Cập nhật trọn bộ ‘bí kíp’ xét tuyển học bạ vào UEF năm 2019
Năm 2019, xét tuyển học bạ vẫn là phương thức nổi bật được nhiều trường đại học trên cả nước áp dụng, trong đó có trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF). Để có thể gia tăng cơ hội trúng tuyển đại học, các bạn thí sinh ngại gì không cập nhật trọn bộ ‘bí kíp’ xét tuyển vào UEF?
Xét tuyển học bạ tại UEF cần những điều kiện gì?
Xét tuyển là một trong ba phương thức tuyển sinh đại học năm 2019 của UEF. Đây là hình thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập trong năm lớp 12 của các bạn thí sinh. Xét tuyển học bạ là phương thức giúp giảm áp lực thi cử hiệu quả. Thí sinh có thể tận dụng chính quá trình học tập THPT của mình để có thêm cơ hội vào đại học.
Để đăng ký xét tuyển vào UEF, thí sinh cần đảm bảo điều kiện: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển từ 18.0 điểm trở lên đối với trình độ đại học.
Cập nhật ngay ‘bí kíp’ xét tuyển học bạ vào UEF để nắm bắt cơ hội trúng tuyển đại học
Ví dụ: Nếu thí sinh xét tuyển học bạ vào Đại học ngành Kế toán (7340301) với tổ hợp môn A01 (Toán – Lý – Tiếng Anh), cách tính điểm như sau:
(Điểm trung bình môn Toán lớp 12 Điểm trung bình môn Lý lớp 12 Điểm trung bình môn Tiếng Anh lớp 12)>= 18.0
Nộp hồ sơ xét tuyển học bạ cần chuẩn bị những gì?
Video đang HOT
Để đăng ký xét tuyển học bạ vào UEF, các bạn thí sinh cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau: Đơn xét tuyển học bạ lớp 12 (theo mẫu của Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM); Bản photo công chứng học bạ THPT; Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời; Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Cận cảnh hồ sơ xét tuyển học bạ tại UEF
Sau khi hoàn tất hồ sơ, thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện về địa chỉ: Văn phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), 276 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Lệ phí tuyển sinh: 30.000 đồng/hồ sơ. UEF nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 – năm 2019 từ ngày 2/5 đến 30/6.
Những ưu thế của việc xét tuyển học bạ vào UEF
Bạn biết không, học bạ chính là ‘con số biết nói’ giúp thí sinh dễ dàng xác định được môn học thế mạnh, ứng với ngành học yêu thích, từ đó nắm bắt thêm cơ hội trúng tuyển đại học. Không những thế, phương thức này còn giúp các bạn giảm được áp lực thi cử. Một số trường công bố kết quả sớm giúp thí sinh an tâm hơn và có những hướng chọn lựa để giấc mơ vào đại học không bị gián đoạn.
Xét tuyển học bạ vào UEF thí sinh còn có cơ hội nhận nhiều học bổng hấp dẫn
Tại UEF, xét tuyển học bạ là một trong ba phương thức tuyển sinh của trường năm 2019. Sinh viên trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ và xét điểm thi THPT đều được học tập trong môi trường quốc tế với chương trình song ngữ, thụ hưởng những dịch vụ tiện ích học tập chất lượng cao. Đặc biệt, sinh viên có nhiều cơ hội tham quan học tập thực tế tại doanh nghiệp, xuất ngoại học tập tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Không những thế, khi xét tuyển học bạ vào UEF, thí sinh sẽ có cơ hội nhận được các suất học bổng hấp dẫn không giới hạn số lượng trị giá 25%, 50%, 100% học phí. Đặc biệt, khi trúng tuyển vào 6 ngành học: Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Công nghệ truyền thông, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Quan hệ quốc tế các bạn sẽ nhận ngay học bổng 40% học phí toàn khóa học.
PV
Theo baodatviet
Thêm nhiều trường đại học "tuyên chiến" với rác thải nhựa
Thời gian gần đây, các trường đại học liên tục đẩy mạnh chiến dịch nói "không" với rác thải nhựa, ban hành quy định ngưng sử dụng chai nhựa, ống hút nhựa,... Cũng có trường tuyên chiến với vấn đề rác thải nhựa bằng cách đưa vào quá trình học thực tế.
