giết người ghê rợn Nguyễn Đức Nghĩa mới xảy ra hơn một năm về trước.
Nhiều người nói rằng hành động của Nguyễn Đức Nghĩa ghê tởm hơn rất nhiều nhưng tôi lại nghĩ hơi khác.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng " vụ Nghĩa có định mưu. Nghĩa lạnh lùng, đặc biệt là cái lạnh lùng của người có tri thức, học hành và đã đạt được những giá trị nhất định. Trong khi đó, Luyện ở tầng thấp hơn, học hành ít hơn, thậm chí độ trưởng thành chưa chín."
Đồng quan điểm trên Th.S Thìn nói "Nếu thử làm một phép so sánh trong trường hợp của Lê Văn Luyện với Nguyễn Đức Nghĩa thì thấy ngay một điều khác biệt giữa hai đối tượng này. Bởi vì Nghĩa là người đã thành niên, chín chắn, có học, có nhận thức rất đầy đủ mà vẫn phạm tội như vậy thì mức án lên như vậy là hoàn toàn có lý. Còn Luyện ít học, giáo dục chưa đến nơi đến chốn, tuổi còn non trẻ, nên luật pháp quy định thế nào sẽ áp dụng đúng như vậy"
Với Nghĩa và Luyện cả 2 đối tượng này đều là những kẻ giết người ác độc, tội ác của chúng là không thể dung tha gây nên căm phẫm cho gia đinh nạn nhân cho xã hội. Mặt khác đó cũng thể hiện sự xuống cấp của một bộ phận thanh niên trong xã hội.
Nguyễn Đức Nghĩa bật khóc khi nói lời sau cùng tại tòa
Tuy nhiên trong phiên tòa xử Nghĩa, người ta nhận thấy thái độ ăn năn, hối hận dẫu biết rằng điều đó không thể cứu vãn được gì nữa.
Còn nhớ khi mới bước vào xử án, Nghĩa đã bị ngất vì tụt huyết áp. Sau khi được cấp cứu hồi tỉnh, Nghĩa đã tâm sự với một thẩm phán: "Những lời cháu nói bây giờ không có ý nghĩa gì với người đã chết nhưng nó có ý nghĩa với những người đang sống.
Cháu xin tạ tội với nạn nhân và gia đình cô ấy. Còn với bố mẹ cháu, cháu tin rằng, trước khi chết, cháu sẽ được gặp lại cha mẹ mình và cháu sẽ nói điều ấy với riêng cha mẹ cháu, vì những điều đó thuộc về đời tư của cháu".
Lời sau cùng Nghĩa nói khi kết thúc phiên tòa Nghĩa đã bày tỏ về sự ăn năn hối lỗi của mình.
Trở lại vụ án thảm sát tiệm vàng ở Bắc Giang, khi Luyện bị bắt, không ai có thể ngờ một cậu bé chưa đủ tuổi thành niên được cho là "hiền lành" này lại gây nên tội ác tày trời đến như vậy. Học hết lớp 9, Luyện bỏ đi làm thuê và sa vào game online. "Món ăn" Luyện ưa thích nhất trên "mạng" là trò chơi "Kiếm thế" .
Trong cách nói của Luyện có phần ngây ngô, lộn xộn .So với hôm bị bắt, ở trong trại giam Luyện béo hơn hẳn "Vào đây ăn ngủ như lợn, có gì mà không tăng cân hả chú?".
Hắn bình thản, dửng dưng trước ngày xử án điều duy nhất Luyện hối hận là đã làm liên lụy đến bố mẹ , họ hàng và cũng vì hắn mà đứa em củaLuyện đã phải bỏ học.
Liên quan đến vụ thảm sát, luyện khai nhận rành mạch, lạnh lùng khiến nhiều người thấy rợn người, chua xót. Hắn cũng không tỏ bất cứ một thái độ nào khác biệt, bình tĩnh, không vui cũng chẳng buồn. Hỏi hắn, với tội trạng của mình, hắn thấy mức án nào là phù hợp, Luyện không ngần ngại: "Tội của em, bắn cũng được".
Nhắc tới gia đình, tới những người vì hắn mà liên lụy, Luyện bật khóc. Hắn chỉ vui mà cởi mở khi nhắc đến các mối tình đã qua, cả mối tình đơn phương dang dở.
Rồi đến khi được hỏi, ra tù có sợ đối mặt với dư luận xã hội và có dự định chuyển đi nơi khác sinh sống không? Luyện nói: "Cháu sẽ sống cuộc sống bình thường và không thấy có lý do gì để phải rời khỏi quê hương. "
Thái độ của Lê Văn Luyện phiên xét xử ngày 10/1
Đến sáng nay, khi bắt đầu phiên tòa xét xử cuộc đời mình, xét xử tội lỗi mà chính mình gây ra thái độ của Luyện vẫn giữ một thái độ bình thản từ khi bước vào phòng xử án đến khi kết thúc buổi làm việc cuối chiều
Với tội ác gây ra nhưng Luyện vẫn tỏ ra không hề hối hận, sợ hãi về tội ác mình gây ra, đặc biệt không quan tâm tới mức án phải chịu.
Điều gì khiến phản ứng của Luyện lại như vây?
Luyện phó mặc biết mình như thế rồi cũng không làm khác được nữa, nên có tâm lý muốn ra sao thì ra hay Luyện biết mình chưa thành niên phạm tội, biết rõ luật pháp không tử hình mình, nên anh ta bình thản?
Chính cái thái độ "dửng dưng" này của Luyện khiến người ta ghê rợn, sợ hãi. Liệu rằng có phải Luyện ít học thì không nhận thức hết được tội lỗi mà mình gây ra.
Có học, có nhận thức không liên quan gì đến chuyện giết người bởi tình yêu thương bản thân mình, yêu thương những người xung quanh là bản năng của con người chứ không ai dậy và không phải học.
Em Đăng Ngoc Minh Tâm, 3 tuôi ở tổ 14, khu phố Hải Hoà, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) còn biết lấy thân mình che cho em khỏi bị ong đốt cũng đâu cần phải học hay dạy?
Theo Phunutoday
Cập nhật từng phút: Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện sáng 11/1 Gia đình bị hại tiếp tục khẳng định nạn nhân bị mất chiếc túi chuyên đựng tiền, vàng. Điều này không được ghi trong hồ sơ vụ án. 9h43: Bà Đinh Thị Nhi trả lời câu hỏi của luật sư phía bị hại: "Tôi thường trông nhà cho em tôi. Tôi hay ở đó và thấy: em rể tôi đeo túi lên tầng...