Cập nhật tiến bộ công nghệ và nghiên cứu trong y học chính xác
Hội nghị với 40 báo cáo khoa học mang tính chuyên sâu, cập nhật những tiến bộ mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư như: Điều trị miễn dịch, trí tuệ nhân tạo trong y học…
Bệnh nhân cùng người nhà tham gia buổi sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ về ung thư. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Ngày 19/8, hội nghị quốc tế Transmed lần thứ 4 về những tiến bộ công nghệ và nghiên cứu lâm sàng trong y học chính xác được tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai thu hút trên 30 chuyên gia hàng đầu quốc tế và trên 500 đại biểu là các thầy thuốc, nhà nghiên cứu về ung thư, sinh học phân tử, tế bào gốc…
Phó giáo sư Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hội nghị với 40 báo cáo khoa học mang tính chuyên sâu, cập nhật những tiến bộ mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư như: Điều trị miễn dịch, trí tuệ nhân tạo trong y học; Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc, tế bào iPS, Gen trị liệu và công nghệ CRISPR/Cas9 và Thực hành lâm sàng điều trị miễn dịch ung thư.
Hội nghị quốc tế Transmed được tổ chức hàng năm tại Việt Nam với mục tiêu cập nhật các tiến bộ, công nghệ mới và các thành tựu toàn cầu trong lĩnh vực gen, tế bào gốc.
Hội nghị cũng tập trung vào việc thúc đẩy nâng cao năng lực, hợp tác nghiên cứu quốc tế với các bệnh viện và phát triển sự nghiệp cho thế hệ khoa học trẻ.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng là nơi để các nhà quản lý bệnh viện, các chuyên gia trong trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về tiến bộ mới trong công nghệ gen và tế bào gốc, hiệu quả và ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư./.
Theo Vietnamplus
Ăn thường xuyên những loại thực phẩm này, bạn dễ bị ung thư
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JNCI Cancer Spectrum vào tháng 5 năm 2019, chế độ ăn uống kém lành mạnh là nguyên nhân thúc đẩy các chẩn đoán ung thư lên con số hơn 80.000 tại Mỹ.
Video đang HOT
Theo Stacy Kennedy, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Ung bướu Dana-Farber, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật và phòng tránh ung thư.
Ung thư không phân biệt đối xử nhưng nếu có thói quen tiêu thụ nhiều loại thực phẩm tự nhiên và kiểm soát khẩu phần ăn chặt chẽ, bạn ít có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Để đạt được sự cân bằng trong chế độ ăn uống, bạn cần hạn chế 10 loại thực phẩm dưới đây:
Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật và phòng tránh ung thư.
Thực phẩm có dinh dưỡng thấp
Một nghiên cứu vào năm 2018 với sự tham gia của 471495 người tại Viện nghiên cứu Pháp, Paris cho thấy, những người thường ăn thực phẩm dinh dưỡng thấp có nguy cơ mắc bệnh như ung thư đại trực tràng, ung thư đường tiêu hóa, dạ dày và ung thư phổi.
Thực phẩm dinh dưỡng thấp đồng nghĩa với thức ăn "không lành mạnh" vì chúng cung cấp rất nhiều calo. Theo thông tin từ Trường Y Harvard T.H. Chan, thực phẩm đã qua chế biến, đồ uống có đường, ngũ cốc tinh luyện, đường tinh luyện, thực phẩm chiên giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa nằm trong danh sách này.
Thịt chế biến sẵn
Vào năm 2015, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng và salami đều gây ung thư. Elizabeth Platz, chuyên gia y khoa, nhà dịch tễ học kiêm chuyên viên nghiên cứu về ung thư tại Trung tâm Ung bướu Sidney Kimmel trực thuộc Đại học Johns Hopkins khẳng định, loại thịt này với thịt đỏ có mối liên hệ mật thiết với bệnh ung thư. Nguyên nhân là do natri được sử dụng để bảo quản các amin trong thịt có khả năng tạo thành các hợp chất gây ung thư và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng và salami đều gây ung thư.
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu có khả năng gây ung thư. Theo WHO, dù nghiên cứu vẫn còn hạn chế, các nhà khoa học đã chỉ ra được ăn thịt đỏ là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, thói quen này cũng có mối liên hệ với ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, thịt đỏ vẫn là nguồn cung cấp protein, vitamin B và sắt tuyệt vời nếu bạn biết kiểm soát khẩu phần ăn.
Thịt nướng
Khi tất cả các loại thịt, bao gồm thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn, được nấu ở nhiệt độ rất cao, chúng sẽ giải phóng các hóa chất có liên quan đến ung thư.
Chuyên gia Kennedy khuyến cáo, mọi người nên thường xuyên lật thịt trong quá trình nướng và tránh ướp đường hoặc thêm gia vị sau khi nấu.
Rượu
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc ung họng, thanh quản, thực quản, gan, đại tràng và trực tràng. Nguyên nhân là do thức uống này phá hủy chức năng tự thay thế của tế bào, từ đó gây đột biến. Theo nghiên cứu, phụ nữ uống một ly rượu mỗi ngày cũng có thể dẫn tới ung thư vú.
Thực phẩm đã qua chế biến
Một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí BMJ đã chỉ ra mối liên kết giữa thực phẩm đã qua chế biến như bánh mì được sản xuất số lượng lớn với bệnh ung thư. Theo ACS, những người sử dụng nhiều thức ăn này có nguy cơ bị thừa cân. Béo phì thường dẫn tới tình trạng trào ngược axit dạ dày và đôi khi làm đột biến xảy ra trong lúc các tế bào sao chép. Chất béo trong thực phẩm đã qua chế biến còn gây mất cân bằng hormone, thúc đẩy ung thư vú và bệnh lạc nội mạc tử cung.
Tạp chí BMJ đã chỉ ra mối liên kết giữa thực phẩm đã qua chế biến như bánh mì được sản xuất số lượng lớn với bệnh ung thư.
Đồ hộp
Một nghiên cứu trên Tạp chí Environmental Research cho thấy, những người ăn nhiều thực phẩm đóng hộp sở hữu Bisphenol A (BPA) trong nước tiểu cao. BPA là chất có mối liên hệ với ung thư vú, tuyến tiền liệt và buồng trứng.
Trà nóng và cà phê
Một số nghiên cứu và báo cáo gần đây của Tạp chí Internal Medicine cho thấy, các đồ uống nóng như trà hoặc cà phê ảnh hưởng lớn tới thực quản của con người. Trên thực tế, kích thích nhiệt có lẽ là yếu tố thường xuyên nhất dẫn đến ung thư thực quản. Nhiệt độ cao sẽ làm chết các tế bào hoặc khiến chúng đột biến dẫn tới ung thư.
(Nguồn: Livestrong)
Theo afamily
Nữ bác sĩ bệnh viện Răng Hàm Mặt lấy da tay làm "lưỡi mới" cho bệnh nhân ung thư Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính ở lưỡi (phải cắt khoảng 1/2 lưỡi), bệnh nhân được nữ bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung (bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội) lấy vạt da ở tay để tạo hình thành một chiếc lưỡi mới với đầy đủ chức năng nói, nuốt... Thông thường, bệnh nhân ung thư lưỡi sẽ...