Mới đây, trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM đưa vấn đề giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa và nilon vào quá trình học tập thực tế của sinh viên bằng những dự án vì cộng đồng. Cụ thể, nhà trường tiến hành công bố các đề tài của môn học Thiết kế dự án - Project Design (PD) chủ đề "Môi trường" với hơn 40 đề tài tham gia của 380 sinh viên. Đây là cách trường đã góp thêm tiếng nói cho chiến dịch giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường sống, trước tiên là trong cộng đồng sinh viên ngay ở trường.
Sinh viên trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM trình bày dự án giảm thiểu rác thải ra môi trường
Hàng loạt đề tài thiết thực như "Người dân sử dụng quá nhiều túi nhựa (túi nilon) và thải ra gây ô nhiễm môi trường ở các chợ quận Bình Thạnh", "Chiến dịch tuyên truyền sử dụng túi môi trường tại chợ Thị Nghè", "Người dân Bình Thạnh sử dụng quá nhiều chai dầu ăn bằng nhựa và vứt bừa bãi", "Giảm thiểu rác thải nhựa trong các sinh hoạt hàng ngày",... các sinh viên đã thể hiện được sức sáng tạo, góc nhìn đa chiều về thực trạng môi trường sống cũng như trách nhiệm vì cộng đồng của thế hệ trẻ.
Dựa trên tiêu chí về tư duy sáng tạo, tính ứng dụng cao trong thực tiễn xã hội, Nhà trường đã chọn ra 6 đề tài xuất sắc nhất trong phiên công bố, đồng nghĩa với việc các nhóm đã gặt hái về những điểm số cao cho môn học này.
Không dừng lại ở việc tuyên truyền, đây cũng là môn học mang lại điểm số cho sinh viên
Bên cạnh đó, tháng 6 tới đây, trung tâm kết nối cộng đồng của nhà trường cũng triển khai dự án mang tên "Nâng cao nhận thức của giảng viên, sinh viên UEF về rác thải không phân hủy".
Những năm qua, tại các tầng lầu của nhà trường đều bố trí các bình nước nóng lạnh và ly để sinh viên uống, việc này sẽ giúp cho sinh viên hạn chế việc mua nước chai và ống hút từ các quán vào nhà trường. Đối với cán bộ, nhân viên của nhà trường, đa phần các thầy cô đều mang theo bình giữ nhiệt, chai đựng nước để mua nước uống từ các quán hoặc lấy nước từ bình nước nóng lạnh để sử dụng.
Tiến sĩ Hồ Viễn Phương, Chánh Văn phòng trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM cho biết: "Từ kết quả đạt được của các đề tài, dự án đã triển khai, nhà trường sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, giảng viên, sinh viên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, ít độc hại để thay thế dần cho các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Tất cả sẽ chung tay giúp trường trở thành trường học thân thiện với môi trường".
Cách đây không lâu, trường ĐH Mở TPHCM ra quyết định không sử dụng ước uống đóng chai nhựa, ống hút nhựa, các vật dụng như ly, dĩa, muỗng sử dụng một lần bằng nhựa trong tất cả các cuộc họp tại trường từ ngày 5/5/2019. Trường cũng tặng bình nước uống sử dụng được nhiều lần cho cán bộ, viên chức, giảng viên.
Nhà trường khuyến khích sinh viên, giảng viên, nhân viên mang theo bình nước uống cá nhân hoặc sử dụng nước trà do phòng hành chính quản trị phục vụ.
Lãnh đạo trường ĐH Mở TPHCM cho biết dù thời gian qua trường đã triển khai các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường tuy nhiên, thực tiễn rà soát các hoạt động tại trường cho thấy mỗi năm trung bình các hoạt động sử dụng nước đóng chai như sự kiện, họp, lớp học... đã thải ra môi trường 124.920 chai nhựa. Chính từ thực tế đó, nhà trường đã thống nhất với cán bộ, giảng viên trong trường có biện pháp cụ thể hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường là ngừng sử dụng các vật dụng khó phân huỷ khác.
Lê Phương
Theo Dân trí
Thủ khoa Học viện Hậu cần đến từ Hoà Bình đã nhập học tại Trường ĐH FPT "Thủ khoa" khi thi vào Học viện Hậu cần dù bị hạ 9,65 điểm so với điểm công bố lần đầu nhưng vẫn đủ điều kiện học tại Trường ĐH FPT vì trường này xét tuyển học bạ. Thí sinh Hoà Bình đã nhập học tại trường FPT Trường ĐH FPT cho biết đã nhận được công văn của Sở GD-ĐT Hòa Bình...